Kinh tế-Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2017 2019​ (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Bình Chánh

3.1.2. Kinh tế-Xã hội

* Lĩnh vực kinh tế

Kinh tế huyện tiếp tục phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ duy trì mức tăng trưởng cao và tiếp tục giữ vai trò là động lực tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GTSX giá so sánh năm 2010 trên địa bàn Huyện tăng so với năm 2018 và tăng đều ở 3 lĩnh vực : Nông, lâm, thuỷ sản; Công nghiệp - xây dựng và Thương mại dịch vụ . Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) thực hiện năm 2019 là 56.637,261 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (56.637,261tỷ đồng /56.626,580 tỷ đồng) tăng 20.7% so với cùng kỳ năm 2018 (Trong đó ngành Nông- Lâm - Thuỷ sản 1.121,756 tỷ đồng, tăng 5,9%, ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng 46.124,059 tỷ đồng, tăng 21,1%, ngành Thương mại - Dịch vụ 9.391,446 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ .

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghệ - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng dần và giữ vai trò là động lực tăng trưởng chính, ngành nông lâm thuỷ sản có xu hướng giảm dần. Giá trị sản xuất ước thực hiện năm 2019 (theo giá hiện hành) là 79.889,064 tỷ đồng, trong đó ngành nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng 2,5% (1.997,227 tỷ đồng), ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 17,6%

(14.060,475 tỷ đồng, ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 79,9% (63.831,362 tỷ đồng)

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ thực hiện năm 2019 là 9.391,4 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch (9.391,4 tỷ đồng /9.383,4 tỷ đồng) tốc độ tăng trưởng 20,6% so với cùng kì năm 2018 (chiếm tỷ trọng 17,6%).

Giá trị sản xuất ngành kinh doanh bất động sản thực hiện năm 2019 đạt 1.409,6 tỷ đồng tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2018 (chiếm tỷ trọng 18,1%).

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ vận tải - cảng - kho - bãi ước thực hiện năm 2019 đạt 708,8 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018 chiếm tỷ trọng 9,1% .

Giá trị sản xuất ngành giáo dục và y tế thực hiện năm 2019 đạt 124,7 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2018 (chiếm tỷ trọng 1,7%).

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dần sang hướng nông nghiệp đô thị, các cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả được sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương như hoa lan, mai vàng, cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn,...

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn huyện là đúng hướng, thích ứng với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa nhanh của một vùng ven. Trong những năm tới khi quá trình công nghiệp hóa đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, cần tiếp tục phát huy lợi thế của các hoạt động thương mại dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng khu vực này trong cơ cấu kinh tế, đồng thời từng bước giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Có như vậy, nền kinh tế của huyện mới phát triển cân đối, bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của huyện.

* Công tác xúc tiến từ thương mại và đầu tư

- Rà soát, xây dựng cẩm nang thu hút đầu tư trên địa bàn huyện; kiện toàn tổ xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch trên địa bàn huyện Bình Chánh.

-Triển khai kế hoạch vận động, hướng dẫn các hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch trên địa bàn.

- Tổ chức triển khai các chính sách về khuyến công. Điều tra, thu nhập thông tin triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn huyện. Tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền các chính sách khuyến công trên địa bàn huyện Bình Chánh năm 2019.

- Kiến nghị Sở Công thương bổ sung kế hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa - Triển khai việc kêu gọi phát triển hệ thống buôn bán, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn; cung cấp danh mục các dự án đang mời gọi đầu tư trên địa bàn. Rà soát đánh giá hiện trạng về tình hình hoạt động các chợ được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện và tiến hành rà soát hồ sơ pháp lý của tất cả các chợ trên địa bàn huyện.

- Góp ý dự thảo đề án xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh; theo đó đã góp ý đề nghị bổ sung định hướng qui hoạch số lượng lô đất cho thuê, đơn vị tham gia hoạt động tại khu công nghiệp khi đi vào hoạt động; đồng thời đề nghị điều chỉnh lại qui mô 340,8 ha thành 380,8 ha nhằm thống nhất theo chủ trương của UBND thành phố tại thông báo số 26/TB-VP ngày 15/01/2019 của văn phòng UBND thành phố.( Theo báo cáo kết quả triển khai thực hiện chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2019 trên địa bàn huyện Bình Chánh, số:842/BC-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019)

3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường của huyện Bình Chánh

* Những lợi thế:

Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành Tp. Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Tỉnh lộ 10, đại lộ Nguyễn Văn Linh,

Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các quận của Thành Phố,các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối Bình Chánh nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung với khu vực miền Tây,… tạo cho Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế.

Kinh tế liên tục phát triển ở mức cao và ổn định, các ngành kinh tế trọng điểm (thương mại, du lịch, thuỷ sản…) có sự phát triển nhanh là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khu vực huyện Bình Chánh.

Có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú để phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như khai thác cát thuỷ tinh, vật liệu xây dựng.

Nhân dân huyện Bình Chánh có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu cách mạng lâu đời, có nguồn lao động trẻ dồi dào, đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực, với tinh thần hiếu học sáng tạo, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đây là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh – xã hội theo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

* Những hạn chế:

Tuy thời gian vừa qua nền kinh tế của huyện tuy có phát triển nhưng chưa đồng đều, sự tích luỹ còn thấp, công nghệ sản xuất một số nơi vẫn còn mang tính thủ công củ kỹ chưa được cải tiến nhất là trong sản xuất nông nghiệp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá trên thị trường còn thấp.

Là nơi thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển ( du lịch, thương mại, thủy sản…) đồng thời cũng là nơi nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn giữa lợi ích của các ngành với lợi ích chung. Sự mâu thuẫn cơ bản là phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái cần được xem xét trong việc hoạch định các dự án quy hoạch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong tương lai.

Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm, chú trọng đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, nhất là giao thông và các công trình văn hoá, y tế, giáo dục chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2017 2019​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)