Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2017 2019​ (Trang 75)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác xử lý vi phạm hành chính

và đề xuất giải pháp

3.5.1. Thuận lợi

Sau khi UBND huyện ban hành kế hoạch số 278/KH-UBND, UBND các xã, thị trấn chủ động phân công cán bộ, chỉ đạo công chức địa chính-xây dựng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Chấn chỉnh ngay công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn, tránh cấp phép nhà ở riêng lẻ với diện tích lớn, chia thành nhiều khối có đường nội bộ ở giữa để chia thành nhiều căn nhỏ.

Có biện pháp điều chỉnh nhân sự, quy trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và công tác cấp phép xây dựng để rút ngắn thời gian cấp phép, đảm bảo thời gian cấp phép đúng qui định.

Ký kết kế hoạch liên tịch với Sở xây dựng về tăng cường công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Các ban ngành của huyện và xã như mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ngày càng thiết thực, cụ thề hơn và đi vào chiều sâu, tham gia tích cực công tác phối hợp,đa số được đánh giá vững mạnh, xuất sắc hàng năm. Chất lượng hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố, phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân.

Thực hiện công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời niêm yết công khai bản đồ tại Huyện, các xã, thị trấn và từng ấp của các xã, thị trấn. Quy tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, xây dựng. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã và đang được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết thực đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Bước đầu, đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xây dựng không phép, sai phép, các đầu cơ đầu đầu nậu phân lô bán nền không đúng qui định… cơ bản lập lại trật tự trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này và từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

3.5.2. Khó khăn

Do đặc thù của huyện là dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa cao tại một số xã, chỉ tiêu sử dụng đất ở giữa các đồ án qui hoạch chưa phù hợp, nhiều dự án chậm triển khai thực hiện, kéo dài trong nhiều năm, các dự án phát triển nhà xã hội người có thu nhập thấp chưa nhiều nên chưa đáp ứng đủ so với tốc độ phát triển của huyện.

Do chưa có qui định chế tài không cho cung cấp điện, nước đối với các công trình xây dựng trái phép để phối hợp ngăn chặn ngay từ đầu không để cho các công trình có điều kiện thực hiện hành vi vi phạm.

Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính Phủ chưa qui định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ( không phép, sai phép) ở khu vực nông thôn dẫn đến khó khăn trong việc xử lý( Mục đích sử dụng đất là đất ở nông thôn).

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp, tình hình xây dựng không phép, sai phép và sử dụng đất không đúng mục đích vẫn còn xảy ra. Công tác tuyên truyền có tập trung nhưng có lúc, có nơi còn chưa sâu, chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội tuy được nâng cao nhưng chưa phát huy vai trò đúng mức của quần chúng nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Ý thức công dân, trách nhiệm cộng đồng có lúc chưa được phát huy.

Quá trình đô thị hóa và tốc độ tăng dân số cơ học diễn ra quá nhanh, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết như nhu cầu về nhà ở, điện, đường, trường, trạm và hệ thống thiết chế văn hóa,... Mặt khác, mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã đặt con người trong mối quan hệ lợi ích, quan hệ xã hội rất phức tạp, đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách giải quyết phù hợp hơn. Chưa đề ra giải pháp hiệu quả, kịp thời để nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý Nhà nước trên địa bàn, đặc biệt về lĩnh vực đất đai, xây dựng. Công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm liên quan lĩnh vực đất đai, xây dựng có lúc xử lý chưa cương quyết, thiếu tính răn đe. Một vài cán bộ, đảng viên chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong công tác, một số lĩnh vực công tác còn giao khoán cho một vài bộ phận, cá nhân. Những khó khăn gặp phải trong xử lý vi phạm hành chính:

Nhu cầu xây dựng nhà ở đang tăng cao nên tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn còn xảy ra phức tạp trên địa bàn.

Tình trạng manh mún chia thành nhiều lô đất, thửa đất nhỏ do người dân tự ý chuyển nhượng cho đầu nậu để phân lô, bán nền bằng giấy tờ tay từ nhiều năm trước chiếm phần lớn

Đối với các công trình vi phạm mà chủ đầu tư là dân địa phương, cất nhà ở cho con ra riêng, việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn do không còn phần đất nào phù hợp quy hoạch để xây dựng nhà ở.

Hiện nay, người dân canh tác trên đất nông nghiệp phần lớn (như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, Tân Nhật) không còn hiệu quả nên người dân có suy nghĩ chuyển nhượng phần đất của mình để chuyển đổi ngành nghề khác.

Hiện nay trên địa bàn huyện nhu cầu lập thủ tục đề nghị cấp phép xây dựng của người dân đang gặp khó khăn do các đơn vị công ty tư vấn thiết kế thiết lập bản vẽ đề nghị cấp phép xây dựng còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa hướng dẫn rõ người dân quy định pháp luật về xây dựng nên khi nộp bản vẽ đề nghị cấp phép xây dựng đã trả lời văn bản chỉnh sửa bản vẽ nhiều lần, cũng như thành phần hồ sơ chưa đủ theo quy định.

Tình hình vi phạm trật tự xây dựng phát sinh công trình mới còn đang diễn ra. Do đó sự chỉ đạo xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng mới phát sinh là kiên quyết dứt điểm vì vậy số vụ công trình đưa vào danh sách tồn vẫn còn nên tiếp tục tiến hành rà soát phân loại công trình vi phạm còn tồn đưa vào kế hoạch xây dựng lộ trình xử lý dứt điểm trong thời gian tới.

Vai trò giám sát của hệ thống chính trị từ ấp phát hiện ngay từ ban đầu còn chậm do kiêm nhiệm nhiều công việc khác để lo kinh tế gia đình.

Đối với quy định về diện tích tách thửa tối thiểu trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập như diện tích tách thửa chưa đảm bảo về pháp lý là do nhân dân tự ý chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất bằng giấy tờ tay tập trung chủ yếu diện tích chuyển nhượng dưới 80m2 và hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch, đường giao thông kết nối chưa đồng bộ.

3.5.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh

-Kiên quyết dỡ bỏ các công trình nhà ở xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

-Nghiêm cấm việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác thành đất phi nông nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, nhiệm vụ công tác quản lý về đất đai, xây dựng, chỉnh trang đô thị bằng nhiều hình thức; MTTQ và các tổ chức thành viên làm tốt chức năng giám sát, phát huy tối đa quyền dân chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện có hiệu quả việc giám sát đối với hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng; kiên trì xin ý kiến hướng dẫn, hỗ trợ từ các sở, ngành trong việc giải quyết, tháo gỡ các vấn đề khó khăn từ thực tiễn trong công tác quản lý đất đai, xây dựng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn huyện; đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đồng bộ hóa dữ liệu quản lý hồ sơ đất đai, xây dựng; tiếp tục kiến nghị thành phố thu hồi các dự án chậm triển khai. Kịp thời đề xuất khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân, tích cực gương mẫu thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ vi phạm trong thực thi công vụ.

-Xử lý nghiêm các xã- thị trấn buông lỏng quản lý đất đai, để phát sinh tình trạng bán đất, cấp đất trái phép; để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn, chiếm đất hành lang các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng nhà ở, công trình trái phép trên đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Phải kiên quyết tháo dỡ những công trình xây dựng trái phép trên đất trồng lúa, đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là vi phạm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đường điện...

-Tập trung kiểm tra, rà soát và kiên quyết xử lý thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, chậm đưa vào sử dụng, sử dụng lãng phí, đầu cơ đất hoặc sử dụng sai mục đích, trái pháp luật, không đăng ký quyền sử dụng đất, kể cả trường hợp không đăng ký biến động về quyền sử dụng đất; lấn, chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi.

-Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của quản lý sử dụng đất, việc phát hiện, ngăn chặn và

xử lý các vi phạm về đất đai. Xây dựng bản tin, các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyên bằng lồng ghép hội nghị, sinh hoạt cộng đồng.

-Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai, có biện pháp kiên quyết, hiệu quả xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.UBND các xã bố trí lực lượng tăng cường công tác quản lý để ngăn chặn việc tái vi phạm; kiên quyết không để phát sinh những trường hợp vi phạm mới; tập trung giải quyết các vi phạm đã xảy ra theo đúng quy định của pháp luật.

-Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đất đai đến người dân, các tổ chức để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu tại các xã và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức, cá nhân.

-Kiên quyết xử lý đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện chưa nghiêm túc nội dung đã cam kết liên quan đến Chỉ thị 23-CT/TU ngày 25 tháng 07 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành Uỷ, kế hoạch số 230/KH-HU ngày 30 tháng 08 năm 2019 của Huyện Uỷ, kế hoạch 3333/KH-UBND ngày 12 tháng 08 năm 2019 và kế hoạch 278/KH-UBND ngày 03 tháng 09 năm 2019 của UBND huyện Bình Chánh, tạm đình chỉ công tác theo đúng qui định đối với công chức địa chính xây dựng vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

(1)- Năm 2019 diện tích đất nông nghiệp giảm 39,6 ha so với kỳ thống kê đất đai năm 2018. Đất nông nghiệp năm 2019 biến động giảm so với kỳ thống kê năm 2018 nguyên nhân do chu chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong đó chủ yếu là do nhu cầu chuyển mục đích đất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu đất làm nhà ở

(2)-Trong giai đoạn 2017 - 2019 tổng số vụ vi phạm quy định về pháp luật đất đai là 949 trường hợp. Trong đó đã có 345 trường hợp đã cưỡng chế tự tháo dỡ công trình vi phạm, có 949 trường hợp đã lập hồ sơ xử lý phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên trên địa bàn huyện vẫn còn 604 trường hợp tồn đọng chưa được xử lý.

-Tình hình vi phạm về trật tự xây dựng có giảm mạnh so với những năm trước đây (trong giai đoạn 2014 - 2016, trung bình mỗi năm có khoảng 900 -1.000 trường hợp vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng thì trong năm 2017 là 29 trường hợp vi phạm ;năm 2018 là 254 trường hợp vi phạm; năm 2019 là 666 trường hợp vi phạm. Việc xử lý nhà xây dựng trái phép, không phép tại huyện là “bài toán” hóc búa đối với huyện trong suốt nhiều năm qua bởi huyện Bình Chánh có lượng người nhập cư rất lớn. Lượng người từ các tỉnh, thành trong cả nước đổ về Bình Chánh sinh sống, làm việc tăng mạnh, trong khi giá bất động sản quá cao đã khiến nhiều người không thể mua đất, mua nhà.

(3)-Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về các hành vi phạm hành chính về pháp Luật đất đai ở mức trung bình. Cần phải tiếp tục tuyên truyền cho người dân hiểu biết hơn về pháp luật đất đai một cách hiệu quả hơn.

+Sự hiểu biết của người dân, người sử dụng đất ngày càng tiến bộ hơn nhưng không cao, ở mức trung bình. Chính vì vậy cần phải tuyên truyền cho người dân hiểu biết hơn về pháp luật đất đai một cách hiệu quả. Một số qui định của pháp

luật về đất đai còn bất cập, chưa phù hợp với tính thực tế, nhất là các qui định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, qui định về xử lý vi phạm hành chính. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xây dựng ở cấp huyện, cấp xã song chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao. Các chỉ đạo của cấp trên còn chung chung như ban hành nhiều văn bản.

+Đa số người dân vẫn biết việc sử dụng đất không đúng mục đích là vi phạm pháp luật nhưng vẫn làm, do có nhiều nguyên nhân ( đất nông nghiệp không cho chuyển mục đích sử dụng đất lên thành đất ở, người dân không còn làm nông nghiệp nữa, thành viên trong gia đình ngày càng lớn lên muốn có nhà riêng để ở, nhu cầu người mua tăng cao, thu lợi từ mua bán giấy tay phân lô bán nền không phải đóng thuế...)

+Công tác tuyên truyền chưa phát huy khả năng, cần phải làm liên tục. Có thể đưa lên đài phát thanh vào buổi sáng sớm và chiều tối để thấm dần vào người dân, đi đến từng hẻm từng nhà.

+Ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa cao, đồng thời các biện pháp chế tài không đủ tính răn đe.

(4)-Thông qua nghiên cứu đề tài tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh thời gian tới.

2. Kiến nghị

-Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao vai trò quản lý về đất đai, xây dựng, quản lý tài nguyên cho cán bộ và nhân dân: Chú trọng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng đất thông qua các phương tiện truyền thông, đài, báo và tại các hội nghị, cuộc họp cấp xã, ấp; nâng cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, nghiêm túc kiểm điểm đối với lãnh đạo cấp xã buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đất đai, không quyết liệt xử lý các vi phạm tại địa phương.

-Cần thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai, có biện pháp kiên quyết, hiệu quả xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. UBND các xã bố trí lực lượng tăng cường công tác quản lý để ngăn chặn việc tái vi phạm; kiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2017 2019​ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)