Đại học, Cao đẳng ở tỉnh Ninh Bình
3.2.1. Nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý, phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm
Quan điểm trên cho thấy, trong điều kiện hiện nay, vấn đề xây dựng chiến lược phát triển GD - ĐT nguồn nhân lực có trình độ cao phải thích ứng với chiến lược phát triển kinh tế tri thức, gắn với bối cảnh toàn cầu hoá hội nhập và hội nhập kinh tế thế giới.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về lĩnh vực chuyên môn được biểu hiện trong năng lực đào tạo và NCKH của mỗi giảng viên trong trường. Quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đồng thời với việc tăng quy mô, chất lượng và hiệu quả của vấn đề nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển quy mô đào tạo phải gắn với vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo. Từng bước nâng cao khả năng đào tạo toàn diện, đồng bộ ngành nghề, hướng vào các ngành nghề mũi nhọn, nhằm thực hiện có hiệu quả nhất mục tiêu CNH, HĐH; từng bước phát triển kinh tế tri thức để tiếp cận công nghệ hiện đại.
Như vậy, giữa phát triển số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo bậc ĐH, CĐ là mối quan hệ thống nhất và không tách rời.
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của nhà trường và địa phương
Vấn đề gắn với đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (Thạc sĩ, Tiến sĩ), có khả năng đổi mới ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phù hợp với nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Đối tượng này phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự tạo lập môi trường nghề nghiệp, có năng lực thích ứng với điều
kiện kinh tế thị trường, gắn với quá trình phát triển kinh tế tri thức, trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đặc biệt, đội ngũ các nhà khoa học bậc cao sẽ là nhân tố liên kết mang tính đột phá trong việc sáng tạo khoa học, ứng dụng tư tưởng tiến bộ, quy trình công nghệ mới vào trong thực tiễn KT - XH của khu vực và trên thế giới. Đây là quan điểm thể hiện tính chuyên sâu trong giảng dạy học thuật và NCKH, hợp tác quốc tế, nhất là trong quá trình toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, hội nhập giữa Việt Nam và thế giới. Gắn với việc qui hoạch và phát triển vùng, trong khu vực đồng bằng Sông Hồng và của tỉnh Ninh Bình.
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên phải đổi mới hệ thống tổ chức cán bộ, cơ chế chính sách hợp lý, nhưng để nâng cao chất lượng trước hết phải do chính từng bản thân giảng viên quyết định
Quan điểm trên nhằm định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời với việc lựa chọn những ngành nghề chủ lực, đặc trưng, có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra khả năng cạnh tranh lớn trong sự hội nhập và hợp tác quốc tế. Vì vậy, cần định hướng ngành nghề mũi nhọn trong đào tạo và hợp tác; xác định những địa chỉ đáng tin cậy đối với vấn đề đào tạo bậc cao; lựa chọn người tài để gửi đi đào tạo ở nước ngoài, sau này sẽ trở thành những giảng viên có uy tín và chất lượng cao của các trường ĐH, CĐ của tỉnh Ninh Bình. Khắc phục tình trạng chảy máu chất xám, kết hợp khuyến khích những chuyên gia giỏi là người Việt Nam, trở về phụng sự quê hương, đất nước.
Tạo ra năng lực cạnh tranh trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để chiếm lĩnh thị trường giáo dục trong nước, khu vực và trên thế giới là biểu hiện của chỉ số giá trị về chất lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Theo định hướng phát triển giáo dục, cần từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, để các quốc gia trong khu vực và thế giới xem chúng ta là một địa chỉ tin cậy trong giáo dục, gửi sinh viên đến học tập và NCKH và hướng tới đào tạo các
nhà khoa học có trình độ cao (Thạc sĩ, Tiến sĩ) trong nước. Vì vậy, đội ngũ giảng viên trong các trường ĐH, CĐ phải thực sự đảm nhận được vai trò xứ mệnh của mình, bản lĩnh trí tuệ và năng lực thực tiễn của minh trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt trong nền GD - ĐT.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên phải đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở bậc ĐH, CĐ và đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững
Quan điểm trên khẳng định tính chiến lược là chiều sâu của vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai, từ nay đến khoảng năm 2020 và tầm nhìn xa hơn tới những năm tiếp theo của thế kỷ XXI.
Bởi lẽ, giáo dục đào tạo không thể tách rời sự pháp triển KT - XH, không thể đứng ngoài các quan hệ kinh tế, mà phải gắn liền và trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế bền vững. Hiện nay, vấn đề chăm lo phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ đã được quan tâm, nâng lên một tầm cao mới, sản phẩm đào tạo đã gắn kết với thực tiễn KT - XH, nhưng nhìn chung, nó chưa thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững đối với KT - XH.