Các chính sách của Ninh Bình nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên các trƣờng Đại học, Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh ninh bình (Trang 82 - 89)

viên các trƣờng Đại học, Cao đẳng

2.2.1. Các chủ trương, chính sách của địa phương

Theo nội dung Quyết định số Số: 810/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011của UBND tỉnh Ninh Bình Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2020, đã xác định:

Mục tiêu đến năm 2020:

+ Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và đào tạo cấp tỉnh. Nâng cấp, mở rộng quy mô và năng lực đào tạo của một số cơ sở đào tạo trọng điểm như Đại học Hoa Lư, Cao đẳng nghề Lilama, Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình, Cao đẳng cơ điện - xây dựng Tam Điệp, Cao đẳng Y tế...

+ Xây dựng được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, với cơ cấu hợp lý, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một số lĩnh vực quan trọng như quản lý nhà nước, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, các ngành kinh tế mũi nhọn...

+ Tiếp tục chuyển đổi một phần lao động từ khối ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khối ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ; đưa tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ lên 67,5% vào năm 2020 (lao động ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn khoảng 32,5%), trong đó có 35% lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên.

+ Thu hút lao động có trình độ cao, đội ngũ chuyên gia, lao động lành nghề và lao động qua đào tạo, đảm bảo đủ nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế, đưa lao động qua đào tạo chiếm khoảng 70% tổng số lao động.

Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

Khai thác khả năng học tập, tiếp thu trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của quốc tế bằng biện pháp gửi sinh viên đi đào tạo đại học, sau đại học,

giáo viên đi thực tập sinh, trao đổi học giả ở các trường đại học có uy tín trên thế giới; tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo quốc tế.

Các chương trình, dự án ưu tiên.

+ Dự án xây dựng các trường: Đại học Hoa Lư; Cao đẳng Y tế Ninh Bình; Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật và Tại chức; Trung cấp đa ngành Ninh Bình; Trung cấp nghề Nho Quan; Trung tâm dạy nghề của Hội Nông dân tỉnh.

+ Các dự án mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của trường Cao đẳng nghề Lilama, Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình, Cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Tam Điệp ...

Tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2020 vào khoảng 4.531 tỷ đồng, trong đó vốn để đầu tư cho đào tạo nhân lực là 2.406 tỷ đồng; vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là 2.125 tỷ đồng. Số vốn trên được tính toán đáp ứng như cầu đầu tư để phát triển theo số lượng nhân lực cần được đào tạo của toàn tỉnh, bất kể vốn đó được đầu tư ở đâu hay cơ sở đào tạo nào trên địa bàn cả nước.

Để thực hiện quy hoạch nhân lực theo đúng mục tiêu, định hướng đặt ra, bên cạnh nguồn ngân sách hàng năm cấp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, Tỉnh đề ra các chính sách đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, tham gia vào công tác giáo dục - đào tạo, tuyên truyền và thực hiện tốt Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, thể thao, môi trường; khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường ngoài công lập vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển ngành giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố.

Các cơ sở đào tạo nghề, các trường Đại học, Cao đẳng ở tỉnh có sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hợp pháp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

+ Các trường đào tạo nghề, đại học, cao đẳng công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực được trích từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, nguồn thu của người học, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

+ Các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước và chủ yếu từ nguồn thu của người học, nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa.

(* nguồn số liệu Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2010, 2011, 2012 và Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ XX)

2.2.2. Đối với các trường Đại học, Cao đẳng

- Xây dựng Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Đây là nội dung quan trọng nhất, đảm bảo nhu cầu nguồn lực GV luôn được đáp ứng một cách thích đáng cho nhà trường.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển nhà trường, đồng thời phân tích thực trạng ĐNGV về số lượng, cơ cấu, chất lượng, các điều kiện bên trong (cơ sở vật chất, tài chính….) và yếu tố bên ngoài (bối cảnh kinh tế, xã hội, nhu cầu và yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo ra…) nhà trường xác định số lượng, cơ cấu, trình độ, tiêu chuẩn và tiến hành quy hoạch ĐNGV sao cho đảm bảo ổn định và phát triển tổ chức.

Thực tế nhà trường chưa thực sự quan tâm tới công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV, vì vậy, công tác quản lý chưa có tính chiến lược, kế hoạch phát triển ĐNGV chỉ ở những kế hoạch ngắn hạn, thường nhà trường chỉ mới xây dựng kế

- Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên

Quá trình tuyển dụng phải dựa vào kế hoạch phát triển nhân lực của nhà trường và phải tuyển dụng các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Nhà nước, của Ngành và qui định riêng của nhà trường phù hợp với từng vị trí công tác.

Để lựa chọn được các ứng viên ưu tú nhất, nhà trường phải thực hiện công khai kế hoạch tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, với các tiêu chuẩn rõ ràng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí công tác, chế độ ưu tiên, thời gian và địa điểm tuyển dụng…..với các hình thức tuyển dụng phù hợp như xét tuyển hoặc thi tuyển.

Quá trình sử dụng ĐNGV phải hợp lý, đúng chuyên môn, nghiệp vụ và vị trí đã dự tuyển, phải chú ý định hướng cho ĐNGV hòa nhập tốt với nhà trường, nhất là những GV mới được tuyển dụng, giúp họ làm quen với nhà trường, giới thiệu với đồng nghiệp và tập sự những nội dung công việc phải đảm nhận. Trong quá trình công tác có thể thực hiện điều động, luân chuyển GV đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường của họ.

Về công tác tuyển chọn, hợp đồng lao động từ năm 2005 các trường đã xây dựng, thông qua hội nghị dân chủ cơ quan lấy ý kiến thống nhất ban hành sử dụng qui chế nội bộ về các tiêu chí, tiêu chuẩn cho từng vị trí tuyển chọn, hợp đồng lao động phù hợp với thực tiễn của nhà trường và các qui định của nhà nước. Do đó, hạn chế tới mức tối đa tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong công tác tuyển chọn, hợp đồng lao động nói chung, tuyển chọn giáo viên nói riêng. Thực tế nhà trường hiện nay rất khó tuyển chọn được những sinh viên hệ chính qui tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi vì trường là đơn vị sự nghiệp nên mức lương đãi ngộ cho GV còn rất hạn chế nên không có sức hấp dẫn.

Đánh giá GV là một khâu không thể thiếu trong công tác quản lý và sử dụng ĐNGV. Đánh giá GV chịu áp lực của hai loại lợi ích là lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Chính vì vậy việc đánh giá GV phải chính xác, nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân GV và sự tiến bộ của nhà trường.

Đánh giá GV phải toàn diện các mặt về phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và bằng nhiều kênh như tự đánh giá, của tập thể Khoa, Bộ môn, Tổ, của lãnh đạo cấp trên, qua kiểm tra kết quả công tác GV so với yêu cầu nhiệm vụ của từng vị trí công tác, đánh giá qua SV, qua đồng nghiệp…

Thời gian qua các trường đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh, kiểm tra, hàng năm nhà trường đều có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm tra quy trình lên lớp, giáo án, sổ tay GV, sổ lên lớp, phương pháp dạy học và nề nếp thực hiện quy chế giảng dạy của giáo viên, kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm .... Sau mỗi đợt kiểm tra có tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, biểu dương các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, phê bình những đơn vị, cá nhân thực hiện chưa tốt nhiệm vụ. Kết quả thanh, kiểm tra là cơ sở xem xét bình bầu danh hiệu thi đua của đơn vị, giảng viên vào cuối năm.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động cơ bản và chủ yếu nhất để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của người GV. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV phải phù hợp kế hoạch phát triển nhân lực của nhà trường. Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV bao gồm các hoạt động đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của các cấp QL nhà trường và chính ĐNGV. Do đó, các cấp QL nhà trường và mỗi GV phải lựa chọn cho mình những hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với năng lực của GV và điều kiện của nhà trường.

ĐNGV các trường ĐH, CĐ cần được đào tạo để đảm bảo trình độ chuẩn theo yêu cầu qui định của tiêu chuẩn chức danh giảng viên hoặc nâng cao trình độ trên chuẩn, qua đó nâng cao khả năng thích ứng của họ với sự phát triển liên tục của xã hội, của mỗi nhà trường.

Bồi dưỡng giúp cho GV có cơ hội tiếp cận những vấn đề mới, bù đắp những thiếu hụt tránh sự lạc hậu trong xu thế phát triển như vũ bão của tri thức khoa học hiện đại. Các cấp QL nhà trường tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, đồng thời khuyến khích ĐNGV tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như giao đề tài NCKH, tham gia hội thảo, trao đổi học thuật …Người GV cần phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên các nội dung về lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, phương pháp dạy học , phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng giao tiếp…đặc biệt với GV không được đào tạo từ các trường sư phạm thì bắt buộc phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để trang bị cho ĐNGV các kỹ năng nghề nghiệp như biên soạn chương trình, giáo trình, giáo án, tổ chức dạy học, lựa chọn phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập.

- Chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên

Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên là tạo động lực phát triển cho ĐNGV. Những GV đạt thành tích cao, có chính sách đãi ngộ kịp thời cả về vật chất và tinh thần như tăng lương trước thời hạn, khen thưởng, bổ nhiệm, thuyên chuyển ở vị trí tốt hơn; những GV không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp…bị kỷ luật, có thể phải hạ lương, thuyên chuyển ở vị trí kém hơn.

Quan tâm tạo môi trường làm việc cho ĐNGV phát triển như: bố trí phòng làm việc để GV có điều kiện tiếp xúc với SV và làm việc cùng đồng nghiệp, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, thiết bị kỹ thuật dạy học như máy tính có kết

nối mạng thông tin, máy chiếu….đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi nghỉ lễ, nghỉ hè, thanh toán giờ giảng vượt giờ.

Bên cạnh đó, các nhà trường cần chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ĐNGV như mở rộng quy mô đào tạo, liên kết đào tạo, tham gia dự án tạo việc làm có thêm thu nhập cho ĐNGV, tổ chức cho ĐNGV tham quan du lịch, trao đổi học thuật trong và ngoài nước…

Công tác bố trí, sử dụng ĐNGV có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc bố trí, sử dụng GV đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn không những phát huy được năng lực, sở trường của họ mà còn giúp họ yên tâm và nhiệt tình với công việc, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ nhà trường. Thực tế những năm gần đây việc bố trí, sử dụng GV của một số trường đã có nhiều đổi mới, đảm bảo hợp tình, hợp lý hơn, cụ thể các GV trong trường đều được phân công giảng dạy đúng chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo.

Việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ có tác dụng khuyến khích thi đua, tạo sự yên tâm công tác, phát huy tính năng động, sáng tạo và tinh thần cống hiến của mỗi GV, đồng thời sẽ thu hút được nhân tài. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo sự công minh, công bằng, công khai, dân chủ sẽ tạo sự đoàn kết thống nhất trong nhà trường.

Hiện nay, nhiều trường ĐH, CĐ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, đa số các trường là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí, nên được phép quyết định các định mức chi tiêu theo

Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, do đó rất thuận lợi cho việc ban hành các chính sách đãi ngộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh ninh bình (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)