Thực trạng về đội ngũ giảngviên các trƣờng Đại học, Cao đẳng ở tỉnh Ninh Bình từ năm học 2005 2006 đến năm học 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh ninh bình (Trang 61 - 82)

Ninh Bình từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2011 - 2012

2.1.1. Khái quát các trường Đại học, Cao đẳng ở tỉnh Ninh Bình

Giáo dục ĐH, CĐ có vị trí chiến lược và tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển KT - XH của đất nước; là nơi sản sinh ra nguồn tri thức mới, đội ngũ cán bộ có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH, là nguồn lực cơ bản thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học - công nghệ và sự tiến bộ của xã hội. Chính vì vậy, từ Đại hội VI (12/1986) đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của sự nghiệp GD – ĐT; quy mô và hình thức quản lý các trường ĐH, CĐ từ Trung ương đến địa phương được phát triển mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong nước, góp phần quan trọng thiết thực cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trên cơ sở các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX và lần thứ XX cùng với sự định hướng phát triển KT - XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030 về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, vai trò quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung cao cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đồng thời coi trọng phát triển nông nghiệp bền vững. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng GD - ĐT nguồn nhân lực, phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế; xây dựng Ninh Bình thành tỉnh có cơ

cấu kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hợp lý". Để đạt được mục tiêu trên, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chủ trương, giải pháp đề nghị các cấp, các ngành quan tâm, xem xét, quyết định nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình thành trường Đại học đa cấp, đa ngành và một số trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh thành trường Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, từng bước đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và sự phát triển của tỉnh Ninh Bình.

- Trường Đại Hoa Lư, tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, được nâng cấp thành trường Đại học Hoa Lư theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Là trường Đại học đa ngành; với chức năng, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo sinh viên hệ đại học, cao đẳng các khối ngành Sư phạm, Giáo dục Mầm non, Văn hóa - Du lịch, Kế toán, Quản trị Văn phòng, Quản trị Kinh doanh, Thư viện - Thông tin, Tin học; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ nguồn các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở;…

- Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Tam Điệp, tiền thân là trường Trung cấp Cơ khí Việt Xô, được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Tam Điệp theo Quyết định số 1988/QĐ-BLĐTB-XH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Là trường Cao đẳng nghề; với chức năng, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo học sinh, sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; các ngành nghề đào tạo như: Điện dân dụng, Điện lạnh; lái ôtô, máy kéo; kế toán; cấp thoát nước; trồng trọt; …

- Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình, tiền thân là trường Trung cấp Cơ giới Ninh Bình, được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình theo Quyết định số 1991/QĐ-BLĐTB-XH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Là trường Cao đẳng nghề; với chức năng, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo học sinh, sinh viên hệ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; các

ngành nghề đào tạo như: Điện dân dụng, Điện lạnh, sửa chữa ôtô, môtô; lái xe ôtô, máy xúc, máy ủi, kế toán;…

- Trường Cao đẳng nghề LILAMA 1, tiền thân là trường dạy nghề LILAMA 1, được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề LILAMA 1 theo Quyết định số 2995/QĐ-BLĐTB-XH ngày 09/8/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Là trường Cao đẳng nghề; với chức năng, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo học sinh, sinh viên hệ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; các ngành nghề đào tạo như: Điện dân dụng, sửa chữa ôtô, môtô; gò hàn; lắp ráp động cơ máy nổ; cấp thoát nước;…

- Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình, tiền thân là trường Trung cấp Y tế Ninh Bình, được nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình theo Quyết định số 6757/QĐ-BGD-ĐT ngày 08/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là trường Cao đẳng Y tế; với chức năng, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo học sinh sinh viên hệ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; các ngành nghề đào tạo như: Y sỹ đa khoa, Điều dưỡng cao đẳng và Điều dưỡng trung học, Y tá thôn bản, Dược sĩ Trung học và Dược tá, Nữ hộ sinh và một số chứng chỉ Y học cổ truyền, Y học dự phòng…

Bảng 2.1. Số lƣợng các trƣờng ĐH, CĐ hiện nay ở tỉnh Ninh Bình

Trường Trước năm 2007 Từ 2007 đến nay Tốc độ phát triển (%)

Đại học 0 1 100

Cao đẳng 1 4 75

Nguồn tư liệu: Niên giám Thống kê năm 2009 Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình

2.1.2. Thực trạng về đội ngũ giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng ở tỉnh Ninh Bình từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2011 - 2012

- Về số lượng

Xuất phát từ thực tế của nhu cầu học tập của nhân dân ở tỉnh Ninh Bình, do đó quy mô tuyển sinh, ngành nghề đào tạo của các trường ĐH, CĐ ngày càng tăng, tăng cả về hình thức đào tạo chính quy và không chính quy. Một số trường có quy mô đào tạo khá lớn như Trường ĐH Hoa Lư, trường CĐ Y tế Ninh Bình, trường CĐ nghề LILAMA.

Bảng 2.2. Số lƣợng CB,GV,VC/HSSV trƣờng Đại học Hoa Lƣ

Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm trường ĐH Hoa Lư

Cùng với mở rộng quy mô về số lượng, chất lượng đào tạo ngày càng tăng lên. Điều đó phản ánh trình độ của đội ngũ giảng viên trong các trường ĐH, CĐ ngày càng được nâng cao, đã và đang từng bước khẳng định được vị thế của nhà trường trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ công

Năm học

Tổng số cán bộ, giảng viên,

nhân viên Tổng số

(HSSV)

Hệ đào tạo

Tổng Cán bộ Giảng viên Nhân viên Đại học Cao đẳng Tr. cấp

2005-2006 129 03 69 25 1276 0 596 680 2006-2007 134 03 69 30 1288 0 606 682 2007-2008 177 03 104 35 2032 0 1110 922 2008-2009 204 02 174 30 2435 498 1076 861 2009-2010 251 02 199 50 3012 1173 1258 581 2010-2011 268 02 226 40 3176 2031 1145 0 2011-2012 277 03 229 45 3314 2588 726 0

nhân có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân Ninh Bình và một số tỉnh lân cận, góp phần quan trọng, tích cực đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương.

Năng lực đào tạo của đội ngũ giảng viên trong các trường ĐH, CĐ ngày càng ở trình độ cao: Trường ĐH Hoa Lư đã liên kết đào tạo được một lớp Cao học chuyên ngành Kinh tế Chính trị cho đội ngũ cán bộ đương chức và cán bộ thuộc diện quy hoạch của các Sở, ban, ngành của tỉnh Ninh Bình, Trường CĐ nghề Cơ giới Ninh Bình, CĐ nghề Cơ điện và Xây dựng Tam Điệp đã liên kết đào tạo một số chuyên ngành liên thông lên trình độ ĐH. Có thể nhận thấy đó là quá trình phát triển vượt bậc về quy mô đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng và đào tạo nhân lực, đào tạo cán bộ đầu đàn cho sự phát triển của giáo dục và khoa học cho bản thân các nhà trường, đồng thời góp phần quan trọng thiết thực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương Ninh Bình.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Ngày nay, vấn đề phát triển số lượng, chất lượng và các lĩnh vực đào tạo phản ánh yêu cầu bức thiết của xã hội: Đó là một xã hội đa dạng hoá các quan hệ về kinh tế, một xã hội năng động và sáng tạo, phát triển theo chiều sâu và xu hướng chính là nền kinh tế tri thức, hội nhập và hợp tác để cùng phát triển. Đó không chỉ là nhu cầu tự thân của các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau trong đời sống xã hội, mà còn phản ánh yêu cầu khách quan của sự phát triển khoa học và giáo dục, đào tạo. Đồng thời, trong mối quan hệ thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, sự gắn bó giữa đào tạo của các trường ĐH, CĐ với thực tiễn xã hội ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Để giải quyết được vấn đề trên, đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác đào tạo. Đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về mặt số lượng

tạo cán bộ cho đất nước, cho địa phương.

Bảng 2.3. Số lƣợng CB,GV,VC/HSSV các trƣờng Cao đẳng tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của các trường CĐ ở tỉnh Ninh Bình

Thông qua bảng số liệu tập hợp trên, quy mô đào tạo của các trường ngày càng tăng và tương ứng với số lượng sinh viên/ giảng viên. Song thực tế đặt ra hiện tại các trường ĐH, CĐ ở tỉnh Ninh Bình đang phải quan tâm giải quyết về số lượng giảng viên phải đảm bảo tương ứng với ngành nghề đào tạo của mỗi nhà trường. Phải tính toán quy hoạch chi tiết để cử giảng viên đi học Sau đại học cho phù hợp, tránh tình trạng hụt hẫng về đội ngũ giảng viên, đảm bảo tiêu chuẩn số lượng sinh viên/giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, gắn với kinh tế tri thức.

- Về độ tuổi, giới tính, thâm niên công tác

Năm học

Tổng số cán bộ, giảng viên,

nhân viên Tổng số

(HSSV)

Hệ đào tạo

Tổng Cán bộ Giảng viên Nhân viên Cao đẳng Tr. cấp Sơ cấp

2005-2006 432 97 263 72 3996 0 2005 1991 2006-2007 516 124 305 87 6080 0 3661 2419 2006-2007 516 124 305 87 6080 0 3661 2419 2007-2008 596 132 371 93 8704 2284 4874 1546 2008-2009 690 146 432 112 10931 3384 6608 839 2009-2010 724 151 452 121 12778 4791 7495 579 2010-2011 725 152 454 119 12250 4622 7260 368 2011-2012 736 158 455 123 10586 4738 5530 312

Bảng 2.4. Về độ tuổi, giới tính, thâm niên công tác của giảng viên ĐH Hoa Lƣ

Năm học

Cán bộ,

giảng viên

(ngƣời) Tuổi đời (tuổi) Thâm niên công tác (năm)

Tổng Nữ < 35 35- 50 > 50 < 5 5 - 10 11- 20 > 20 2005-2006 129 78 56 39 34 24 24 42 39 2006-2007 134 80 58 40 36 26 25 44 39 2007-2008 177 109 86 43 48 49 31 49 48 2008-2009 204 132 78 82 44 59 38 54 53 2009-2010 251 174 134 86 31 73 45 60 47 2010-2011 268 188 129 109 30 100 56 62 50 2011-2012 277 201 124 125 28 93 65 63 56

Nguồn: Phòng Tổ chức Tổng hợp trường ĐH Hoa Lư

Đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại học Hoa Lư, có tỷ lệ nữ khá đông, tuổi đời còn trẻ, thâm niên công tác chưa nhiều. Do tỷ lệ giảng viên nữ đông, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn không ổn định: Giảng viên nữ khi xây dựng gia đình, trong thời gian sinh con, lại phải nghỉ để chăm sóc con theo chế độ bảo hiểm xã hội, dẫn đến việc xáo chộn trong phân công chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Do đặc thù là trường Đại học được nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình. Đội ngũ giảng viên của nhà trường, về chuyên môn chủ yếu là đào tạo Sư phạm, khi chuyển sang đào tạo đa ngành: Văn hóa - Xã hội, Thư viện - Thông tin, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật là cả một quá trình đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giảng viên phải nhanh chóng tiếp cận, tự học tập nâng

cao trình độ chuyên môn phù hợp, có kế hoạch tuyển giảng viên các chuyên ngành đào tạo phù hợp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường.

Bảng 2.5. Về giới tính, tuổi đời, thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên các trƣờng Cao đẳng ở tỉnh Ninh Bình

Năm học

Cán bộ, giảng

viên (ngƣời) Tuổi đời Thâm niên công tác (năm)

Tổng Nữ < 35 35- 50 > 50 < 5 5 - 10 11- 20 > 20 2005-2006 432 195 179 111 142 83 102 122 125 2006-2007 516 238 245 117 154 147 110 131 128 2007-2008 596 282 315 129 152 198 121 143 134 2008-2009 690 308 382 149 159 251 145 137 157 2009-2010 724 382 397 151 176 270 151 141 162 2010-2011 725 402 381 162 182 248 138 157 182 2011-2012 736 438 372 176 188 258 129 161 188

Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của các trường CĐ ở tỉnh Ninh Bình

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường Cao đẳng ở tỉnh Ninh Bình còn trẻ, thâm niên công tác chưa nhiều. Bên cạnh đó, số giảng viên có trình độ thâm niên công tác trên 20 năm trở lên cũng khá đông, kinh nghiệm giảng dạy nhiều, tuy nhiên do tuổi cao, sức khỏe hạn chế, do đó họ gặp khó khăn trong quá trình hướng dẫn sinh viên đi thực tế công trình.

Do đặc thù, từ các trường Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp được nâng cấp thành trường Cao đẳng, đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn khá đồng đều giữa các chuyên ngành đào tạo, về cơ bản được đảm bảo yêu cầu đào

và địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng, nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận ngày càng cao. Một số ngành nghề đào tạo như: Điện nước, gò hàn, điều dưỡng, dược tá ngày càng phát triển, mở rộng; số giảng viên trực tiếp giảng dạy các chuyên ngành này chưa đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Đòi hỏi các trường phải khẩn trương, chủ động có kế hoạch cử giảng viên đi học tập bổ sung kién thức chuyên ngành và xây dựng kế hoạch tuyển bổ sung giảng viên có chuyên ngành phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo đặt ra của mỗi nhà trường.

- Về học hàm, học vị, ngạch giảng viên

Bảng 2.6. Học hàm, học vị của giảng viên trƣờng ĐH Hoa Lƣ

Năm học Tổng số (người) NGƢT GS, PGS Tiến sĩ

(NCS) Thạc sĩ Thạc sĩ (CH) Đại học Tr. Độ khác 2005-2006 126 0 0 0 42 66 18 2006-2007 129 0 0 0 49 62 18 2007-2008 136 0 0 01 65 49 19 2008-2009 189 0 0 01 90 68 21 2009-2010 228 0 0 01 115 77 22 2010-2011 268 1 0 02 106 128 32 2011-2012 277 1 0 06 119 117 34

Nguồn: Phòng Tổ chức Tổng hợp trường ĐH Hoa Lư

Đội ngũ giảng viên trong các trường hiện nay mới có một Phó Giáo sư (tính đến tháng 5/2013), tỷ lệ nhà giáo ưu tú quá ít (7 người); số giảng viên có trình độ Tiến sĩ chỉ có 21 người, số giảng viên có trình độ Thạc sĩ 233 người, cũng còn rất

khiêm tốn. Hiện nay, số giảng viên có trình độ Sau đại học của trường ĐH mới đạt trên 51%, (119/229) các trường CĐ mới đạt trên 25% (114/455) so với mặt bằng chung của các trường ĐH, CĐ trong nước còn ở khoảng cách khá xa.

Bảng 2.7. Học hàm học vị của GV các trƣờng CĐ ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh ninh bình (Trang 61 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)