Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh ninh bình (Trang 89 - 93)

2.3.1. Thành tựu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng

Thứ nhất: Các trường ĐH, CĐ có số lượng đội ngũ giảng dạy khá đông,

cơ cấu tương đối hợp lý, với trình độ chuyên môn sâu từ Cử nhân tới Tiến sĩ. Với lực lượng giảng viên trẻ, hùng hậu, có khả năng đáp ứng với yêu cầu đào tạo ngày càng cao của xã hội.

Thứ hai: Đội ngũ giảng viên rất tâm huyết với nghề nghiệp, có hoài bão

ước mơ và lý tưởng cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT. Lòng nhiệt tình yêu nghề và say mê với nghề nghiệp, cống hiến tài năng và sức lực cho sự nghiệp “trồng người” của Đảng và Nhà nước ta là một nét nổi bật của đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ ở tỉnh Ninh Bình.

Thứ ba: Trong môi trường đổi mới và phát triển hiện nay, đội ngũ giảng

viên có điều kiện để tham gia ngày một hiệu quả hơn vào các hoạt động thực tiễn, tham gia vào các chương trình, dự án đào tạo, phát triển của xã hội, gắn bó mật thiết giữa nhà trường với xã hội, thống nhất giữa nhà trường và xã hội trong quá trình đào tạo và NCKH, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên được phát huy năng lực lý luận và năng lực thực tiễn, từ đó hoàn thiện nhân cách của người giảng viên một cách tích cực và tự giác.

2.3.2. Hạn chế về chất lượng đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ

Thứ nhất: Tỷ lệ giảng viên cơ hữu so với số lượng sinh viên của một số ít

trường Cao đẳng còn thấp. Do quy mô đào tạo tăng nhanh, trong khi biên chế đội ngũ giảng viên tăng chậm, làm cho tỷ lệ giảng viên so với sinh viên ngày càng

giảm, nhất là các trường Cao đẳng. Bình quân tỷ lệ một giảng viên khoảng 25 sinh viên. Một số ngành đào tạo mới, giảng viên hiện có của nhà trường chưa có đủ kinh nghiệm đảm đương được, phải thỉnh giảng từ nguồn bên ngoài.

Trước tình trạng đó, các trường đã giải quyết bằng chế độ hợp đồng, kiêm nhiệm. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ mang tính tạm thời và có nhiều hạn chế trong việc quản lý và bảo đảm chất lượng đào tạo.

Cùng với tình trạng thiếu giảng viên, xu hướng già hoá đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao ngày càng gia tăng, đang là vấn đề đáng được quan tâm. Bởi lẽ, để cho giảng viên có thể giảng dạy tốt được, phải mất khoảng thời gian 10 năm học tập, bồi dưỡng tích luỹ kiến thức nghề nghiệp. Nếu tình trạng đội ngũ giảng viên không được quy hoạch về số lượng thì trong khoảng 10 - 15 năm nữa, các trường không thể có đội ngũ chuyên môn bảo đảm chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Thứ hai: Do tình trạng thiếu giảng viên dẫn đến hệ số giờ đứng lớp của

giảng viên hiện nay là khá cao. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên. Hiện nay, hệ số giờ dạy của giảng viên ở một số chuyên ngành trong 1 tuần lên tới 40 - 50 tiết, thậm trí có giảng viên số giờ dạy trong tuần lên tới 60 tiết; nhiều giảng viên vừa đi học Sau đại học vừa phải tranh thủ về dạy các ngày thứ bẩy, chủ nhật trong tuần; có giảng viên phải dạy nhiều học phần trong năm, làm cho giảng viên không có thời gian tự nghiên cứu, khảo sát thực tế, bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, tiếp thu kiến thức mới.

Thứ ba: Đội ngũ giảng viên còn hạn chế về năng lực sáng tạo, chưa thực

sự có những ý tưởng mới, những giải pháp hữu ích, có hiệu quả cao để phục vụ cho sự phát triển KT-XH. Đội ngũ trí thức chưa hoàn toàn thực sự là động lực

thúc đẩy sự phát triển khoa học và phát triển KT-XH.

Thứ tư: Chất lượng đội ngũ không đồng đều ở các cơ sở đào tạo, có trường

còn thiếu và yếu về đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Quá trình đào tạo đội ngũ giảng viên chưa liên tục và thống nhất. Đội ngũ giảng viên trẻ chưa thực sự đủ điều kiện để thay thế cho giảng viên có trình độ chuyên môn sâu đi trước. Do đó, hụt hẫng về chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ, tất yếu dẫn đến những bức thiết trong đào tạo, phát triển nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ giảng viên.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là: Do trong một thời gian khá dài, chúng ta chưa chú ý coi trọng đào

tạo đội ngũ xứng đáng với yêu cầu nhiệm vụ KT-XH của thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đã dẫn tới sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao trong các trường ĐH, CĐ.

Hai là: Do điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chúng ta chưa đầu tư

tương xứng cho vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên một cách căn bản có kế hoạch. Vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ còn tự phát, lựa chọn phân công chuyên môn cho giảng viên từ nguồn hiện có, chưa chủ động đào tạo, phát triển đội ngũ có định hướng và kế hoạch cụ thể từ ban đầu. Do đó, chưa thực sự tập trung nguồn nhân lực, vật lực cho sự phát triển để đào tạo và lựa chọn nhân tài. Vì không có kinh phí nên không có điều kiện đào tạo ở nước ngoài và cũng không thể nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ theo ý muốn, dẫn tới thiếu hụt lực lượng giảng viên có trình độ cao trong các trường ĐH, CĐ.

Ba là: Công tác bồi dưỡng đào tạo đội ngũ giảng viên chưa có chiến lược

đội ngũ công nhân có tay nghề cao trên địa bàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ còn mang tính “ăn xổi”, thiếu ở đâu thì giải quyết ở đó, không theo quan điểm hệ thống, toàn diện và phát triển trong GD-ĐT.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh ninh bình (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)