CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
3.2. Các giải pháp để phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam
3.2.1. Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp và định dạng mô hình NIS của Việt Nam
tạo lập đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển nhƣ thể chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực, tài chính cho đổi mới công nghệ. Đây là những nhân tố quan trọng trong NIS.
Thứ ba, mặc dù NIS của Việt Nam đã có nhiều thành tố đƣợc thiết lập, nhƣng vẫn chƣa thực hiện đƣợc vai trò của một hệ thống. Một trong những đặc trƣng bản chất của NIS đó là tính hệ thống, thể hiện ở sự liên kết toàn hệ thống, lấy các công ty, các hãng, các doanh nghiệp làm chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới quốc gia về KH&CN. Ở nƣớc ta hiện nay, mặc dù các thành tố đã đƣợc thiết lập nhƣng sự tƣơng tác giữa chúng còn rất hạn chế, chƣa thực hiện đƣợc vai trò của hệ thống. Mặt khác, khung thể chế nói chung chƣa phù hợp để thúc đẩy hoạt động đổi mới. Nhìn chung, mối tƣơng tác giữa các thành viên và các luồng thông tin/tri thức- một yếu tố có tác dụng quyết định đến năng lực NIS ở Việt Nam vẫn còn rất yếu và hạn chế.
3.2. Các giải pháp để phát triển NIS ở Việt Nam
Vừa qua Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 về việc phê duyệt Chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, với mục tiêu chính là nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới và nâng cấp công nghệ quốc gia đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện NIS. Để xây dựng thành công NIS ở Việt Nam nhiều giải pháp đƣợc sử dụng, trong đó cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
3.2.1. Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp và định dạng mô hình NIS của Việt Nam Việt Nam
Lựa chọn cách tiếp cận và định dạng mô hình NIS ở Việt Nam đóng vai trò định hƣớng cho việc phát triển KH&CN. Vấn đề đặt ra là chiến lƣợc này cần đƣợc hoạch định nhƣ thế nào để KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc. Xây dựng mô hình
NIS nhƣ thế nào cho phù hợp với thực tiễn và xu hƣớng phát triển của KH&CN có ý nghĩa quan trọng.
Để NIS ở Việt Nam thực sự là động lực cho sự phát triển của KH&CN, trƣớc hết cần phải chuyển trọng tâm của cơ chế kế hoạch xuất phát từ các viện, các trƣờng sang khu vực doanh nghiệp trong NIS. Phải gắn quá trình hoạch định chiến lƣợc với hệ thống đổi mới trong những năm 2010-2020 trong quá trình hội nhập quốc tế. Tạo ra cơ chế gắn kết hữu cơ hoạt động R&D của các viện, các trƣờng đại học với hoạt động đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm mới, công nghệ cao trong chuỗi giá trị của sản xuất - dịch vụ - thƣơng mại với hàm lƣợng chất xám cao trong quá trình trao đổi quốc tế của nền kinh tế mở ở nƣớc ta.
Từ khâu xây dựng đến khâu kế hoạch hóa nên thoát khỏi cách tiếp cận tuyến tính về KH&CN quyết định theo mệnh lệnh từ trên xuống, thay vào đó chiến lƣợc KH&CN phải xuất phát từ thị trƣờng, nhu cầu phát triển KT-XH. Đặc biệt trong xây dựng các chƣơng trình KH&CN, dự án R&D phải gắn liền hoạt động R&D của các viện, các trƣờng với khu vực doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, đối với một số chƣơng trình KH&CN quốc gia quan trọng, ƣu tiên thì Nhà nƣớc phải nghiên cứu lựa chọn ƣu tiên, trực tiếp điều hành, quản lý theo mục tiêu gắn với thị trƣờng và mục tiêu phát triển KT-XH trên cơ sở tận dụng và khai thác nhanh, có hiệu quả những thành tựu KH&CN trên thế giới trong nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI.
Vì vậy, chúng ta cần sớm đổi mới cơ chế hoạch định chiến lƣợc KH&CN một cách khoa học, xuất phát từ thị trƣờng, gắn với thực tiễn khách quan của Việt Nam và xu thế phát triển KH&CN trên thế giới.
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về KH&CN, tạo lập môi trường, thể chế xã hội thích hợp
Để thúc đẩy sự phát triển của NIS ở Việt Nam hiện nay, một tác nhân quan trọng đó là phải tạo lập đƣợc môi trƣờng, thể chế xã hội thích hợp, đồng thời đổi mới cơ chế quản lý Nhà nƣớc về KH&CN.
Trƣớc hết, cần thiết phải nâng cao chất lƣợng và công tác quản lý Nhà nƣớc về KH&CN, nên tiến hành tách nhiệm vụ sự nghiệp ra khỏi cơ quan hành chính. Thực hiện sự phân công rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về KH&CN nhƣ của Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động...và các bộ ngành khác, của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan quản lý Nhà nƣớc về KH&CN theo hƣớng tập trung vào nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc, tăng cƣờng chức năng giám sát, kiểm tra. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực quản lý Nhà nƣớc về KH&CN
Về tạo lập môi trƣờng, cần thiết lập hành lang pháp lý vững chắc, hoàn thiện các bộ luật nhƣ: luật kinh doanh, luật sở hữu trí tuệ, luật đầu tƣ… Phải tạo ra sự cộng lực giữa các bộ/ngành, các hoạt động liên quan đến đổi mới nhƣ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và phát triển và sản xuất kinh doanh. Tạo lập môi trƣờng kinh doanh sôi động, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền, chống bao cấp. Đối với các dự án KH&CN do Chính phủ tài trợ, cần sử dụng đầy đủ mọi thông tin và sở hữu trí tuệ, lựa chọn mức khởi điểm sao cho phù hợp, tránh nghiên cứu trùng lặp ở mức thấp. Đối với những thành tựu nghiên cứu khoa học đã hoàn thành cần quan tâm đăng ký quyền SHTT để bảo hộ pháp lý bản quyền và lợi ích; trả lƣơng và phân chia quyền lợi thích đáng giữa ngƣời sáng chế, ngƣời thiết kế, tác giả và những ngƣời ứng dụng chủ yếu đối với SHTT. Cần ra sức đẩy mạnh các luật SHTT và chƣơng trình đào tạo các cán bộ hữu quan, hƣớng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các tổ chức đào tạo đại học thành lập và hoàn thiện hệ thống quản lý SHTT. Tăng cƣờng hơn nữa việc bảo hộ SHTT và nhận thức pháp luật của toàn thể xã hội, củng cố hiệu lực của pháp luật và bảo hộ SHTT,
trừng phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm, giải quyết kịp thời và có các hiệu quả đối với việc làm vi phạm SHTT và các tranh chấp.