CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
3.2. Các giải pháp để phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về NIS
Là quốc gia đi sau, với năng lực công nghệ còn yếu kém thì hợp tác quốc tế là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển NIS. Để hợp tác sắp tới có hiệu quả, chúng ta cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý và nghiên cứu đủ trình độ làm việc với các đối tác, mạnh dạn hơn nữa đề xƣớng các sáng kiến hợp tác, tích cực chuẩn bị điều kiện tài chính cho việc tham gia hợp tác...
Thứ nhất, cần khai thác các mối quan hệ với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài có vai trò quan trọng trong mạng lƣới liên kết của NIS. Tuy nhiên, vai trò này nhìn chung vẫn chƣa phát huy tác dụng đáng kể ở nƣớc ta. Để cải thiện tình hình, trong thời gian tới, hợp tác quốc tế về khoa học-công nghệ cần chú ý đến các biện pháp dƣới đây:
+ Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ hợp tác giữa doanh nghiệp trong nƣớc với các công ty đa quốc gia.
+ Tăng cƣờng sự phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài dƣới hình thức hoạt động chung nhƣ chƣơng trình, diễn đàn trao đổi, nhóm công tác. Thậm chí nên có cả những tài trợ nghiên cứu diễn ra ở doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
+ Có các biện pháp khuyến khích liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc.
Thứ hai, hợp tác quốc tế khoa học công nghệ hướng vào giải quyết những vấn đề cụ thể của NIS
Quá trình hình thành và phát huy tác dụng của NIS ở nƣớc ta đang đặt ra khá nhiều vấn đề, trong đó hợp tác quốc tế về KH&CN có thể hƣớng vào
góp phần giải quyết một số vƣớng mắc nhất định. Vừa qua chúng ta đã nỗ lực hoạt động sở hữu trí tuệ theo hƣớng đáp ứng các điều kiện quy định trong Hiệp định về các vấn đề liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nhằm sớm đƣợc gia nhập WTO, xây dựng cam kết thích hợp về sở hữu trí tuệ để thiết lập quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhìn chung, đó là xu hƣớng thành lập và đẩy mạnh thực hiện các tiêu chuẩn quyền sở hữu trí tuệ phù hợp thông lệ quốc tế một cách cần thiết để tiếp cận công nghệ nƣớc ngoài thông qua đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề bên trong, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ cần chú ý hơn đến việc đàm phán quốc tế để có đƣợc các chế độ quyền sở hữu trên cơ sở xem xét thỏa đáng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế nhằm thu hẹp khoảng cách về thông tin, đồng thời cũng cần nỗ lực thỏa thuận về định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ công nhận giá trị của tri thức bản địa.
Tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn và nguồn nhân lực bên ngoài phục vụ cho mục tiêu liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và cơ quan KH&CN. Đồng thời, nâng cao vai trò chủ động của phía Việt Nam trong việc tiếp nhận công nghệ, một mặt chúng ta cần tăng cƣờng các tri thức và kỹ năng về chuyển giao công nghệ (trên cơ sở kinh nghiệm thế giới) cho các doanh nghiệp, mặt khác, hợp tác quốc tế phải tham gia, trợ giúp trực tiếp cho các quá trình chuyển giao công nghệ quan trọng.
Doanh nghiệp và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vốn đóng vai trò trung tâm trong NIS. Để thúc đẩy liên kết trong hệ thống đổi mới, trƣớc hết cần nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ có thể góp phần tăng cƣờng năng lực quản lý công nghệ của doanh nghiệp bằng cách cung cấp những thông tin, kinh nghiệm về quản lý công nghệ của thế giới, và thu hút những hỗ trợ từ các chƣơng trình quốc tế có mục tiêu nâng cao năng lực đổi mới cho các nƣớc đang phát triển.
Muốn thực hiện các nhiệm vụ trên, bản thân hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ cũng phải đổi mới. Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ cần gắn chặt với chiến lƣợc phát triển bên trong, đặc biệt là chiến lƣợc tổng thể về đổi mới công nghệ... Cần thu hút các đầu mối của NIS cùng với mối quan hệ liên kết giữa chúng tham gia vào hợp tác quốc tế, thay vì sự tham gia độc lập của từng đầu mối riêng lẻ. Chẳng hạn, nếu việc nghiên cứu và doanh nghiệp phối hợp với nhau ngay từ khi tìm hiểu công nghệ nhập thì hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng những chuyển giao công nghệ chỉ dừng lại ở khâu tiếp nhận, vận hành và chƣa gắn với nghiên cứu thích nghi, cải tiến công nghệ nhƣ thời gian vừa qua.
Thứ ba, gắn kết chặt chẽ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ với các lĩnh vực khác
Đặc điểm của Hệ thống đổi mới là thống nhất giữa chính KH&CN với chính sách công nghiệp, thống nhất giữa hoạt động bên trong và hoạt động đối ngoại. Bởi vậy, cần chú ý tới gắn kết giữa hợp tác quốc tế về KH&CN và các hợp tác quốc tế khác. Xin nêu lên một số khía cạnh gắn kết nhƣ sau:
+ Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có hàm lƣợng khoa học công nghệ cao nhằm khuyến khích gắn kết nghiên cứu - triển khai với sản xuất.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ quan nghiên cứu tham gia kinh doanh vào kinh tế đối ngoại.
+ Kết hợp chuyển giao công nghệ với đào tạo ngƣời quản lý và ngƣời lao động.
Tóm lại, để xây dựng và phát triển NIS ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực chúng ta cần kết hợp sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Mặt khác, phải làm cho NIS thực sự là động lực để phát triển KH&CN, là chìa khoá để Việt Nam có thể thoát khỏi sự tụt hậu về công nghệ với thế giới và là con đƣờng duy nhất để chúng ta hoàn thành Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
KẾT LUẬN
NIS là một trong bốn trụ cột chủ yếu của kinh tế tri thức, đồng thời là công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CN nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung, chủ yếu bằng đổi mới công nghệ. Đó là một mạng lƣới bao gồm tất cả các cơ sở khoa học và công nghệ, các tổ chức quy hoạch chiến lƣợc, các doanh nghiệp, các tổ chức quản lý KH&CN nối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành, doanh nghiệp với sự phối hợp ngang, dọc, trong phạm vi cả nƣớc. Ở các nƣớc OECD và nhiều nƣớc đang phát triển, NIS đã đƣợc hình thành từ vài chục năm nay, ngày càng đƣợc củng cố. Thiếu NIS thì việc tăng đầu tƣ cho KH&CN không cho hiệu quả nhƣ mong muốn.
Đổi mới sáng tạo đƣợc nhìn nhận nhƣ “chìa khóa” dẫn đến thành công trong thời đại hiện nay. Hoạt động đổi mới sáng tạo đã và đang đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới đẩy mạnh, trong đó nổi bật ở khu vực châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia, Việt Nam cũng đang triển khai nhiều hoạt động nhằm “dọn đƣờng” cho đổi mới sáng tạo.
Bài học từ nghiên cứu NIS ở một số nƣớc châu Á cho thấy học hỏi là vấn đề sống còn để có đƣợc thành công. NIS của Việt Nam cần một cách nhìn năng động và áp dụng phù hợp với những thay đổi liên tục và rất nhanh của bối cảnh quốc tế và quốc gia.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xây dựng và hoàn thiện NIS chúng ta cần đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế, tạo lập môi trƣờng kinh doanh sôi động, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền, chống bao cấp, chú trọng ứng dụng tri thức/công nghệ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Nâng cao vai trò của các công ty lớn trong hoạt động R&D công nghệ; chuyển mạnh các viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt
động theo cơ chế doanh nghiệp, với mục tiêu thúc đẩy sự xuất hiện nhiều các doanh nghiệp sáng tạo, tiến tới xóa bỏ dần ranh giới giữa khu vực nghiên cứu và sản xuất.
Nhà nƣớc cần hoàn thiện các chính sách khuyến khích các tổ chức KH&CN, các trƣờng đại học trong việc thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh, khuyến khích việc đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực và tạo ra việc làm, đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học, gắn khoa học - đào tạo với sản xuất - kinh doanh.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghệ cao, có chính sách ƣu đãi mạnh hơn nữa để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài về công nghệ cao, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghệp trong nƣớc cùng hợp tác liên doanh, liên kết để phát triển công nghệ cao, nâng cao năng lực công nghệ nội sinh….
Như vậy, chìa khoá để Việt Nam có thể thoát khỏi sự tụt hậu về công nghệ với thế giới chính là nhờ phát triển NIS về KH&CN, đó là con đƣờng duy nhất để chúng ta hoàn thành Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Vũ Đình Cự (2004), “Thị trƣờng khoa học công nghệ”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (10), tr.12-16.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, tr. 78.
3. Đặng Hữu, “Phát huy năng lực sáng tạo, xây dựng Hệ thống đổi mới quốc gia để hội nhập vào xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.1-12.
4. Đặng Hữu (2005), Kinh tế tri thức - thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam , Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Nghị định 677/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về ”Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020”.
6. Đinh Hoàng Phi (2011), Giáo trình Quản trị công nghệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Trần Đình Quân (2006), “Đổi mới tƣ duy hoạt động và quản lý khoa học và công nghệ ở nƣớc ta sau hội nhập WTO theo cách tiếp cận NIS về khoa học và công nghệ”, Tạp chí Nghiên cứu chính sách Khoa học và công nghệ, (13), tr.25-30.
8. Lê Đình Tiến (2001), “Vận dụng cách tiếp cận NIS để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế”, Báo cáo tại Hội thảo Sử dụng kiến thức về đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội.
9. Ngọc Trân (2005), “Hệ thống đổi mới quốc gia và một số vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (6), tr.13-18.
10. Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia (2006), Tổng luận số 3: Hệ thống đổi mới quốc gia ở các nước phát triển, Cục KH&CN Quốc gia, tr. 26.
11. Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia (2006), Tổng luận số 4: Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước đang phát triển ở châu Á, Cục KH&CN Quốc gia, tr. 21.
12. Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia (2006), Tổng luận số 4: Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước đang phát triển ở châu Á, Cục KH&CN Quốc gia, tr. 25.
13. Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á –Thái Bình Dƣơng (ESCAP) (1970), “Định nghĩa công nghệ”, Cục KH&CN Quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Công Yên (2012), Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan: Những kiến thức cơ bản về đổi mới, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, tr.153.
Tiếng Anh
15. Charles Edquist, C. (1997), Systems of Innovation: Technologies, Institutions and Organizations, Pinter, London.
16. Chris Freeman, C. (1987), “The National System of Innovation in Historical Pespective”, Cambridge Journal of Economics, (19), pp.5-24.
17. Lundvall, B.A (1992), National Innovation Systems: Towards a Theory of Innovation and Interactive Learning, London, Pinter Publishers.
18. OECD (2010), Innovation strategy, London, Pinter Publishers. 19. Patel, P. và Pavitt. K. (1994), The ensence and importance of the National innovation system, (14), OECD.
20. Sachs, J.D (2001), Technological advances and the long-term economic growth of Asian countries, pp.158-185.
Website:
21. www.globalinnovationindex.org 22. www.tiasang.com.vn