CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
2.2. NIS của Trung Quốc
2.2.4. Đánh giá những kết quả đạt được của NIS của Trung Quốc
Với những thay đổi trong chính sách phát triển KH&CN nhƣ trên, Trung Quốc đã trở thành quốc gia lớn về khía cạnh đầu tƣ cho đổi mới. Từ năm 2000, Trung Quốc đã vƣơn lên vị trí thứ hai trên thế giới về số nhà nghiên cứu, chi tiêu cho R&D đã tăng với tốc độ kinh ngạc, trung bình tăng lên tới 19,5% hàng năm kể từ năm 2000.
Thứ nhất, các chỉ số liên quan đang tăng lên nhanh chóng cho thấy hiệu quả của NIS, đặc biệt trong lĩnh vực trọng điểm khoa học công nghệ cao.
Tỷ lệ chi cho R&D/GDP tăng hơn gấp đôi trong một thập kỷ và đạt 1,42% năm 2006 so với 0,6% năm 1995. Tổng chi tiêu trong nƣớc cho R&D đã tăng nhanh trong giai đoạn từ 2002 đến 2010. Về tổng thể, Trung Quốc là nƣớc đóng góp lớn nhất cho chi tiêu R&D trong số các nƣớc không thuộc khối OECD.
Bảng 2.4: Chi tiêu R&D của Trung Quốc từ năm 2002 – 2010
(đơn vị: % GDP)
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 %GDP 0,9 0,95 1,07 1,13 1,23 1,34 1,42 1,64 1,72
Nguồn: OECD Factbook, 2010
Các dữ liệu của OECD trong báo cáo năm 2010 cho thấy Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về quy mô chi tiêu R&D, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản, nhƣng đứng trên từng nƣớc thành viên cá thể của EU.
cũng nhƣ quan hệ giữa chúng. Trong đó, khu vực doanh nghiệp đã trở thành chủ thể R&D chủ đạo. thực hiện 2/3 tổng R&D. Trong thời kỳ đó, tỷ lệ của các viện nghiên cứu công đã giảm từ gần một nửa tổng R&D xuống dƣới một phần tƣ. R&D trong khu vực giáo dục đại học không thay đổi nhiều.
Thứ hai, thị trƣờng công nghệ ngày càng mở rộng nhanh chóng, các quan hệ công nghiệp – khoa học đã đƣợc tái cấu trúc và tăng cƣờng.
Các kênh dựa vào thị trƣờng, nhƣ hợp đồng nghiên cứu hay chuyển giao sáng chế đóng vai trò ngày càng cao. Năm 2010, khu vực doanh nghiệp chi tiêu trên thị trƣờng này một giá trị tƣơng đƣơng 85% chi phí R&D của họ. Việc hình thành thị trƣờng công nghệ đã có tác động tích cực, thúc đẩy tăng năng suất và hiệu quả nghiên cứu so với thời ký trƣớc đây. Các doanh nghiệp đã tăng cƣờng đầu tƣ cho R&D.
Thứ ba, kiến tạo khá nhiều quan hệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất. Những quan hệ này bao gồm cả gắn kết theo thị trƣờng và gắn kết hiện đại mới xuất hiện trên thế giới. Đây thành công nổi bật nhất của việc phát triển NIS ở Trung Quốc trong thời gian qua
Hiện có khoảng 5000 công ty spin-off của trƣờng đại học hiện có tại Trung Quốc cho thấy mối liên kết khá tốt giữa các trƣờng đại học, viện nghiên cứu và ngành công nghiệp trong NIS của Trung Quốc. Về quan hệ gắn kết theo hƣớng thị trƣờng, hoạt động thƣơng mại thông qua ký kết hợp đồng tăng lên rất nhanh. Đi đôi và làm cơ sở cho hoạt động ký kết hợp đồng kỹ thuật giữa tổ chức KH&CN và doanh nghiệp là hàng loạt đổi mới trong cơ chế quản lý KH&CN.
Thứ tư, các viện nghiên cứu đã chuyển biến nhanh chóng thành những doanh nghiệp KH&CN thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ thông qua cạnh tranh trên thị trƣờng.
Trung Quốc rất khuyến khích các viện nghiên cứu chuyển thành doanh nghiệp KH&CN. Tiêu chí xác định doanh nghiệp KH&CN là:
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (dƣới 500 lao động); + Có ít nhất 30% là cán bộ khoa học;
+ Sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp phải là công nghệ cao và mới; + Các dự án sản xuất của doanh nghiệp đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, có độ rủi ro cao, nhƣng khả năng thu lời lớn;
+ Đầu tƣ hàng năm cho nghiên cứu khoa học chiếm từ 1-10% doanh thu của doanh nghiệp.
Với những kết quả đạt đƣợc có thể đánh giá NIS của Trung Quốc đã đạt đƣợc nhiều bƣớc phát triển vƣợt bậc trong sự thay đổi chính sách phát triển KH&CN dựa trên cách tiếp cận NIS.