Tầm quan trọng của phát triển NIS đối với việc đổi mới và nâng cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam chính trị (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA

1.2. Vai trò của NIS trong phát triển kinh tế hiện đại

1.2.2. Tầm quan trọng của phát triển NIS đối với việc đổi mới và nâng cấp

trƣởng, chịu nhiều thiệt thòi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt nhanh, môi trƣờng sinh thái ô nhiễm… Các nƣớc đi sau phải có đủ bản lĩnh để có thể vƣơn lên, sớm tiến kịp các nƣớc đi trƣớc; nếu không đủ bản lĩnh, không chớp lấy thời cơ thì đất nƣớc tụt hậu ngày càng xa hơn, và bị gạt ra ngoài lề.

1.2.2. Tầm quan trọng của phát triển NIS đối với việc đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ cấp liên tục năng lực công nghệ

Đổi mới và nâng cấp công nghệ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp đổi mới cũng cho toàn xã hội nói chung. Về mặt lợi ích thƣơng mại, quan trọng nhất là nhờ đổi mới công nghệ mà chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng

cao rõ rệt. Các điều tra về đổi mới công nghệ cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ đều xếp kết quả này lên hàng đầu trong số các lợi ích mà họ thu đƣợc.

Việc xây dựng và phát triển NIS có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ của quốc gia, đó là:

Thứ nhất, phát triển NIS tạo ra cơ hội cho các quốc gia trong việc tích hợp năng lực của các thành tố KH&CN ở trong nước, cũng như với nước ngoài, chuyên môn công nghệ và ngoài công nghệ để sử dụng hiệu quả hơn tri thức và đổi mới công nghệ nhanh hơn, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Tƣ duy về NIS sẽ tạo ra sự cộng lực, liên kết, tận dụng và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả quốc gia, mà nòng cốt trong đó là các thành phần chủ yếu trong NIS nhằm hƣớng vào cạnh tranh và thông qua cạnh tranh trên thị trƣờng, thông qua vai trò tham dự của tất cả các thành phần để phát huy vai trò tự chủ của đất nƣớc. Chỉ có sức mạnh tổng hợp và sự cộng lực của cả NIS về KH&CN thì mới có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập. Thiếu đi quan điểm lợi ích quốc gia, thiếu đi sức mạnh tổng hợp và quan điểm hệ thống thì tăng trƣởng không thể có tốc độ cao, không thể bền vững về chỉ số môi trƣờng mà còn về cả kinh tế, văn hoá, xã hội…

Thứ hai, phát triển NIS mở ra cơ hội lớn cho các nước đi sau, nguồn lực và tiềm lực KH&CN còn yếu có thể thông qua cơ chế liên kết NIS để có thể nhanh chóng bắt kịp với các quốc gia đi trước.

Phát triển NIS mở ra cơ hội lớn trong việc tích hợp năng lực của các thành tố KH&CN trong các nƣớc đang và kém phát triển với năng lực công nghệ của các nƣớc phát triển, qua đó tiếp cận với chuyển giao công nghệ, chuyên môn công nghệ và ngoài công nghệ để đẩy nhanh và có hiệu quả công

nghệ trong nƣớc. Từ đó cho phép các quốc gia này có khả năng thu hẹp khoảng cách so với các nƣớc phát triển.

Thứ ba, phát triển NIS sẽ giải toả thế khép kín và khó liên kết trong hoạt động của các tổ chức KH&CN, do đó thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ.

Phát triển NIS nếu đƣợc vận dụng, trƣớc hết sẽ hƣớng tới và góp phần tạo ra một mạng lƣới với các tổ chức KH&CN tự chủ hơn, có thể tự sắp xếp và chuyển đổi trong hệ thống, tự liên kết và hoạt động gắn kết với các doanh nghiệp, nâng cao hàm lƣợng KH&CN cho các sản phẩm có tính chất cạnh tranh cao hơn trên thị trƣờng. Nhƣ vậy sẽ khắc phục đƣợc tính tự thân và nhiều khó khăn trong sắp xếp các viện theo kiểu hành chính.

Đồng thời, tƣ duy theo cách tiếp cận NIS mở ra không gian hoạt động và liên kết rộng rãi hơn cho các hoạt động KH&CN, đồng thời tự loại bỏ các hình thức liên kết chủ quan, duy ý chí và kém hiệu quả.

Thứ tư, phát triển NIS sẽ có đóng góp thiết thực vào việc tạo ra và nâng cao hàm lượng tri thức và công nghệ.

Tƣ duy và cách tiếp cận NIS về KH&CN sẽ làm cho các hoạt động KH&CN tự chủ hơn, năng động hơn và do đó có đóng góp thiết thực vào việc tạo và nâng cao hàm lƣợng tri thức và công nghệ. Nhờ đó nâng cao mạnh mẽ chất lƣợng cho sản phẩm, doanh nghiệp, một số ngành sản xuất mũi nhọn có tính chất quyết định năng lực cạnh tranh lâu dài của đất nƣớc.

Sự tiếp cận này bắt nguồn từ thực tế tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn, các yếu tố ngoài công nghệ, đặc biệt là tổ chức, thiết chế chính sách, giáo dục đào tạo và văn hoá kinh doanh có vai trò ngày càng lớn làm cho đổi mới công nghệ ngày càng mang tính tổng hợp, hệ thống và tích hợp trong nó nhiều tƣ duy xa lạ với cách tiếp cận truyền thống, chuyên môn hoá về công nghệ nhƣ trƣớc đây. Tƣ duy và cách tiếp cận NIS về KH&CN là chìa khoá để thay đổi quan niệm

truyền thống trƣớc đây, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ của mỗi quốc gia.

Tóm lại, phát triển NIS về KH&CN có tầm quan trọng to lớn trong việc thúc đẩy đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ. Cách tƣ duy này mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia nhằm giải quyết những thách thức lớn về tăng trƣởng dài hạn và quan trọng hơn nó góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam chính trị (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)