CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
1.2. Vai trò của NIS trong phát triển kinh tế hiện đại
1.2.1. Kinh tế tri thức và nhu cầu đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực
công nghệ
1.2.1.1. Vài nét khái quát chung về nền kinh tế tri thức
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho tới nay, KH&CN đã có những bƣớc phát triển kỳ diệu. Thành tựu nổi bật nhất là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, công nghệ vật liệu...đó là những công nghệ cao cơ bản,chúng đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ XXI -
công nghệ của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài ngƣời. Đây không chỉ là cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cách mạng trong các khái niệm, trong tƣ duy, trong cách sống, cách làm việc, trong các quan hệ xã hội…Đi đôi với quá trình biến đổi lực lƣợng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinh tế tri thức, là quá trình toàn cầu hóa; và trên thực tế đang hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Đó là xu thế phát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia, khôngloại trừ một quốc gia nào.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp trƣớc đây, máy móc thay thế lao động cơ bắp của con ngƣời; còn ngày nay máy tính giúp con ngƣời trong lao động trí óc, nhân lên gấp bội sức mạnh trí tuệ, sức sáng tạo của con ngƣời. Thông tin, tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất của việc tạo ra của cải,
việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên. Lực lƣợng sản xuất xã hội loài ngƣời từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con ngƣời.
Trong bài viết “Phát huy năng lực sáng tạo, xây dựng Hệ thống đổi mới quốc gia để hội nhập vào xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu” [3],
Giáo sƣ Đặng Hữu có những nhận định nhƣ sau về tầm quan trọng của việc xây dựng NIS trong nền kinh tế tri thức :
“Trong nền kinh tế dựa vào tri thức, yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển là tạo ra, quảng bá và sử dụng tri thức. Trƣớc yêu cầu phát triển Kinh tế tri thức, cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hệ thống KH&CN, nhằm tăng cƣờng khả năng làm chủ các tri thức mới của thời đại, khả năng sáng tạo và biến tri thức thành giá trị.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tăng cƣờng năng lực KH&CN quốc gia, chú trọng đặc biệt năng lực nghiên cứu cơ bản, cơ sở để tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới. Đồng thời, cần đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và quản lý KH&CN, phát triển mạnh thị trƣờng KH&CN, thiết lập một NIS hữu hiệu”
Đổi mới là sự áp dụng những giải pháp mới có hiệu quả hơn trong tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh và trong mọi hoạt động. Nguồn gốc của đổi mới là công tác nghiên cứu, sáng tạo. Đó là sự áp dụng trong bất kỳ tổ chức nào những ý tƣởng mới đối với tổ chức đó, hoặc trong sản phẩm, quá trình, dịch vụ, hoặc trong hệ thống quản lý và tiếp thị mà tổ chức đó đang vận hành. Theo OECD (1997) thì đổi mới là quá trình sáng tạo, thông qua đó tri thức tạo ra giá trị kinh tế gia tăng; nói cách khác, giá trị kinh tế gia tăng tạo ra đƣợc thông qua quá trình biến đổi tri thức thành sản phẩm mới, quá trình mới. Đổi mới chính là sử dụng tri thức cho phát triển: không biến đổi tri thức thành sản phẩm mới, quá trình mới thì không có đổi mới, không có sự phát triển. Do
đó việc xây dựng NIS là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của các quốc gia.
Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu nhất là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị. Sức sáng tạo trở thành động lực trực tiếp nhất của sự phát triển. Trong kinh tế công nghiêp việc tạo ra giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là dựa vào sự tối ƣu hoá, hoàn thiện cái đã có; còn trong kinh tế tri thức thì tạo ra giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là do tìm ra cái chƣa biết; cái chƣa biết là cái có giá trị nhất, cái đã biết sẽ dần dần mất giá trị. Tìm ra cái chƣa biết, tạo ra cái mới cũng tức là loại trừ cái đã biết. Vòng đời của một sản phẩm, một công nghệ từ lúc nảy sinh, phát triển, chín muồi đến tiêu vong ngày càng rút ngắn; trƣớc đây vòng đời công nghệ tính bằng nhiều thập kỷ, ngày nay tính bằng năm và đã có nhiều công nghệ thậm chí tính bằng tháng, tốc độ đổi mới rất nhanh chóng.
Nhƣ vậy nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là nhờ năng lực sáng tạo của con ngƣời, năng lực tạo ra tri thức mới, và vận dụng tri thức, biến tri thức thành của cải, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển con ngƣời và phát triển xã hội. Sáng tạo là điều kiện cần nhƣng chƣa đủ; phải có năng lực đổi mới tức là năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn thúc đẩy sự đổi mới và phát triển; và trong đổi mới cũng phải cần yếu tố sáng tạo.
1.2.1.2. Tính tất yếu khách quan của đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ
Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với những thách thức không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Những tác động của suy thoái kinh tế sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến toàn cầu trong những năm tới. Thậm chí ngay trƣớc khi khủng hoảng xảy ra, tốc độ tăng năng suất chậm lại sẽ đe doạ nghiêm trọng đến sự thịnh vƣợng và cạnh tranh của các quốc gia. Cuộc khủng hoảng này đã buộc các nƣớc phải tìm ra các nguồn tăng trƣởng mới và bền vững hơn. Trong bối cảnh
khó khăn hiện tại, các chính phủ đang tìm kiếm chính sách và hành động có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và bảo đảm công bằng và thịnh vƣợng trong tƣơng lai. Đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ chính là chìa khoá mở ra nguồn tăng trƣởng mới và bền vững cho mọi quốc gia, điều này đƣợc thể hiện rõ thông qua tính tất yếu khách quan và những lợi ích mà đổi mới công nghệ đem lại đó là:
Thứ nhất, đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ cùng với ứng dụng tri thức là một trong những giải pháp tối ưu nhất trong việc giải quyết những khó khăn mà toàn cầu đang vấp phải. Hoạt động này có ý nghĩa thiết yếu đối với các công ty và quốc gia đang đang vật lộn trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt, và nó là thứ mà nhiều nƣớc tiên tiến tìm thấy lợi thế so sánh lớn nhất của họ. Mục tiêu của đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ không chỉ dừng lại là tạo ra tăng trƣởng lớn hơn. Những thách thức lớn nhất của xã hội cho chúng ta thấy chúng không có biên giới và một nƣớc đơn lẻ không thể giải quyết. Khả năng đối phó với những vấn đề khẩn cấp đang tăng lên nhƣ biến đổi khí hậu, sức khoẻ, an ninh lƣơng thực và nghèo đói phụ thuộc vào đổi mới mạnh mẽ hơn và những hình thức hợp tác quốc tế mới. Những thách thức toàn cầu đòi hỏi những đáp ứng dựa trên đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ.
Thứ hai, đầu tư vào đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ là chìa khoá để tạo ra các việc làm và tăng năng suất lao động. Các nƣớc chậm phát triển cũng tìm thấy đổi mới là cách nâng cao sức cạnh tranh của mình và chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn. Đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ đã tạo ra nhiều ngành sản xuất mới góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đồng thời thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Thứ ba, sáng tạo và đổi mới là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, là nguồn gốc của nền kinh tế tri thức ngày nay. Tài nguyên là có hạn,
năng lực sáng tạo của con ngƣời là vô hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con ngƣời, thì khả năng của nền kinh tế là hết sức to lớn. Năm 2000 tính chung cho các nƣớc trong khối OECD giá trị do tri thức tạo ra đã chiếm trên 50% tổng GDP. Nhờ đổi mới chính sách và môi trƣờng kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, phát triển mạnh các ngành công nghiệp tri thức, đầu tƣ mạnh vào công nghệ thông tin, các nền kinh tế phát triển nhất khắc phục đƣợc các cuộc khủng hoảng vốn có, đạt tốc độ tăng trƣởng dài hạn cao, thất nghiệp không cao, lạm phát thấp. Trên thực tế các nền kinh tế ấy đã trở thành những nền kinh tế dựa trên tri thức.
Quá trình các nền kinh tế phát triển tiến tới kinh tế tri thức là một quá trình tự nhiên, hợp qui luật phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời. Trƣớc xu thế phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu, các nƣớc đang phát triển ý thức đƣợc ƣu thế vƣợt trội của kinh tế tri thức so với kinh tế công nghiệp; họ chủ động triển khai các chƣơng trình, chiến lƣợc, kế hoạch hành động đi vào kinh tế tri thức. Hội nhập quốc tế, khai thác những ƣu thế của kinh tế tri thức toàn cầu để phát triển đất nƣớc, trong đó đổi mới và nâng cấp công nghệ đó là sự lựa chọn khả dĩ nhất đối với các nƣớc đang phát triển.
Tóm lại, nếu chúng ta không hƣớng tới tăng trƣởng dựa vào đổi mới và