Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại công ty bia sài gòn miền bắc (Trang 41 - 44)

1.2. Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp

nghiệp

Quá trình quản trị nhân sự của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố tác động đến. Nếu tác động tích cực sẽ làm cho quá trình quản trị nhân sự diễn ra theo ý muốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể quản trị nhân sự theo đúng định hướng của tổ chức.

1.2.5.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự phải kể đến các yếu tố cơ bản sau:

Một là, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trong việc thu hút người xin việc và ảnh hưởng tới chất lượng của công tác quản trị nhân sự là tuyển dụng nhân sự. Bởi tên tuổi của doanh nghiệp chính là tài sản quý giá đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút ứng viên và đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Bên cạnh đó, khi tổ chức thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng thì khả năng lựa chọn được người phù hợp với công việc là cao hơn. Thực tế đã cho thấy rằng các công ty có tên tuổi khi đăng quảng cáo tuyển dụng thì lượng đơn xin việc của các ứng viên có chất lượng cao sẽ cao hơn nhiều lần so với việc quảng cáo tuyển dụng cùng một vị trí của một công ty bình thường khác.

Hai là, kế hoạch hoá nhân lực

Quản trị nhân sự hay cụ thể là kế hoạch tuyển dụng phụ thuộc trực tiếp vào hoạch định nguồn nhân sự của doanh nghiệp. Hoạch định nguồn nhân sự là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó. Hoạch định nguồn nhân sự là cơ sở cho các hoạt động nhân sự khác. Để tuyển dụng được những người lao động mới, doanh nghiệp cần làm rõ: loại lao động nào cần tuyển? Bao nhiêu người? Khi nào?... Trả lời

các câu hỏi này có liên quan chặt chẽ với các hoạch định nguồn nhân sự và kế hoạch chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, hoạch định nguồn nhân sự là cơ sở của tuyển dụng nhân sự nói riêng và quản trị nhân sự tại doanh nghiệp nói chung và ảnh hưởng trước hết tới quy mô nhân sự của doanh nghiệp.

Ba là, công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng có vai trò rất lớn đối với quản trị nhân sự tại doanh nghiệp, nó được thể hiện ngay từ khâu lập kế hoạch tuyển dụng, từ việc phân tích công việc để đưa ra được các yêu cầu đối với người xin việc và sự đầu tư cho tuyển dụng bao gồm cả đầu tư về tài chính, nhân lực, thời gian, cơ sở vật chất và sự quan tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một khi tất cả các yếu tố này đều được thực hiện tốt và đồng đều thì hiệu quả hay chất lượng của công tác quản trị nhân sự sẽ rất cao vì công tác tuyển dụng được thực hiện tốt theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp là tuyển được người phù hợp nhất.

Bốn là, văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa đóng vai trò quan trọng vì đó là một trong những yếu tố quyết định sự thu hút của một doanh nghiệp đối với ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện tại. Những tổ chức xây dựng được “phong cách hay văn hoá riêng của mình” sẽ thu hút được nhân tài đến với tổ chức, nếu văn hóa doanh nghiệp cực kỳ thoải mái, công ty có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và duy trì những nhân viên có tính cách nghiêm nghị vì họ có thể cho rằng đó là nơi làm việc thiếu “nghiêm túc” và gây bất lợi cho cho nghề nghiệp lâu dài. Có nhiều cách để kéo gần khoảng cách giữa môi trường văn hóa hiện tại của doanh nghiệp với môi trường văn hóa cần có để thu hút và giữ chân người giỏi. Việc cải thiện môi trường văn hóa nơi làm việc không phải quá khó khăn hay tốn kém. Tất cả những gì cần làm để phát triển một môi trường văn hóa phù hợp là sẵn sàng quan sát và lắng nghe, một chút sáng tạo.

1.2.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên trong quá trình quản trị nhân sự sẽ có một số tác động tiêu cực của môi trường làm trở ngại cho quy trình quản trị nhân sự. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động tiêu cực đến công tác quản trị nhân sự, cần tính đến các nhân tố như:

Thứ nhất, yếu tố kinh tế chính trị

Khi một quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định, nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao động được cải thiện, do vậy đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hoàn thiện công tác quản trị nhân sự của mình và mở rộng quy mô.

Thứ hai, yếu tố văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội của một nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Nếu yếu tố này phát triển nó sẽ giúp ý thức và phẩm chất của con người được nâng cao. Vì thế sẽ nâng cao được chất lượng các ứng viên giỏi tham gia vào doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ thống pháp luật và chính sách, quy định của nhà nước về công tác nhân sự tại doanh nghiệp

Các chính sách và pháp luật hiện hành của nhà nước cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng có các phương pháp quản trị nhân sự khác nhau, nhưng áp dụng các phương pháp nào thì cũng phải chấp hành các quy định của Luật lao động.

Thứ tư, các điều kiện về thị trường lao động

Điều kiện về thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Thị trường lao động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng của tổ chức là thuận lợi và ngược lại. Khi đó, tổ chức không chỉ tuyển được đủ số

lượng lao động theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứng viên tiềm năng là rất lớn. Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động không thể không nói đến chất lượng lao động cung ứng, nếu chất lượng lao động trên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng nhân sự. Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trên thị trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển dụng nhân sự và quản trị nhân sự của DN.

Thứ năm, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác

Thực tế thời đại thông tin và toàn cầu hoá, cạnh tranh của doanh nghiệp hiện đại đã chuyển từ cạnh tranh sản phẩm thành cạnh tranh con người. Quan niệm này đã được rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được. Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp triển khai xoay quanh việc thu hút, chiêu mộ nhân tài. Công tác bồi dưỡng huấn luyện nhân viên đã được nhiều doanh nghiệp thành công hoặc đang phát triển coi trọng. Trong một chừng mực nào đó, cạnh tranh của doanh nghiệp là cạnh tranh nhân tài, mấu chốt của cạnh tranh nhân tài chính là cạnh tranh trong việc tuyển dụng và bồi dưỡng huấn luyện nhân viên. Như vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì công tác quản trị nhân sự nhất là việc tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ rất được chú trọng và cân nhắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại công ty bia sài gòn miền bắc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)