TT Hạng mục Mức bồi thường Nguyên nhân, ý kiến Số phiếu đã điều tra Tỷ lệ (%) Thoả đáng 83 55,33
1 Đất đai Chưa thoả
đáng 67 44,67 Mức giá bồi thường thấp Tài sản hoa màu trên đất Thoả đáng 72 48,00 2 Chưa thoả đáng 78 52,00 Mức giá bồi thường thấp Chính sách hỗ trợ Thoả đáng 74 49,33 3 Chưa thoả đáng 76 50,67 Mức hỗ trợ còn thấp
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả năm 2020)
+ 67 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án còn thấp chiếm (44,67%). Các hộ này cho rằng chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất chưa sát với thực tế thị trường đất đai cùng thời điểm, giá bồi thường còn chấp, chưa đáp ứng nhu cầu cảu người dân bị mất đất. Có một số ý kiến đề nghị thu hồi hết và thu hồi thêm diện tích ngoài chỉ giới thu hồi thực hiện dự án vì họ cho rằng diện tích còn lại ít, điều kiện canh tác khó khăn.
Giá bồi thường tài sản, hoa màu trên đất:
+ 72 ý kiến đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất trong phương án (chiếm 48%);
+ 78 ý kiến không đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất (chiếm 52%) , các hộ gia đình có đề nghị tăng giá bồi thường theo ý kiến của người dân là mức bồi thường hoa màu như vậy qua các năm là không thay đổi, trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp đều thay đổi qua các năm theo yếu tố thị trường, và mức đầu tư trên 1 m2 đất nông nghiệp cũng thay đổi như giá phân lân, phân đạm thay đổi từng tháng, từng thời kỳ thậm chí từng ngày vì vậy theo ý kiến của các hộ dân được điều tra là mức giá bồi thường hoa màu trên đất cần thay đổi theo yếu tố thị trường tại thời
điểm thu hồi đất và bồi thường. Ngoài ra khung giá về tài sản, công trình kiến trúc trên đất như nhà cửa, công trình phụ…còn thấp, với giá bồi thường đó không thể xây dựng lại được những công trình đã bị thu hồi.
- Chính sách hỗ trợ:
+ 74 ý kiến đồng ý với chính sách hỗ trợ của dự án (chiếm 49,33%);
+ 76 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ còn thấp (chiếm 50,67%). Các hộ dân bị thu hồi đất cho rằng các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định sời sống và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp còn thấp. Mức hỗ bằng 2,5 lần tiền đất vì vậy mức tiền bồi thường hỗ trợ chủ yếu là nằm ở phần hỗ trợ. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách có thể điều chỉnh lại mức giá bồi thường hỗ trợ cho các hộ vì hiện nay quỹ đất của các địa phương càng ngày càng bị thu hẹp để phục vụ sản xuất công nghiệp và các công trình công cộng, mà đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
3.4.2. Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường đất đến đời sống của người dân sống của người dân
3.4.2.1. Tình hình chung về bồi thường, hỗ trợ
Theo quy định của pháp luật về đất đai, người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị QSDĐ tại thời điểm có quyết định thu hồi. Qua kết quả điều tra, khảo sát tại huyện Bình Chánh cho thấy hầu hết các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đều được bồi thường bằng tiền vì các địa phương không còn đủ quỹ đất sản xuất để bồi thường.
Trong quá trình thực hiện dự án; Thành phố đã có quy định cụ thể về chính sách tuyển dụng lao động để giải quyết công ăn việc làm cho người có đất bị thu hồi: Tuyển dụng lao động cho những hộ có đất bị thu hồi nhất là lao động phổ thông khi họ có đủ điều kiện tuyển dụng; Người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ có nhu cầu được học nghề thì được miễn học phí đào tạo nghề cho 01 khóa học, theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; trường hợp không tuyển lao động thì hộ gia đình có đất bị thu hồi được nhận thêm tiền để chuyển
đổi nghề nghiệp với mức hỗ trợ bằng 2,5 lần giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.
Thành phố còn có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng, đào tạo lao động là người địa phương. Nhưng phần lớn nông dân có trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật thấp (đặc biệt là đối với những lao động thuần nông ở độ tuổi trên 30) nên tỷ lệ lao động bị thu hồi đất được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh không nhiều.
Việc đào tạo nghề đối với lao động ở lứa tuổi trên 30 là rất khó khăn. Trên thực tế, các nhà đầu tư chỉ tuyển dụng được từ 5% tới 10% số lao động tại địa phương, chủ yếu ở độ tuổi dưới 30. Một số doanh nghiệp có tuyển dụng lao động của địa phương nhưng thường chỉ bố trí vào vị trí lao động đơn giản có thu nhập thấp (như bảo vệ , tạp vụ). Vì vậy, một thời gian sau các lao động này tự xin thôi việc để tìm việc ở nơi khác có thu nhập cao hơn.
3.4.2.2. Đánh giá tác động của công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ TĐC đến đời sống, việc làm và thu nhập của người bị thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu
Kết quả phỏng vấn 150 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện Dự án thấy: Bình quân đất nông nghiệp của mỗi hộ bị thu hồi là 126,24 m2, hộ bị thu hồ i nhiều nhất là 425,3 m2, hộ bị thu hồi ít nhất là 4,3 m2, Bình quân mỗi hộ được bồi thường, hỗ trợ 4,048 triệu đồng.
Như vậy số hộ bị mất gần hết hoặc toàn bộ đất canh tác tại 02 dự án nghiên cứu chiếm 1,33% do 2 dự án chủ yếu lấy đất giao thông của các xã, không lấy nhiều vào đất nông nghiệp của các hộ dân, số hộ bị thu hồi dưới 50% đất nông nghiệp là chủ yếu (chiếm 76,67%).
Kết quả phỏng vấn 70 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành cho thấy: Bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 323 m2, bình quân đất nông nghiệp mỗi hộ bị thu hồi là 127 m2. Không có hộ dân nào bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp, có 02/70 hộ dân bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp; 21/70 hộ dân bị thu hồi từ 30 – 70% diện tích đất nông nghiệp và có 47/70 hộ dân bị thu hồi đất dưới 30% đất nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ được bồi thường, hỗ trợ 33,75 triệu đồng.