1.5.1 .Chỉ tiêu định lượng
2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn dân cƣ tại ngân hàng TMCP ngoạ
2.3.1. Đánh giá chung
Đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt Nam-Chi nhánh Thành Công, nhận thức được rõ tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn dân cư, do nguồn tiền gửi của dân cư có tính ổn định cao.Từ đó ngân hàng đang chú trọng và tìm hiểu biện pháp để đẩy mạnh huy động nguồn vốn này.Chính vì vậy, ngân hàng đã đạt được một số thành tựu đáng kể như sau:
- Huy động vốn dân cư có mức tăng trưởng khá cao qua các năm 2011, 2012 trong năm 2013 đạt mức là 5.787 tỷ đồng. Nhờ đó chi nhánh không những tự lực được nguồn vốn kinh doanh, mà còn có vốn điều chuyển lên Ngân hàng ngoại thương Việt Nam để trung tâm điều chuyển về những chi nhánh bạn gặp khó khăn trong công tác huy động. Đạt được kết quả này là do ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt Nam-Chi nhánh Thành Công đã làm tốt công tác khách hàng và marketing để giữ khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đối với khách hàng truyền thống có nguồn tiền gửi lớn luôn được ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt Nam-Chi nhánh Thành Công đưa ra chính sách ưu đãi như giao dịch tận nơi về tiền mặt và chứng từ.
- Ngân hàng đang từng bước đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi dân cư. Trước hết, ngân hàng đã đa dạng hóa các kì hạn gửi tiền thông thường với 21 kì hạn, từ không kì hạn tới 60 tháng trở lên, đa dạng các hình thức trả lãi :trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kì(tháng hoặc quý);đa dạng hóa các loại tiền gửi huy động. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh về vốn huy động dân cư, sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng vốn trung và dài hạn ngày càng tăng, vốn uỷ thác đầu tư, lượng vốn ngoại tệ ngày càng nhiều, trong đó ngoại tệ gửi dài hạn tăng cao, đã tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế.
- Trong quá trình hoạt động VCB Thành Công rất quan tâm tới việc mở rộng mạng lưới hoạt động. Cho đến nay, mạng lưới của chi nhánh gồm 08 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Điều này tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc mở rộng thị phần kinh doanh của mình.
- Trong công tác xây dựng và thực hiện chính sách huy động vốn dân cư, chi nhánh đã theo dõi nắm bắt kịp thời mọi biến động trên thị trường để từ đó điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh.
Những đánh giá dưới đây có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động huy động vốn dân cư của chi nhánh:
Điểm mạnh(Strength):
- Địa bàn hoạt động của chi nhánh thuộc khu vực phát triển về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, ICT và có trình độ dân trí, thu nhập dân cư cao
- Chi nhánh đã thiết lập được sức mạnh thương hiệu tại địa bàn, chất lượng phục vụ ngày càng được cải thiện để cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ
- Cán bộ được đào tạo bài bản, trình độ cao
- Tại địa bàn hoạt động chi nhánh có ưu thế về dư nợ bán lẻ, doanh số nhận tiền kiều hối, số dư huy động vốn, số lượng phát hành thẻ ghi nợ. Chi
nhánh là một trong số các chi nhánh dẫn đầu về số dư huy động vốn bán lẻ, nhận tiền kiều hối.
Điểm yếu(Weakness):
- Trụ sở của chi nhánh còn phải di chuyển trong quá trình hoạt động, không ổn định
- Huy động vốn bán lẻ có hiệu suất bán hàng tính trên đầu cán bộ bán lẻ và điểm bán mặc dù cao hơn toàn ngành nhưng còn thấp hơn so với mức trung bình của khu vực
Cơ hội(Opportunities):
- Cơ cấu dân số thành thị lớn, người dân có thu nhập cao giúp chi nhánh có cơ hội huy động vốn bán lẻ, phát triển dịch vụ cho khách hàng VIP
- Mobile, internet …phổ cập, dân số trẻ là cơ hội để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Số lượng đơn vị kinh tế lớn cùng lực lượng lao động dồi dào, tập trung nhiều nhất tại khu vực kinh tế tư nhân tạo cơ hội phát triển tín dụng bán lẻ và các dịch vụ tài chính trọn gói cho doanh nghiệp và lao động của doanh nghiệp
Thách thức(Threath):
-Hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhất nên áp lực cạnh tranh rất lớn
-Trình độ dân trí cao đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ không ngừng được cải tiến và nâng cao
- Điều hành chính sách lãi suất từ phía ngân hàng nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động lõi
- Kinh tế tăng trưởng chậm, đòi hỏi nhiều nỗ lực để đảm bảo phát triển đi đôi với an toàn, hiệu quả
- Thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao là thách thức đối với ngân hàng trong việc cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng