Dự thảo các chương trình hành động ngăn ngừa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2012 2020 (Trang 79 - 86)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.3. Dự thảo các chương trình hành động ngăn ngừa

3.5.3.1. Chương trình tăng cường quản lý môi trường của Thành phố - Mục tiêu của chương trình

Củng cố tăng cường bộ máy quản lý môi trường của Thành phố là rất quan trọng, góp phần tạo uy tín và niềm tin cho doanh nghiệp thực hiện việc ngăn ngừa ô nhiễm. Để thực hiện chương tình này cần 2 nội dung chính: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường của Thành phố, hoàn thiện khu pháp lý và xây dựng quy trình quản lý môi trường của Thành phố.

- Triển khai thực hiện

Nội dung 1: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường của Thành phố Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường cửa Thành phố cần phải xây dựng bộ máy quản lý phù hợp và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ vận hành tốt bộ máy.

Bộ máy quản lý môi trường của Thành phố hiện nay tương đối nhỏ so với trọng trách quản lý môi trường của Thành phố. Do đó, đề tài đề xuất sơ đồ tổ chức về quản lý môi trường tại Thành phố Bắc Giang như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường Thành phố Bắc Giang

PHÒNG QLMT TỈNH UBND THÀNH PHỐ Phòng… Phòng QLMT Phòng QLTN Phòng Kinh tế Tổ giám sát MT (4-6 cán bộ chuyên trách) Tổ tuyên truyền và giáo dục cộng đồng (2 cán bộ chuyên trách) Tổ chính sách môi trường (2 cán bộ chuyên trách)

Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Quản lý môi trường phân chia cho các tổ công tác như sau:

- Tổ giám sát môi trường:

+ Kiểm tra và giám sát việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Lên kế hoạch kiểm tra định kỳ và xử phạt đối với các cơ sở sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ và kiến nghị thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với các cơ sở lớn.

+ Phối hợp Phòng Quản lý Môi trường - Sở TNMT giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

+ Tham gia Hội đồng thẩm định các dự án môi trường liên quan tới Thành phố với tư cách là ủy viên và nghiệm thu các hạng mục chương trình xử lý ô nhiễm.

+ Cấp bản cam kết bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp.

+ Lập danh sách các cơ sở sản xuất thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường và kiến nghị khen thưởng.

- Đóng góp ý kiến về việc quy hoạch địa điểm thực hiện các dự án trên địa bàn Thành phố ở góc độ môi trường.

- Tổ tuyên truyền giáo dục:

+ Tuyên truyền giáo dục cho người dân và doanh nghiệp về những quy định, chính sách, những kiến thức và những lợi ích của việc bảo vệ môi trường.

+ Tổ chức các lớp đào tạo, hội thảo tuyên truyền ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố.

+ Tổ chức các cuộc vận động, hội thi tìm hiểu môi trường, những lợi ích của việc bảo vệ môi trường và những tác hại của các nguồn ô nhiễm nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và phát huy vai trò giám sát của cộng đồng đối với các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tổ chính sách môi trường:

+ Xây dựng những quy định, chính sách bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của Thành phố.

+ Tư vấn các cơ sở sản xuất trên địa bàn tiếp cận với các nguồn hỗ trợ cho việc bảo vệ môi trường: quỹ xoay vòng, quỹ giảm thiểu ô nhiễm,...

+ Phối hợp với các phòng kinh tế Thành phố trong việc cấp phép kinh doanh cho các doanh nghiệp và đề xuất các quy định chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm.

Nội dung 2: Hoàn chỉnh quy trình quản lý

- Xây dựng các quy trình quả lý cụ thể cho từng loại việc cụ thể. Ví dụ: quy trình kiểm tra giám sát dinhk kỳ, quy trình cấp bản cam kết bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp,...

- Xây dựng các mẫu biểu tương ứng cho mỗi loại quy trình quản lý và giới thiệu trong sổ tay hướng dẫn cho các doanh nghiệp.

- Áp dụng quy trình quản lý thống nhất cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố.

Hệ thống quản lý cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố chưa thực sự hoàn chỉnh do đó đề tài đề xuất một mô hình quản lý thống nhất cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Bắc Giang như sau:

Hình 3.2. Mô hình quản lý thống thất cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Bắc Giang

CÁC CSSX CÔNG NGHIỆP CÓ HỆ THỐNG XỬ LÝ Ô NHIỄM

Thường xuyên bị khiếu nại

Cụm công nghiệp tập chung CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐĂNG KÝ MỚI Thực hiện sx sạch hơn Xây dựng hệ thống ô nhiễm Kiểm tra hiệu quả xử lý ô nhiễm Tiếp tục cấp phép hoạt động Nhắc nhở Ngừng hoạt động CÁC CSSX CHƯA CÓ HỆ HỐNG XỬ LÝ Ô NHIỄM

Muốn mở rộng sản xuất nhưng không có mặt bằng

Không thể áp dụng 2 biện pháp trên Mở rộng sx mà không có mặt bằng

Không thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm

Không đạt Đạt không khắc phục

3.5.3.2. Chương trình tuyên truyền giáo dục cộng đồng và các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố

* Mục tiêu của chương trình

- Đối với doanh nghiệp: Nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự hiểu biết của doanh nghiệp trong công việc bảo vệ môi trường.

- Đối với người dân: Giới thiệu cho người dân về thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp trên địa bàn Thành phố; Những ảnh hưởng của các chất ô nhiễm Công nghiệp tới sức khỏe con người. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và tranh thủ sự giám sát của họ đối với các doanh nghiệp thực hiện cam kết ô nhiễm môi trường.

* Nội dung hoạt động

- Hưởng ứng và triển khai tốt các đợt vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường của tỉnh.

- Phối hợp các trường, viện nghiên cứu tổ chức các lớp tập huấn về ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp: sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng,... và gắn chứng chỉ tốt nghiệp khóa học này với việc đăng ký hoạt động ngành nghề công nghiệp. Kiến nghị UBND Thành phố quy định bổ sung trong hồ sơ đăng ký hoạt động ngành nghề phải có cả chứng chỉ này.

- Tổ chức các buổi hội thảo phổ biến các chính sách, quy định mới về bảo vệ môi trường.

- Mời chuyên gia tư vấn cùng tham dự buổi kiểm tra môi trường định kỳ để cùng trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp nằm giúp họ thấy được ư điểm của việc áp dụng các biện pháp kiểm soát môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức môi trường.

- Phát động phong trào thi đua bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp. Phối hợp báo đài tổ chức khen thưởng các doanh nghiệp đạt thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường.

3.5.3.3. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xử lý ô nhiễm cuối đường ống và áp dụng sản xuất sạch hơn

* Mục tiêu của chương trình

- 100% các doanh nghiệp mới thành lập và 50% các doanh nghiệp cũ áp dụng sản xuất sạch hơn.

* Phạm vi áp dụng chương trình

Tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Bắc Giang chưa áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm, ngăn ngừa ô nhiễm hoặc có áp dụng nhưng không hiệu quả.

* Thành lập ban chỉ đạo chương trình

Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố cần thành lập ban chỉ đạo chương trình.

* Nội dung thực hiện

- Soạn thảo tài liệu hướng dẫn và các chính sách hỗ trợ.

- Khảo sát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kê khai chất thải và đăng ký lựa chon giải pháp xử lý ô nhiễm.

- Tổ chức tư vấn cho các doanh nghiệp.

- Phân loại các doanh nghiệp theo phương án các đăng ký. - Kiến nghị UBND Thành phố ra quyết định.

- Công tác giám sát.

3.5.3.4. Chương trình quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại * Mục tiêu chương trình

Thu gom toàn bộ chất thải công nghiệp đã được phân loại và kiểm soát được 100% chất thải nguy hại từ các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

* Nội dung thực hiện

Nội dung 1: Phân loại chất thải công nghiệp tại nguồn

Nội dung này cần phải được các doanh nghiệp ý thức thực hiện nghiêm túc bằng cách:

- Phân loại chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt của cơ sở sản xuất. Chất thải công nghiệp được lưu chữ ở khu vực riêng biệt. Còn chất thải sinh hoạt được thu gom mỗi ngày theo đội thu gom rác dân lập. Phải có hợp đồng thu gom (hoặc biên lai thu tiền hang tháng) đối với chất thải sinh hoạt.

- Tiếp tục phân loại chất thải công nghiệp thành loại có thể tái chế và loại không thể tái chế. Loại có thể tái chế (hoặc tái sử dụng) sẽ tái sử dụng hoạc bán cho cơ sở khác làm nguyên liệu sản xuất và phải có hợp đồng mua bán để chứng minh. Còn loại không thể tái chế, doanh nghiệp phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.

- Đối với chất thải nguy hại, phải lưu chữ rất cẩn thận, tránh rò rỉ và phải có hợp đồng xử lý chất thải nguy hại.

- Tất cả các chứng từ liêm quan tới việc xử lý chất thải của doanh nghiệp đều phải được doanh nghiệp lưu chữ và trình cho đoàn kiểm tra môi trường theo định kỳ và xem như là những chứng từ bắt buộc trong hồ sơ kê khai, quản lý chất thải rắn của doanh nghiệp.

Hình 3.3. Quy trình quản lý chất thải của doanh nghiệp

Nội dung 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại

Xây dựng phần mềm quản lý các cơ sở sản xuất công nghiệp và đơn vị thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của tỉnh.

Cơ sở sản xuất công nghiệp B Đơn vị dịch vụ xử lý chất thải Bãi chôn lấp chất thải Chất thải không thể tái sử dụng Chất thải có thể tái sử dụng Chất thải công nghiệp Chất thải nguy hại Cơ sở sản xuất công nghiệp A Chất thải sinh hoạt

Mục tiêu: Thống kê cập nhập dữ liệu thông tin về các đơn vị sản xuất công nghiệp (chủ nguồn thải) và đơn vị dịch vụ thu gom – vận chuyển – lưu trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tạo cầu nối thông tin giữa các Sở, Ban ngành và Thành phố về quản lý nhà nước đối với các đối tượng trên.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý chất thải công nghiệp trên địa bàn

Để thực hiện được nội dung này, Thành phố phải đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện tốt nội dung 1. Khi việc quản lý chất thải rắn tại doanh nghiệp được thực hiện một các nghiêm túc thì việc hiện đại hóa công tác quản lý sẽ khả thi và dễ dàng hơn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2012 2020 (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w