4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường Thành phố Bắc Giang
3.1.4.1. Chất lượng môi trường không khí xung quanh
Do hoạt động của các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công, các khu công nghiệp, làng nghề, hoạt động xây dựng, hoạt động giao thông đường bộ… là những nguồn phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí trên địabàn Thành phố Bắc Giang.
Các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công làng nghề chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, nằm phân tán ở các khu dân cư, công nghệ lạc hậu, chưa có thiết bị và hệ thống xử lý bụi, khí. Do đó, tại các khu vực này chất lượng không khí bị ô nhiễm bụi, SO2, NO2 như khu vực gần nhà máy phân đạm, nhà máy giấy Xương Giang…
Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí khu vực Thành phố Bắc Giang thể hiện ở các mẫu: KK1; KK2; KK3; KK4; KK5; KK6; KK7; KK8; KK9.
KK1: Đầu cầu Mỹ Độ, theo hướng gió.
KK2: Cổng công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc, ngoài tường bao. KK3: Bến xe khách (giữa bến).
KK4: Ngã ba Kế, theo hướng gió.
KK6: Ngã ba đường Hùng Vương giao với quốc lộ 1A mới. KK7: CCN Dĩnh Kế, giữa CCN.
KK8: CCN Xương Giang, giữa CCN.
KK9: Xã Đa Mai, cuối bãi chôn lấp rác theo hướng gió.
a. Kết quả phân tích vi khí hậu và tiếng ồn
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc vi khí hậu và tiếng ồn
Đơn vị KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 KK8 KK9
Nhiệt độ 0C 29 30 31 31 32 31 29 28 28
Độ ẩm % 71 69 69 68 67 70 72 72 72
Tốc độ gió m/s 1,2 1,2 1 1 1,5 1 1,6 2,5 1,4
Tiếng ồn dAB 67-76 65-75 67-77 68-78 62-70 64-74 67-78 66-75 64-71
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện mạng lưới QTMT tỉnh Bắc Giang 2012)
Tại thời điểm quan trắc, nhiệt độ của khu vực nằm trong khoảng từ: 28- 320C, độ ẩm không khí từ 67- 72%, tốc độ gió 1- 2,5 m/s.
b. Kết quả quan trắc các chất gây ô nhiễm trong không khí
Bụi: Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí theo QCVN 05- 2009/BTNMT
là 0,3 mg/m3. Theo kết quả phân tích hàm lượng bụi lơ lửng nằm trong khoảng 0,18-0,44 mg/m3. Như vậy tại vị trí KK2, KK3, KK4, KK6, KK8 xấp xỉ và vượt giới hạn cho phép từ 1- 1,47 lần giới hạn quy chuẩn cho phép.
Bảng 3.7. Chất lượng không khí xung quanh địa bàn Thành phố Bắc Giang
STT Ký hiệu mẫu Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NO2 CO O3 1 KK1 0,338 0,245 0,116 0,351 0,032 2 KK2 0,44 0,227 0,127 4,145 0,058 3 KK3 0,036 0,265 0,142 4,12 0,055 4 KK4 0,315 0,213 4,112 0,136 0,028 5 KK5 0,18 0,26 1,87 0,132 0,064 6 KK6 0,35 0,182 3,38 0,15 0,06 7 KK7 0,292 0.192 3,23 0,141 0,034 8 KK8 0,3 0.02 3,36 0,127 0,058 9 KK9 0,22 0,095 1,9 0,058 0,051 QCVN 05, 06 - 2009/BTNMT 0,3 0,35 30 0,2 0,18
Khí SO2: Nồng độ khí SO2 trong không khí theo QCVN 05:2009/BTNMT là
0,35 mg/m3. Kết quả phân tích tại thời điểm lấy mẫu thì nồng độ SO2 trung bình trong không khí của khu vực nằm trong khoảng 0,095-0,15 mg/m3. Theo đó thì nồng độ khí SO2 vẫn nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.
Khí CO: Nồng độ khí CO trong không khí theo QCVN 05:2009/BTNMT là 30
mg/m3. Như vậy theo số liệu phân tích, nồng độ CO trong không khí trung bình tại thời điểm quan trắc nằm trong khoảng từ: 1,9-4,145 mg/m3. Nồng độ CO tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.
Khí NO2: Nồng độ khí NO2 trong không khí theo QCVN 05:2009/BTNMT
là 0,2 mg/m3. Theo kết quả phân tích được trong thời điểm quan trắc thì nồng độ NO2 trung bình trong không khí của khu vực phổ biến nằm trong khoảng từ: 0,065- 0,150 mg/m3. Nhìn chung tại các vị trí quan trắc nồng độ NO2 đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.
Khí O3: Nồng độ khí O3 trong không khí theo QCVN 05:2009/BTNMT là 0,18
mg/m3. Theo kết quả phân tích thì nồng độ khí O3 trung bình trong không khí của khu vực tại thời điểm quan trắc nằm trong khoảng 0,028- 0,064 mg/m3. Vào ngày quan trắc nồng độ O3 thấp hơn giới hạn quy chuẩn cho phép.
Theo kết quả đo và phân tích nhận thấy:
1. Hàm lượng bụi lơ lửng tại các vị trí KK2, KK3, KK4, KK6, KK8 xấp xỉ và vượt giới hạn cho phép từ 1-1,47 theo QCVN 05:2009/BTNMT.
2. Nồng độ SO2, CO, NO2, O3 đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép. 3. Hàm lượng hơi HC thấp hơn giới hạn QCVN 06:2009/BTNMT cho phép. Nhìn một cách tổng quát thì môi trường không khí trong khu vực chưa bị ô nhiễm.
3.1.4.2. Hiện trạng về hệ thống cấp, thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường
Thành phố Bắc Giang sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước có công suất 25.000 m3/ng.đ, cấp nước sinh hoạt cho gần 100% dân nội thành và một phần ngoại thành; các đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh; dân cư còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước tự nhiên.
Về thoát nước, Thành phố Bắc Giang đã xây dựng xong hệ thống thoát nước theo dự án Đan Mạch; các đô thị khác đang đầu tư xây dựng song chưa có hệ thống thoát nước thải riêng và không đồng bộ; khu KCN Đình Trám đã đưa vào sử dụng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000 m3/ngđ; các CCN còn lại có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa xây dựng; các cụm công nghiệp cũng chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Đến nay mới có bãi xử lý và chôn lấp rác thải đạt tiêu chuẩn tại Thành phố Bắc Giang.
3.1.4.3. Chất lượng các nguồn nước mặt, nước ngầm a, Chất lượng nước mặt
Kết quả quan phân tích môi trường nước mặt khu vực Thành phố Bắc Giang được kí hiệu như sau:
NM1: Nước sông Thương tại điểm lấy nước cho nhà máy nước Bắc Giang - phường Thọ Xương, Thành phố Bắc Giang.
NM2: Nước sông Thương sau cống xả Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc 200m về phía Bắc, phường Thọ Xương, Thành phố Bắc Giang.
NM3: Nước sông Thương trước cửa cống 5 Cửa, xã Đa Mai, Thành phố Bắc Giang. NM4: Tại Kênh T6, đoạn chảy qua xã Song Khê, Thành phố Bắc Giang, phía Bắc đường Quốc lộ 1A mới.
NM5: Hồ Nhà Dầu, phường Trần Phú.
NM6: Nước sông Thương tại xã Tân Tiến, cách chân cầu Xương Giang 300m. NM7: Nước thải sông Thương, trước cống thải của Nhà máy xử lý nước thải Thành phố Bắc Giang, xã Tân Tiến.
NM8: Hồ 1/6, phường Trần Phú. NM9: Mương nội đồng, xã Tân Tiến. NM10: Hồ Thùng Đấu.
TT Chỉ tiêu thử nghiệm ĐVT Tên mẫu QCVN 08:2008/BTNMT MN1 MN2 MN3 NM4 NM5 NM6 NM7 NM8 NM9 NM10 B1 B2 1 Nhiệt độ oC 29.9 31.3 30 29.9 29.8 30.1 29.8 29.9 28.8 28.9 - - 2 pH - 6.81 6.8 6.6 6.6 6.82 5.88 6.53 6.82 6.58 6.8 5,5-9 5,5-9 3 DO mg/l 6.1 5.9 5.9 4.4 5.9 6 6.1 6.6 3.9 6.2 ≥ 4 ≥ 2 4 SS mg/l 56.4 62.8 57 78.3 58.2 55.2 52.8 49.8 87.5 51.4 50 100 5 BOD5 mg/l 35.5 54.4 36.9 73.4 36.5 35.6 35.8 19.8 31.8 27 15 25 6 COD mg/l 61.4 100.5 60.3 140 80 57.4 55.6 40.6 58.4 60 30 50 7 Tổng Nitơ mg/l 2.162 3.183 2.677 3.65 2.111 1.926 1.085 3.308 5.659 6.68 - - 8 Tổng Photpho mg/l 0.196 0.315 0.104 0.427 0.221 0.185 0.169 0.102 0.248 0.508 - - 9 Cl- mg/l 14.6 15.2 13.7 13.5 11.8 15.1 18.5 19 13.1 18.8 600 - 10 Sắt mg/l 0.086 KPT KPT 0.097 KPT 0.061 0.036 KPT 0.072 KPT 1.5 2 11 Mn mg/l 0.005 KPT KPT 0.081 KPT 0.011 0.011 KPT 0.013 KPT - - 12 Cu (*) mg/l 0.002 KPT KPT 0.004 KPT 0 0.002 KPT 0.003 KPT 0.5 1 13 Zn mg/l 0.012 KPT KPT 0.031 KPT 0.011 0.008 KPT 0.011 KPT 1.5 2 14 Pb (*) mg/l KPH KPT KPT KPH KPT KPH KPH KPT KPH KPT 0.05 0.05 15 Cd (*) mg/l KPH KPT KPT KPH KPT KPH KPH KPT KPH KPT 0.01 0.01 16 As mg/l KPH KPT KPT KPH KPT KPH KPH KPT KPH KPT 0.05 0.1 17 Hg mg/l KPH KPT KPT KPH KPT KPH KPH KPT KPH KPT 0.001 0.002 18 Dầu mỡ mg/l 0,011 KPT KPT 0,021 KPT 0,008 0.012 KPT KPH KPT 0.1 0.3 19 Tổng Coliform (*) MNP/100ml 5,4.103 5,2.103 5,6.103 7,8.103 3,1.103 3,3.103 4,5.103 3,7.103 3,3.103 3,1.103 7500 10000
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện mạng lưới QTMT tỉnh Bắc Giang 2012) Ghi chú: KPH: không phát hiện; KPT: không phân tích.
* Đánh giá mức độ ô nhiễm trên phương diện các thông số vật lý
- Nhiệt độ (0C): Số liệu phân tích nhiệt độ của nước mặt cho thấy giá trị nhiệt độ dao động tương đối ổn định từ 29,8- 31,30C.
- pH: dao động quanh khoảng giá trị 6,53- 6,82 nằm trong giới hạn cho phép của cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.
- Chất rắn lơ lửng (SS): dao động trong khoảng từ 49,8- 87,5 mg/l các mẫu đều cao hơn QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.
Mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ được đặc trưng bằng giá trị nồng độ các thông số nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và oxy hòa tan (DO). Nhu cầu oxy sinh hóa đại diện cho nhóm các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học nên sự hiện diện các chất thuộc nhóm này thường đi kèm với sự suy giảm hàm lượng oxy hòa tan, do đó chúng được sử dụng để chỉ thị cho khu vực nước bị ô nhiễm hữu cơ.
Oxy hòa tan trong nước tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản của các vi sinh vật nước. Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước thay đổi theo mùa, nhiệt độ, các hoạt động quang hợp của thực vật nước và sự phân hủy sinh học của các chất hữu cơ trong nước làm tiêu thụ Oxy. Ngoài ra, nếu hàm lượng dinh dưỡng trong nước cao sẽ làm giảm khả năng hòa tan của Oxy vào nước.
Nhu cầu oxy hóa học đại diện cho nhóm các chất có thể phân hủy được bằng các chất oxy hóa mạnh, bao gồm cả các chất phân hủy sinh học và không hay khó phân hủy sinh học. Nồng độ cao của COD là một biểu hiện nguy hiểm về chất lượng nước.
Từ kết quả phân tích nhận thấy:
- DO: dao động trong khoảng từ 3,9- 6,2 mg/l, hầu hết nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, thấp nhất tại BG09 (Mương nội đồng, xã Tân Tiến) không đạt quy chuẩn cho phép.
- COD: dao động trong khoảng từ 40,6- 140 mg/l cao hơn so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, cao nhất tại NM4 (Kênh T6, đoạn chảy qua xã Song Khê -Thành phố Bắc Giang).
- BOD5: Giá trị BOD5 tại các điểm quan trắc từ 19,8- 73,4 mg/l, cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.
* Đánh giá mức độ ô nhiễm trên phương diện các kim loại nặng
- Fe, Mn, Cu, Zn:
Kết quả quan trắc cho thấy các chỉ tiêu kim loại nặng: Fe, Mn, Cu, Zn đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. (Biểu đồ).
- Pb, Cd, As, Hg:
Tiến hành phân tích một số kim loại nặng như: Pb, Cd, As, Hg là những kim loại nặng có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như sức khoẻ con người và các loại động vật trong tất cả các mẫu nước mặt trên địa bàn, tuy nhiên hầu hết các mẫu quan trắc đều không thấy dấu vết của các kim loại nặng nói trên.
* Đánh giá mức độ ô nhiễm trên phương diện các chất dinh dưỡng (tổng nitơ, tổng phốt pho).
Tổng nitơ: nitơ thường hiện diện trong nước mặt dưới dạng các hợp chất của Amoni, NO2- và NO3-. Sự ô nhiễm bởi các chất này có nguồn gốc từ các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ (protein). Các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ thường nằm trong nước thải một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như nhà máy sản xuất phân bón vô cơ, các trại chăn nuôi gia súc... cũng góp phần gây ô nhiễm bởi sự hiện diện các chất dinh dưỡng trong chất thải của gia súc. Ngoài ra, không thể không kể đến nguồn dinh dưỡng chứa Nitơ dồi dào trong nước thải sinh hoạt của người dân thải xuống dòng sông. Khi thải ra ngoài môi trường, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ đã bị thủy phân và phân hủy trong điều kiện hiếu khí hay kỵ khí với các mức độ khác nhau tạo ra các sản phẩm ô nhiễm thứ cấp bao gồm Amoni (NH3 và NH4+), Nitrit (NO2-) và Nitrat (NO3-).
Diễn biến mức độ ô nhiễm của các chất dinh dưỡng chứa Phospho thông qua hàm lượng Phospho tổng trong nước có diễn biến tương tự các chất dinh dưỡng chứa Nitơ.
Kết quả quan trắc mẫu nước mặt trên địa bàn cho thấy giá trị tổng N, tổng P không lớn, nằm trong khoảng giá trị có thể chấp nhận được với mục đích tưới tiêu hoặc giao thông đường thủy.
* Đánh giá mức độ ô nhiễm trên phương diện vi sinh vật và các chất khác
- Coliform: Kết quả phân tích cho thấy hầu hết giá trị Coliform nhỏ hơn giới
hạn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Mẫu NM4 (Kênh T6, đoạn chảy qua xã Song Khê - Thành phố Bắc Giang) lớn nhất trong các mẫu quan trắc là 7,8.103 MPN/100ml, vượt giới hạn cho phép.
- Dầu mỡ khoáng: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng dầu mỡ khoáng có
trong các mẫu nước mặt dao động từ 0- 0,21 mg/l nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A1.
- Clorua (Cl-): Nồng độ Clorua lớn khiến tổng chất rắn hòa tan TDS tăng
dẫn đến độ dẫn điện EC tăng. Đối với nước mặt thì 3 thông số này thường tỉ lệ thuận với nhau, giữa độ dẫn điện và TDS có mối liên hệ nhất định, do đó hai đại lượng này thường được sử dụng để thay thế lẫn nhau.
Kết quả quan trắc thông số Cl- trong các mẫu có giá trị từ 11,8- 19 mg/l, nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 .
* Đánh giá chung về chất lượng môi trường nước mặt Thành phố Bắc Giang.
Từ kết quả phân tích môi trường nước mặt tại khu vực Thành phố Bắc Giang cho thấy:
Nguồn nước có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, điều này được khẳng định dựa vào các giá trị COD và BOD5 của các mẫu phân tích đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT ở cột B1. Ngoài ra các mẫu nước mặt trên địa bàn còn có nguy cơ ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng có hàm lượng tổng N và tổng P khá cao.
b, Chất lượng nước ngầm
Nguồn nước ngầm là một tài nguyên quý giá đối với mỗi địa phương. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất dồi dào phục vụ cho mọi hoạt động của xã hội. Trước đây, nguồn tài nguyên này chưa được đánh giá, bảo vệ một cách đúng mức. Tài nguyên nước ngầm bị khai thác, sử dụng một cách phung phí. Với sự phát
triển công nghiệp và sự đô thị hóa mạnh mẽ thì nguồn tài nguyên này ngày càng bị xâm hại, gây ô nhiễm. Chính các nguồn thải đang từng ngày gây ô nhiễm cho nguồn tài nguyên nước. Một số tác nhân gây ô nhiễm chính có trong nước ngầm được thống kê sau đây:
Kết quả phân tích môi trường nước dưới đất khu vực Thành phố Bắc Giang được kí hiệu như sau:
NN1: Khu vực cuối nguồn thải Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc - phường.
NN2: Cách điểm cuối nguồn thải Bãi chôn lấp rác thải - xã Đa Mai 100m. NN3: Tại hộ dân gần điểm thải tập trung KCN Song Khê - Nội Hoàng, xã Song Khê - Thành phố Bắc Giang.
NN4: Xã Song Mai, gần Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh.
NN5: Phường Hoàng Văn Thụ, gần Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa sông Thương.
NN6: Làng Đìa Thuyền, xã Dĩnh Trì.