Đánh giá hiện trạng nước thải công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2012 2020 (Trang 59 - 63)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3.Đánh giá hiện trạng nước thải công nghiệp

* Tình hình xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

Trong các ngành nghề sản xuất công nghiệp chiếm ưu thế trên địa bàn Thành phố Bắc Giang thì hầu hết các cơ sở đều sử dụng nước tương đối nhiều, do đó nước

thải công nghiệp cũng được xem như là một loại chất thải phổ biến. Mặc dù trên địa bàn thành thố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm tương đối nghiêm trọng tuy nhiên trong các đợt kiểm tra tình hình quản lý chất thải tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn cho thấy các cơ sở sản xuất phần lớn đều không có hệ thống xử lý nước thải đúng nghĩa, hầu như chỉ là xử lý sơ bộ qua các bể lắng, bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước, hoặc có nhiều trường hợp các cơ sở sản xuất có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành, các hệ thống này chỉ mang tính chất đối phó, khi có cơ sở đến kiểm tra lấy mẫu thì cơ sở mới vận hành hệ thống, bình thường thì hầu như không hoạt động; hoặc hệ thống vận hành nhưng không đáp ứng công xuất xử lý nước thải của công ty, nước thải bị rò rỉ ra ngoài qua nhiều đường, không thu gom và qua hệ thống xử lý trước khi đổ ra ngoài.

Đề tài tập trung vào phân tích một số công ty điển hình trên địa bàn Thành phố Bắc Giang.

Stt Tên cơ sở SX Ngành nghề sản xuất Địa chỉ

1 CT Tiến Thành SX các loại giấy CCN Dĩnh Kế

2 CT Việt Nga SX các loại giấy Khu Vòng Xẻ,

Đa Mai 3 CT Nhựa Việt Quang SX nhựa PE-PP, in KD bao bì nhựa giấy,

các sản phẩm nhựa

376 Ng.Công Hãng

4 CT Thể thao Ba Sao SX cầu lông, dụng cụ vật tư chuyên ngành thể thao, tư vấn luật các môn thể thao

Tổ 21, Ngô Quyền

5 CT TM Dương Tiến SX, CB thức ăn gia súc, gia cầm. Mua bán hàng nông sản, lương thực, thực phẩm

243 Huyền Quang

6 CT TM Liên Sơn SX tấm lợp bằng thép hình, sắt. Vận tải hành hóa bằng đường bộ. Mua bán sắt thép

cụm CN, Thọ Xương

7 CT Giấy Bình Dương SX giấy kráp và duplex. CB nông, lâm sản. SX mộc dân dụng, chế biến hoa quả.

12 Vương Văn Trà

8 CT Thế Cường SX băng vệ sinh, giấy thơm, nhựa. TB ngành giấy, in và các dịch vụ in

NM CB hoa quả XK, XG 9 CT Hoàng Quang Luyện, cán thép. SX kim khí, cơ khí. Vật

liệu xây dựng 268 Mỹ Độ

10 CT DVTHTM Việt

Trung SX thức ăn chăn nuôi.

Tổ 2, cụm 5, Thọ Xương 11 CT Rượu nước giải SX rượu vang, nước uống tinh khiết, cầu 146 Lý Thái

khát Haba lông, xe đạp, xe máy Tổ

Bảng 3.12. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất

Stt Cơ sở SXCN Thông số ô nhiễm pH BOD5 (mg/l) COD (mg/l) SS (mg/l) ∑N (mg/l) ∑P (mg/l) 1 CT Tiến Thành 6,70 72.68 112.43 110,20 12,38 4,65 2 CT Việt Nga 6,85 40,05 66.75 65,32 11,13 4,10

3 CT Nhựa Việt Quang 7,02 56.71 91.72 45,21 3,60 2,50

4 CT Thể Thao Ba Sao 7,00 35,57 59.90 150,00 29,73 3,25 5 CT TM Dương Tiến 7,25 26,25 43.75 135,20 53,20 19,11 6 CT TM Liên Sơn 6.56 14,00 23.39 163,50 8,92 2,71 7 CT Giấy Bình Dương 7.03 28,32 45.68 47,52 3,80 3,10 8 CT Thế Cường 6.78 82.06 125.05 54.78 56.90 34.95 9 CT Hoàng Quang 6.88 25.54 43.76 67.89 47.13 2.45 10 CTDVTHTM Việt Trung 7.04 27.98 47.61 45.87 53.89 5.81 11 CT Rượu nước giải khát Haba 6.50 26.82 44.91 36.90 23.64 3.82

QCVN 40:2011/BTNMT (B) 5,5-9 50 150 100 40 6

(Nguồn: Kết quả phân tích, 2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Bắc Giang cho thấy:

- Thông số BOD5 có 3/11 cơ sở sản xuất có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B), thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn dao động trong khoảng 56,71 – 82,06 mg/l.

- Chỉ số pH, hàm lượng COD tất cả các mẫu đều nằm trong quy chuẩn cho phép, QCVN 40:2011/BTNMT (cột B).

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng có 4/11 công ty vượt so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B), thông số vượt tiêu chuẩn trong khoảng từ 110.20mg/l (Công ty giấy Tiến Thành) đến 163,50mg/l (Công ty TM Liên Sơn).

- Tổng Nitơ có 4/7 Công ty vượt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B). Các thông só vượt tiêu chuẩn chưa thực sự cao. Chính vì vậy nếu các Công ty này áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì việc khác phục được hiện trạng này là rất khả quan.

- Tổng Photpho có 2/11 công ty vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B). Đặc biệt là Công ty Thế Cường có giá trị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn 5,67 lần và công ty TM Dương Tiến vượt tiêu chuẩn 3,185 lần tiêu chuẩn cho phép.

Từ kết quả trên cho thấy hiện trạng nước thải của các công ty trên địa bàn Thành phố Bắc Giang đã và đang ô nhiễm tương đối lớn, nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

* Tình hình xử lý nước thải tại các làng nghề

Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn Thành Phố Bắc Giang không nhiều, hơn nữa do địa bàn khá rộng nên việc phân bố các cơ sở sản xuất cùng một ngành nghề cũng rất khác nhau. Qua đợt khảo sát các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố cho thấy hiện nay các hộ sản xuất Bánh Đa và Mỳ tập chung chủ yếu ở xã Dĩnh Kế, Bún ở xã Đa Mai. Đây là những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình, máy móc thiết bị hầu như tự chế tạo nên mang tính chất rất manh mún, công nghệ sản xuất theo hướng thủ công truyền thống. Nhìn chung ô nhiễm môi trường chính do các cơ sở này tạo ra là nước thải từ các công đoạn sản xuất. Mặc dù các hộ sản xuất này đã được UBND xã, phường và Phòng Tài nguyên Môi trường Thành phố nhắc nhở, bắt buộc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Mặc dù đã có một số đơn vị đã thực hiện xây dụng hệ thống xử lý nhưng các hệ thống này chỉ mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng.

Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cống thải của các hộ sản xuất Mỳ, Bánh Đa ở xã Dĩnh Kế và Bún ở xã Đa Mai được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề TT Làng nghề/mẫu Thông số ô nhiễm BOD5 (mg/l) COD (mg/l) pH (mg/l) NH4+ (mg/l) 01 NT1 324,2 713,3 4,91 29,89 02 NT2 305,0 670,0 6,1 25,67 03 NT3 275,5 572,6 5,7 29,35 QCVN 40:2011/BTNMT (B) 50 150 5,5-9 10

(Nguồn: Kết quả phân tích, 2012) Ghi chú:

- NT1: Mỳ Kế: nước thải tại cống thoát nước hộ Nguyễn Văn Thắng thôn Núm, xã Dĩnh Kế.

- NT2: Bún Đa Mai: nước thải tại cống thoát nước hộ Trần Văn Mai.

- NT3: Bánh Đa kế: nước thải tại hộ Nguyễn Thị Hương Làng Thuyền, Dĩnh Kế.

Từ kết quả phân tích cho thấy:

Các thông số ô nhiễm: BOD, COD, NH4+ ở cả 3 làng nghề đều vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT (B) nhiều lần.

- Làng nghề sản xuất Mỳ Kế là một trong những làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong khu vực với các thông số: BOD5 gấp 6,484 lần, COD gấp 4,775 lần, NH4+ gấp 2,99 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (B).

- Làng nghề sản xuất Bún Đa Mai có thông số ô nhiễm như sau: BOD5 gấp 6,1 lần, COD gấp 4,466 lần, NH4+ gấp 2,56 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (B).

- Làng nghề sản xuất Bánh Đa Kế có thông số ô nhiễm như sau: BOD5 gấp 5,51 lần, COD gấp 3,817 lần, NH4+ gấp 2,93 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (B).

Nhìn chung hoạt động sản xuất của các hộ trong làng nghề trên địa bàn Thành phố đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà ảnh hưởng lớn nhất là khu vực kênh T6 hiện nay nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân song quanh khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2012 2020 (Trang 59 - 63)