Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2012 2020 (Trang 29 - 33)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Giang trở thành Thành phố Bắc Giang theo Nghị định Chính phủ số 75/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2005. Hiện Thành phố được xếp là đô thị loại III và đang phấn đấu để trở thành đô thị loại II vào năm 2015.

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, nằm ở tọa độ 21009’ – 21015’ vĩ độ bắc và 106007’ – 106020’ kinh độ đông.[7]

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang. - Phía Tây giáp huyện Việt Yên.

- Phía Nam-Tây Nam giáp huyện Yên Dũng. - Phía Bắc giáp huyện Tân Yên.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu

Thành phố Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Đặc điểm chung của khí hậu là phân hoá theo mùa và lãnh thổ phụ thuộc vào chế độ hoàn lưu gió mùa và điều kiện địa hình địa phương.

Hướng gió thổi theo mùa: Mùa đông (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) các hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Bắc; Mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 8), có hướng gió chính là Đông Nam với tần suất dao động trong khoảng 20- 40%.

Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.189- 1.496 giờ, tháng 7 là tháng có số giờ nắng nhiều nhất, đây là yếu tố thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Chế độ nhiệt của Bắc Giang thay đổi từ nóng ở vùng thấp dưới 200m đến hơi lạnh ở vùng núi trên 600m. Nhiệt độ trung bình năm từ 23- 24,10C; giảm xuống 190C ở vùng núi cao 500-600m.

Trong mùa đông, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 100C, thậm chí dưới 00C vào tháng 12 và tháng 1 trong các thung lũng vùng cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình: 12- 150C. Mùa nóng dài 5 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8), tháng 7 là tháng nóng nhất, với nhiệt độ trung bình từ 28,8-29,90C. Biên độ nhiệt năm lớn (12-130C) phù hợp với quy luật phân hoá của khí hậu có mùa đông lạnh. Biên độ nhiệt độ ngày đêm trung bình năm dao động trong khoảng 6-80C, đặc trưng của khí hậu đồi núi trung du của Bắc Giang. [4]

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (0C)

Tháng Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Trung bình năm 23,7 24,1 24,1 22,8 Tháng 1 15,9 14,9 17,4 12,2 Tháng 2 17,6 21,9 20,2 17,5 Tháng 3 18,9 20,5 21,2 16,8 Tháng 4 24,0 23,9 22,9 23,3 Tháng 5 28,7 26,4 27,8 26,4 Tháng 6 29,4 29,3 29,5 28,7 Tháng 7 29,2 29,0 29,9 29,5 Tháng 8 28,3 29,4 27,8 28,4 Tháng 9 28,2 28,2 27,9 27,1 Tháng 10 25,7 26,0 24,9 24,1 Tháng 11 21,9 20,9 21,0 23,3 Tháng 12 16,6 19,1 18,5 16,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011)

Mùa mưa chung với mùa hè, thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam, thường từ tháng 5 đến tháng 10, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9. Lượng mưa mùa mưa chiếm tới 80 -90% lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình năm từ 96,8- 130,9 mm. Lượng mưa này đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. [4]

Bảng 3.2. Lượng mưa các tháng trong năm (mm)

Tháng Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Trung bình năm 121,5 96,8 130,9 123,0 Tháng 1 15,2 1,4 108,4 5,2 Tháng 2 59,5 13,3 5,5 11,4 Tháng 3 39,6 42,3 11,7 145,2 Tháng 4 30,2 116,8 106,1 34,2 Tháng 5 95,3 224,8 170,3 277,9 Tháng 6 183,6 174,9 302,2 353,3 Tháng 7 229,2 255,2 220,5 146,7 Tháng 8 399,2 93,6 454,6 186,5 Tháng 9 257,6 112,2 166,7 183,4 Tháng 10 2,4 123,9 12,1 123,5 Tháng 11 116 0,2 0,2 2,0 Tháng 12 30,3 3,1 12,7 6,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011)

Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 80,8 - 82%, các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 1 và tháng 12 (<80%). Độ ẩm không khí trung bình các tháng được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.3. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%)

Tháng Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010

Trung bình năm 81,0 82,0 82,8 Tháng 1 75 83 71 Tháng 2 86 81 83 Tháng 3 84 81 82 Tháng 4 87 87 85 Tháng 5 84 86 81 Tháng 6 81 81 86 Tháng 7 83 81 82 Tháng 8 82 88 84 Tháng 9 83 86 84 Tháng 10 81 74 83 Tháng 11 70 75 79 Tháng 12 71 81 70

Nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam là một trong những nơi có nhiều giông lốc nhất nước ta, nên Bắc Giang có khá nhiều giông, giông có thể kèm theo lốc với tốc độ gió mạnh nhất tới 30- 40m/s, đôi khi có thể kèm theo mưa đá. Bão thường xảy ra vào đầu mùa hè. Các trận bão đổ bộ vào Bắc Bộ thường ảnh hưởng trực tiếp đến đây, trung bình mỗi năm có khoảng 2- 3 trận, tuy cường độ đã giảm đi nhiều nhưng vẫn có khả năng xảy ra lũ quét do mưa lớn.

3.1.1.3. Đặc điểm địa chất công trình

Các công trình trọng điểm chủ yếu nằm quanh khu trung tâm Thành phố vì tại trung tâm địa hình bằng phẳng, nền đất cứng. Khu vực vành đai ngoài do cấu tạo địa chất chủ yếu là đất sét và đất bùn ao nên cường độ chịu lực kém. Đồng thời mực nước ngầm nông nên thường xuyên bị ngập úng nên chỉ thuận tiên cho xây dựng các công trình vừa và nhỏ.

3.1.1.4. Chế độ thủy văn

Thành phố Bắc Giang chịu ảnh hưởng toàn bộ của chế độ thủy văn của tỉnh. Bắc Giang có 3 con sông lớn: Sông Cầu, Sông Thương, sông Lục Nam chảy qua với chiều dài qua tỉnh là 347km. Các sông này đều chảy về phía Phả Lại.

Sông Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn) dài 178km, lòng sông rộng 80-100m, độ sâu trung bình 4-5m, sông có 33 nhánh, trong đó có 4 nhánh lớn đó là sông Ràng, sông Thanh Luận, sông Cẩm Đàn và sông Bò.

Sông Thương phát nguyên từ dãy NaPa Phước (Lạng Sơn). Đoạn qua Bắc Giang dài khoảng 42km. Đoạn sông từ đập Cấm Sơn trở lên hẹp, uốn khúc; từ hạ lưu đập Cấm Sơn đến Bố Hạ lòng sông rộng 40-50m từ Bố Hạ đến Thành phố Bắc Giang lòng sông rộng 70-120m, thuyền bè có thể đi lại thuận lợi. Sông Thương có 32 nhánh, trong đó có 3 nhánh lớn là sông Hoá, sông Tung và sông Sỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sông Cầu còn có tên là sông Nguyệt Đức. Sông Cầu có 69 nhánh, trong đó có 2 nhánh lớn là sông Cà Lồ và sông Công.

Chế độ thủy văn của sông ngòi Bắc Giang có 2 mùa là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm trên 70% lượng nước cả năm nhưng yêu cầu dùng nước tưới không lớn. Ngược lại mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 4 chiếm có 30% lượng nước cả năm thì yêu cầu dùng nước tưới lại nhiều. [13]

Hệ thống ao hồ, đầm lầy của tỉnh có diện tích 16,3 nghìn ha, chưa kể gần 1 vạn ha ruộng trũng. Hệ thống này là những bể chứa nước quan trọng cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Bắc Giang có 2 hồ nổi tiếng là hồ Cấm Sơn và hồ Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn có diện tích 2.600ha, chứa 18 triệu m3 nước. Cả hai hồ này đều thuộc huyện Lục Ngạn. [13]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2012 2020 (Trang 29 - 33)