KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Đông Triều
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý :
Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc; 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đông. Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang;
Phía Tây giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương;
Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương;
Phía Đông giáp thị xã Đông Triều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 phường và 11 xã. Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3.1.1.2. Địa hình
Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông.
Nhìn chung địa hình Đông Triều được chia thành 3 vùng chính:
* Vùng đồi núi phía bắc:
Vùng này gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, độ cao trung bình từ 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp 1031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê - Tràng Lương.
* Vùng giữa:
Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng.
* Vùng đồng bằng phía nam:
Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông.
3.1.1.3. Khí hậu
Đông triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông. Theo trung tâm dự báo khí tượng, thủy văn Quảng Ninh trong những năm từ 2015 đến 2018 khí hậu Đông Triều có những đặc trưng sau:
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C, dao động từ 16,60C đến 29,40C.
Chế độ mưa: Lượng mưa: Lượng mưa trung bình ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1.444 mm.
Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.500 - 1.600 giờ.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%.
Bão: Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 5 - 6 cơn bão, bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 - 40m/s.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Sương muối:Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
3.1.1.4. Thủy văn
Đông Triều có số lượng sông suối khá lớn, bao gồm: Sông Kinh Thầy, sông Vàng, sông Đạm, sông Cầm; ngoài ra còn có các con sông suối nhỏ, các sông, suối nhỏ này đều ngắn và dốc.
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Năm 2017: Tổng diện tích đất của Thi xã Đông Triều là 39.658 ha. Bao
gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (12.050 ha, chiếm 30,4%), đất lâm nghiệp (17.409 ha, chiếm 43,9%) đất chuyên dùng (3.919 ha, chiếm 9,9%), đất ở (1.254 ha, chiếm 3,2%).
Đất đai trên địa bàn Thị xã Đông Triều được chia thành các nhóm đất như sau:
* Nhóm đất phèn: Diện tích 861,25 ha = 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn Thị xã, thuộc các xã ven sông Kinh Thầy như Hồng Thái Tây, Yên Đức, phường Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ.
* Nhóm phù sa: Diện tích 5974,99 ha = 15% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
-Đất phù sa được bồi: Diện tích 147,09 ha, chiếm 2,46%.
-Đất phù sa không được bồi: Diện tích 5827,9 ha, chiếm 97,54%.
* Nhóm đất xám:
Diện tích 2570,6 ha = 6,47% diện tích tự nhiên, có 2 đơn vị đất:
-Đất xám điển hình: Diện tích 737,48 ha, chiếm 28,69% diện tích nhóm đất, phân bố ở các xã dọc theo quốc lộ 18A, nơi có địa hình cao và vàn cao.
* Đất xám glây: Diện tích 1833,12 ha, chiếm 71,31% diện tích nhóm đất. Phân bố ở ven chân đồi phía bắc quốc lộ 18A, đất hình thành và phát triển chủ yếu trên đá cát kết và phù sa cổ, nằm ở địa hình bậc thang thấp, hứng nước từ các khu vực lân cận nên ít thoát nước.
* Nhóm đất vàng đỏ:
Diện tích 22869,56 ha = 57,58% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
-Đất vàng đỏ:
Diện tích 15174,17 ha, chiếm 66,35% diện tích nhóm đất. Phân bố ở các xã có đồi núi ở phía bắc Thị xã như Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
-Đất vàng nhạt : Diện tích 7695,39 ha, chiếm 33,65% diện tích nhóm đất, phân bố chủ yếu ở Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương.
* Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi: Diện tích 224,29 ha = 0,56% diện tích đất tự nhiên, thường phân bố ở độ cao tuyệt đối > 700m thuộc các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương.
* Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 268,06 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên.
* Nhóm đất nhân tác: Diện tích 981,11 ha = 2,46% diện tích đất tự nhiên, đất hình thành do tác động của con người, tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều
* Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tăng trưởng kinh tế