Qua bảng 3.13 và hình 3.9 cho thấy hầu hết các hộ gia đình sau khi nhận được tiền bồi thường và hỗ trợ của dự án đều đã biết sử dụng đúng mục đích để giúp ổn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
định đời sống và tăng năng xuất lao động đảm bảo đời sống, kinh tế của gia đình ổn định, cơ bản các mối quan hệ trong gia đình phát triển theo chiều hướng tốt đẹp chiếm 51,25 %; có 38,75 % các hộ cho rằng việc bị thu hồi đất, thay đổi chỗ ở không làm thay đổi các mối quan hệ trong gia đình. Do đó việc bị thu hồi đất và phải di chuyển chỗ ở không làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
3.2.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về môi trường
Bảng 3.14: Tình hình môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất
STT Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Số hộ cho rằng môi trường tốt hơn 41 51,25
2 Số hộ cho rằng môi trường không đổi 31 38,75
3 Số hộ cho rằng môi trường kém hơn 8 10,00
Tổng 80 100,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Hình 3.10. Tình hình môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất
Qua bảng 3.14 và hình 3.10 cho thấy 10 % các hộ dân được điều tra cho rằng dự án xây dựng làm cho môi trường xung quanh ô nhiễm hơn trước đây, các hộ được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
điều tra cho rằng môi trường trong khu vực sau dự án kém hơn trước khi có dự án là các hộ sinh sống khu mặt đường vì khói bụi của các loại xe lưu thông trên đường nhất là các loại xe tải gây tiếng ồn, bụi và một phần gây lo ngại các hiểm họa từ tai nạn giao thông vì đi qua khu dân cư hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của một số người dân trong khu vực thực hiện dự án
3.2.4.4. Đánh giá về mức giá bồi thường đất, tài sản gắn liền với đất
Bảng 3.15: Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường GPMB
TT Hạng mục
Mức bồi thường Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
1 Đất đai Thỏa đáng 63 78,75
Chưa thỏa đáng 17 21,25
2 Tài sản hoa màu
trên đất
Thỏa đáng 69 86,25
Chưa thỏa đáng 11 13,75
3 Chính sách hỗ trợ Thỏa đáng 72 90,00
Chưa thỏa đáng 8 10,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2018)
Hình 3.11. Ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường GPMB
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cùng với việc thu thập thông tin từ mẫu phiếu điều tra của 80 hộ gia đình nằm trong diện có đất bị thu hồi. Đã có rất nhiều ý kiến với những mong muốn và nguyện vọng khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.15 và hình 3.11.
- Giá bồi thường về đất:
+ 63 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án bồi thường sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là thoả đáng chiếm 78,75% những hộ có ý kiến.
+ 17 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án còn thấp chiếm 21,25 %. Các hộ này cho rằng chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất chưa sát với thực tế thị trường đất đai cùng thời điểm, giá bồi thường còn chấp, chưa đáp ứng nhu cầu cầu người dân bị mất đất.
Qua điều tra giá đất thực tế xung quanh khu việc thực hiện dự án thấy rằng: Giá đất ở tại những vi trí đất có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh thì giá đất tính bồi thường ở những vị trí này còn thấp mới bằng khoảng 60-70 % giá đất thị trường.
+ Đối với đất nông nghiệp cơ bản người dân đồng ý về mức già bồi thường mà dự án đã đưa ra.
- Giá bồi thường tài sản, hoa màu trên đất:
+ 69 ý kiến đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất trong phương án (chiếm 86,25 %);
+ 11 ý kiến không đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất (chiếm 13,75 %), các hộ gia đình có đề nghị tăng giá bồi thường theo ý kiến của người dân là mức bồi thường hoa màu như vậy qua các năm là không thay đổi, trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp đều thay đổi qua các năm theo yếu tố thị trường. Ngoài ra khung giá về tài sản, công trình kiến trúc trên đất như nhà cửa, công trình phụ…còn thấp, với giá bồi thường so với xây dựng mới…
- Chính sách hỗ trợ:
+ 72 ý kiến đồng ý với chính sách hỗ trợ của dự án chiếm 90%;
+ 08 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ còn thấp chiếm 10%. Các hộ dân bị thu hồi đất cho rằng các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp còn thấp. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách có thể điều chỉnh lại mức giá bồi thường hỗ trợ cho các hộ vì hiện nay quỹ đất của các địa phương càng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngày càng bị thu hẹp để phục vụ sản xuất công nghiệp và các công trình công cộng, mà đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
-Tiến độ bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất
Tiến độ bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất của dự án đường tránh giảm tải cho Quốc lộ 18 cơ bản đảm bảo đúng quy trình, hoàn thành đúng theo tiến độ đề ra; tuy nhiên theo phản ánh của người dân quá trình thực hiện việc GPMB kéo dài thời gian so với các văn bản của các cấp có thẩm quyền ban hành, chủ do các nguyên nhân sau:
+ Công tác kê khai kiểm đếm, đặc biệt kiểm kê tài sản trên đất là một trong những công việc mất nhiều thời gian nhất của tổ công tác, vì tài sản trên đất là hạng mục, công trình có kết cấu khác nhau và cây cối, hoa màu có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Vì vậy, tổ công tác phải mất nhiều thời gian để thống kê, kiểm kê các loại tài sản trên đất theo đúng kết cấu, kích thước và chủng loại được quy định.
- Người dân khi nhận được kết quả kê khai của tổ công tác còn chậm trong việc phản hồi ý kiến cho tổ công tác.
- Ngoài ra do dự án kéo dài nên trong thời gian xây dựng và thực hiện phương án bồi thường đã có các quy định khác nhau về đơn giá bồi thường dẫn đến một số hộ gia đình, cá nhân được bồi thường sau lại có lợi hơn hộ được bồi thường trước dẫn đến người dân chưa đồng ý với phương án bồi thường, từ đó ảnh hưởng đến việc bàn giao mặt bằng sạch.
- Việc bố trí nguồn kinh phí để chi trả tiền bồi thường đất cho các hộ dân còn chậm. Đôi khi còn không thống nhất được nguồn kinh phí lấy ở đâu và do đơn vị nào chi trả chiếm
- Công tác kiểm kê tài sản trên đất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả chậm tiến độ của các dự án. Mặc dù, các cán bộ trực tiếp phụ trách công tác kiểm kê tài sản đã hết sức cố gắng để thực hiện công việc theo đúng kế hoạch đề ra xong phần lớn các tài sản trên đất là các công trình, hạng mục có kết cấu, cấp hạng khác nhau và cây cối, hoa màu có nhiều chủng loại, kích thước, độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, công tác kiểm kê tài sản thực hiện ngoài thực địa nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Do đó, công tác kiểm kê tài sản trên đất chiếm đến 35% nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ của các dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2.4.2. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
Bảng 3.16: Đánh giá sự hiểu biết về công tác
bồi thường và giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân
STT Nội dung
Kết quả điều tra Số phiếu Tỷ lệ
(%)
1
Nhà nước chỉ bồi thường đất mà không bồi thường tài sản
gắn liền với đất có đúng không? 80 100
Đúng 0 0
Sai 80 100
Không biết 0 0
2
Giá bồi thường được tính tại thời điểm có quyết định thu
hồi đất 80 100
Đúng 65 81,25
Sai 10 12,5
Không biết 5 6,25
3
Đơn giá để tính bồi thường là do ai quy định ? 80 100
Thị trường 10 12,5
Chủ dự án 10 12,5
Nhà Nước 60 75
4
Quy trình tiến hành bồi thường GPMB đã đúng trình tự
hay chưa? 80 100
Đúng quy trình 80 100
Chưa đúng 0 0
5
Việc thực hiện hỗ trợ bồi thường GPMB của Hội đồng BT &
GPMB và chính quyền 80 100
Công khai 80 100
Chưa công khai 0 0
6
Việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại Hội đồng BT & GPMB
và chính quyền 80 100
Đúng thời gian 67 83,75
Chậm chễ 13 16,25
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 3.16 ta thấy: Nhờ vào sự vận động, tuyên truyền của các cán bộ thực hiện công tác GPMB cũng như chính quyền địa phương, nhìn chung đa số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
người dân đều hiểu và tin vào những chính sách của Nhà nước. Đây là điều rất quan trọng giúp cho công tác BT&GPMB thực hiện đúng tiến độ.
- Có 100% người dân trong khu vực GPMB cho rằng: Khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài bồi thường về đất thì còn bồi thường tài sản gắn liền với đất. Diện tích đất thu hồi của dự án không chỉ thu hồi riêng đất mà còn có ảnh hưởng đến cây cối cũng như nhà cửa và vật kiến trúc. Người dân trong khu vực này là những người chịu ảnh hưởng từ việc thu hồi đất đai, cho nên họ đã tìm hiểu về việc thu hồi đất và việc bồi thường về đất cũng như những quyền lợi mà họ nhận được khi việc thu hồi đất diễn ra.
- Có 81,25 % người dân cho rằng: Giá đất bồi thường được tính tại thời điểm có quyết định thu hồi đất là đúng; 12,5 % người dân lại cho rằng giá đất bồi thường là không đúng theo mục đích sử dụng, họ cho rằng giá bồi thường thấp hơn so với giá thực tế; còn 6,25 % ý kiến của người dân cho rằng họ không biết giá bồi thường có đúng với giá hiện tại của loại đất đó hay không.
- Có 100 % người dân cho rằng quy trình tiến hành bồi thường GPMB là đúng quy trình.
- Có 100 % người dân trong khu vực GPMB cho rằng việc thực hiện hỗ trợ bồi thường của hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng là công khai.
- Có 83,75 % người dân trong khu vực GPMB cho rằng việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại hội đồng BT và GPMB là đúng thời gian; 16,25 % cho rằng việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại còn chậm chễ.
3.2.4.3. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định qua ý kiến của cán bộ thực hiện dự án
Qua bảng 3.17 cho thấy ý kiến của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký Đất đai, cán bộ địa chính xã, phường thực hiện dựa án và một số cán bộ trực tiếp tham gia vào dự án bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án đường tránh Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận thị xã Đông Triều như sau:
Về mặt thuận lợi khi thực hiện công tác bồi thường và GPMB dựa vào tinh thần đoàn kết, ủng hộ của nhân dân, sự giúp đỡ của lãnh đạo và các ban ngành chiếm 100%.
Về khó khăn ảnh hưởng đến công tác bồi thường và GPMB: khó khăn do trình độ của người dân còn hạn chế có 14 ý kiến chiếm 70 % số phiếu, do chính sách có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nhiều bất cập có 5 ý kiến chiếm 25 % số phiếu. Ngoài ra vấn đề vốn và kĩ thuật là vấn đề gây khó khăn có 1 ý kiến chiếm 5 % số phiếu.
Khó khăn khi áp dụng văn bản mới liên quan đến BT&GPMB của dự án: chiếm 5 % số phiếu cho rằng do cấp trên phổ biến xuống còn chậm, do công tác tiếp thu tuyên truyền còn chậm chiếm 10% số phiếu, do trình độ của người dân còn hạn chế chiếm 70 % số phiếu, 10% số phiếu cho rằng khó khăn khi áp dụng văn bản mới là do điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng. Còn lại là văn bản có tính khả thi chưa cao chiếm 5 % số phiếu.
Bảng 3.17. Kết quả điều tra cán bộ trong ban bồi thường và GPMB của thị xã Đông Triều
TT Nội dung Kết quả điều tra
Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Những thuận lợi để thực hiện công tác BT và GPMB 20 100,00
Sự ủng hộ của nhân dân địa phương và sự ủng hộ của
lãnh đạo và các ban ngành 20 100,00
Đồng ý 20 100,00
Không đồng ý 0 0,00
2 Khó khăn ảnh hưởng đến BT&GPMB 20 100,00
2.1 Trình độ của người dân còn hạn chế 14 70,00
2.2 Chính sách còn nhiều bất cập 5 25,00
2.3 Vấn đề vốn và đầu tư kĩ thuật 1 5,00
3 Khó khăn khi áp dụng văn bản mới liên quan đến
BT&GPMB của dự án? 20 100,00
3.1 Do cấp trên phổ biến xuống còn chậm 1 5,00 3.2 Do công tác tiếp thu, tuyên truyền còn chậm 2 10,00 3.3 Trình độ của người dân còn hạn chế 14 70,00 3.4 Văn bản có tính khả thi chưa cao 2 10,00 3.5 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng địa phương 1 5,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục như:
+ Tích cực tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về công tác bồi thường và GPMB đến nhân dân để người dân hiểu biết hơn về pháp luật đất đai từ, đó có sự đồng tình ủng hộ của người dân. Và việc quản lý nhà nước về đất đai đạt hiệu quả hơn.
+ Vốn là điều kiện quan trọng để thực hiện bồi thường và GPMB. Cho nên nguồn vốn phải đảm bảo được giải ngân đúng mức, đúng thời gian của dự án.
Theo kết quả thu thập hồ sơ lưu trữ tại phòng Tài nguyên và Môi trường cho thấy UBND thị xã Đông Triều đã thực hiện cơ bản theo đúng trình tự quy định.
Tuy nhiên qua điều tra ý kiến của người dân cho thấy vẫn còn một số nội dung chưa thực hiện tốt như: Việc công khai phương án tổng thể của dự án chưa thực hiện theo đúng thời gian quy định, công tác niêm yết công khai phương án bồi thường chi tiết tổng thể ở UBND xã chưa thực hiện mà chỉ công khai đến từng hộ dân bị thu hồi (có nghĩa là phương án của hộ gia đình nào thì chuyển cho hộ gia đình đó kiểm tra) đã ảnh hưởng một phần đến tính minh bạch trong việc kê khai áp giá giữa các chủ sử dụng có đất và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi khi thực hiện dự án. Việc giải quyết khiếu nại của người dân trong việc kê khai, kiểm đếm còn chưa kịp thời. Công tác phối kết hợp và tuyên truyền phổ biến đến người dân các chủ trương, chính sách liên quan đến dự án để người dân hiểu và thực hiện còn hạn chế; cụ thể:
+ Khoảng 95% ý kiến của người dân cho rằng trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án đúng theo quy định và đáp ứng được nguyện vọng của người dân.
+ Khoảng 5% ý kiến còn lại cho rằng trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư của dự án còn thiếu sót và chưa đáp ứng được nguyện