Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 36 - 39)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam

Qua thực tế triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại các nước trên ta nhận thấy công tác đấu giá QSDĐ là hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ, liên tục, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của người tham gia đấu giá. Bên cạnh đó, công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên đất còn là công cụ thúc đẩy thị trường vốn cho nền kinh tế

Nhà nước ta tăng cường công tác giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất với mục đích nhằm khai thác quỹ đất, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mặc dù đã phát huy hiệu quả, mang lại nhiều giá trị kinh tế, xã hội to lớn trong thời gian qua. Cụ thể kết quả công tác đấu giá đất tại các tỉnh như sau:

1.5.1. Kết quả đấu giá đất tại Hà Nội một số năm gần đây

Ðấu giá quyền sử dụng đất là chủ trương được TP Hà Nội triển khai thời gian qua nhằm quản lý, khai thác hiệu quả quỹ đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp. Hơn hết, đẩy mạnh hoạt động này còn giúp tăng nguồn thu cho ngân sách các cấp, tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục đích đã rõ, song công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Hà Nội thời gian qua chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Năm 2019, Hà Nội đặt chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất là hơn 15.972 tỷ đồng, nhưng kết quả mới đạt khoảng 6.200 tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch. Sáu tháng đầu năm 2020, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của thành phố chỉ đạt hơn 3.885 tỷ đồng chưa đạt kết hoạch đề ra. Có nhiều nguyên

nhân, cả chủ quan và khách quan, dẫn đến việc thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chưa đạt kế hoạch, trong đó một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên về chủ quan, quy định, thủ tục hoàn thiện hồ sơ dự án đấu giá quyền sử dụng đất còn kéo dài và phức tạp; có thủ tục thay đổi, buộc địa phương phải cập nhật, bổ sung. Cùng với đó, công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Ở một số địa phương, công tác khảo sát chọn địa điểm chưa phù hợp, không bám sát nhu cầu thị trường, cho nên không thu hút tổ chức, cá nhân tham gia...

Một bài học kinh nghiệm quan trọng được đúc rút từ những địa phương có kết quả đấu giá quyền sử dụng đất cao là việc chọn vị trí, hoàn thiện hạ tầng, cung cấp thông tin được chuẩn bị kỹ lưỡng; cùng với đó là chọn thời điểm phù hợp, nhanh nhạy, nắm bắt nhu cầu thị trường (Khải Lâm, 2020).

1.5.2. Kết quả đấu giá đất tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương và là trung tâm của các tỉnh miền Trung; có vị trí địa lý; phía Đông giáp biển đông; phía Tây, Nam giáp tỉnh Quảng Nam; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực hiện đấu giá đất tại thành phố Đã Nẵng:

+ Tất cả những người tham gia đấu giá đều thực hiện đấu giá trực tiếp để nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng 3 lần. Sau khi hết thời gian liêm yết giá, Hội đồng bán đấu giá gia hạn thêm thời gian nhận đơn trong 15 ngày.

+ Mỗi đơn đăng ký tham gia đấu giá được cử 02 người đại diện vào phòng đấu giá và ngồi theo sự sắp xếp của Hội đồng bán đấu giá. Khi muốn ra ngoài phải có sự đồng ý của Hội đồng bán đấu giá.

+ Mức chênh lệch mỗi lần hô giá là 50.000 đồng/m2 , mỗi người tham gia đấu giá được quyền hô nhiều lần không hạn chế cho đến khi không có ai hô giá cao hơn. Thời gian quy định hô giá cách nhau 3 phút (Hội đồng sẽ nhắc

lại 03 lần), quá 03 phút không có ai tiếp tục hô thì người có mức giá cao nhất là người trúng đấu giá.

- Sau khi việc bán đấu giá kết thúc. Hội đồng sẽ lập biên bản tại chỗ và mọi người tham gia đấu giá đều ký vào biên bản.

1.5.3. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa –Vũng Tàu là 1 tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Đây là một tỉnh năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu kết nối với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy. Để phát triển kinh tế xã hội những năm gần đây tỉnh đã thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất và được đánh giá tốt. Cụ thể năm 2019, tỉnh có 04 khu đất với tổng diện tích 691,4ha tại thành phố Vũng Tàu và huyện Đất Đỏ chưa có chủ trương của UBND tỉnh, nhưng có trong danh mục đất khai thác trong dự án quản lý khai thác quỹ đất công.

02 khu đất với tổng diện tích 52,8 ha, tại thành phố Vũng Tàu đã có chủ trương thực hiện khai thác của UBND tỉnh.

04 khu đất với tổng diện tích 22,43 ha đã có Quyết định giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất để tạo đất sạch đấu giá quyền sử dụng đất, bao gồm: Khu Cụm 5 tại phường 11, thành phố Vũng Tàu có diện tích 2,76 ha; Khu cảng Bà Rịa thu hồi Công ty Vinaconex, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa có diện tích 5,62 ha; Khu đất thu hồi của công ty Thanh Long thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ có diện tích 11,62 ha và Khu đất thu hồi của công ty Thương mại Sài Gòn tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ có diện tích 2,43 ha.

Trung tâm Phát triển Quỹ đất cũng đã xây dựng phương án bồi thường bồi thường, giải phóng mặt bằng và bảng thuyết minh tóm tắt tình hình khai thác từng khu đất (N.Đăng, 2020).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)