Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Doanh số thu nợ trong năm 7,154,500 14,627,570 15,193,760
Dƣ nợ bình quân trong năm 4,687,890 7,932,490 8,813,340
Vòng quay vốn tín dụng
(vòng) 1.53 1.84 1,72
Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh năm 2014-2016
Qua số liệu trên, ta thấy chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh ngân hàng không ổn định. Cụ thể, năm 2014 vòng quay vốn tín dụng là 1,53
vòng. Năm 2015, vòng quay vốn tín dụng là 1,84 vòng tăng 0,31 vòng so với năm 2014. Đó là dấu hiệu khả quan vì nó thể hiện vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh. Tuy nhiên, đến năm 2016, vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 1,72 vòng giảm 0,12 vòng so với năm 2015. Điều này cho thấy chất lƣợng tín dụng của chi nhánh đang bị giảm sút.
3.2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng tín dụng của Agribank Ninh Bình qua phân tích các chỉ tiêu định tính
i. Thực trạng sự tuân thủ quy trình cho vay, khả năng thu hút, lựa chọn khách hàng
Agribank Ninh Bình luôn chú trọng tới việc tuân thủ các quy định về chính sách tín dụng của NHNN và tuân thủ đúng quy trình cho vay của Agribank. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo quy định, phản ánh trung thực thực trạng dƣ nợ. Agribank Ninh Bình đã chú trọng sàng lọc khách hàng vay vốn, các khách hàng vay phần nhiều đều có ý thức chấp hành các quy định của ngân hàng, có thiện chí cung cấp thông tin, số liệu khi ngân hàng yêu cầu. Tuy nhiên, ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ, dƣ nợ bình quân của 1 món vay so với các ngân hàng khác là thấp, song số lƣợng khách hàng tại Agribank Ninh Bình rất lớn do vậy việc quản lý, nắm bắt khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác trong quá trình tác nghiệp do trình độ của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, nên phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn còn nhiều yếu kém, chƣa giám sát quản lý chặt chẽ sau khi cho vay. Việc kiểm tra sau còn mang tính hình thức, chung chung, đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động tín dụng của Agribank.
ii. Thực trạng mức độ thỏa mãn của khách hàng khi vay vốn tại Agribank Ninh Bình
Agribank Ninh Bình đã có những cơ chế chính sách đối với từng đối tƣợng khách hàng, trong đó quan tâm tới những khách hàng đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng (khách hàng truyền thống). Khách hàng đến với Agribank Ninh Bình
đều đƣợc cán bộ ngân hàng lắng nghe mọi nhu cầu của khách hàng, tƣ vấn cho khách hàng, cùng với khách hàng giải quyết những khó khăn trong suốt quá trình vay vốn cũng nhƣ quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, hầu hết khách hàng hợp tác với Agribank Ninh Bình đều muốn gắn bó lâu dài.
Việc thu thập thông tin khách hàng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, do đó công tác phân loại nợ, xếp loại khách hàng và chính sách khách hàng cũng sát thực hơn.
Theo điều tra của tác giả có 90% các khách hàng của Agribank Ninh Bình đều hài lòng với các sản phẩm tín dụng và thái độ phục vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó còn có một số khách hàng vẫn cho rằng ngân hàng cần đơn giản hơn nữa các thủ tục vay vốn, thời gian thẩm định khoản vay nhanh hơn, chứng từ giải ngân đơn giản hơn.
3.2.3. Đánh giá vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng hoạt động tín dụng tại Agribank Ninh Bình
Trong công tác quản lý chất lƣợng tín dụng ngân hàng trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Nó chịu sự tác động của một số yếu tố, cụ thể là:
Chiến lƣợc kinh doanh của Chi nhánh đã tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh thể hiện ở việc hƣớng đầu tƣ đến đối tƣợng khách hàng là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, chế biến thủy sản. Chiến lƣợc này đã tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ giải ngân cao, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro trong quản lý tín dụng. Quy trình tín dụng ngân hàng mang tính bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, do vậy việc thực hiện phải thực sự nghiêm túc và đúng quy trình. Hệ thống thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, nhất là trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện quá trình số hóa các ngân hàng.Trong các yếu tố chủ quan, tác động
nhiều nhất đến hoạt động tín dụng chi nhánh Ninh Bình hiện nay đó là phẩm chất và trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng, khi ngƣời cán bộ tâm huyết, có trách nhiệm và thực hiện đúng quy định thì hoạt động tín dụng hiệu quả, an toàn, và ngƣợc lại. Thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ, ngân hàng có thể phát hiện kịp thời những sai sót về mặt nghiệp vụ từ đó đề ra các biện pháp giải quyết cho phù hợp. Đối với hoạt động tín dụng, kiểm soát nội bộ tốt sẽ làm cho việc chấp hành quy trình tín dụng chặt chẽ hơn, phát hiện sớm những sai sót ... do đó giúp cho việc nâng cao công tác quản lý chất lƣợng tín dụng.
Đối với yếu tố khách quan, quản lý vỹ mô của nhà nƣớc, môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng xã hội có tác động đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, tuy nhiên ở mức độ không nhiều. Tuy nhiên trong quá trình thực tiễn và trao đổi với các phòng giao dịch tác giả nhận đƣợc ý kiến là trong các yếu tố ngoại cảnh, yếu tố khách hàng có tác động lớn nhất đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, đối với các đối tƣợng khách hàng là doanh nghiệp thì chất lƣợng tín dụng phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi thì chất lƣợng tín dụng tốt, khi hoạt động không thuận lợi sẽ là nguy cơ tăng nợ xấu, nợ khó đòi.
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng hoạt động tín dụng tại Agribank
3.3.1. Kết quả đạt được
Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 là một giai đoạn mà nền kinh tế đất nƣớc tiếp tục gặp nhiều bất ổn, tình hình kinh tế vĩ mô chƣa khởi sắc, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, tiền tệ, hoạt động ngân hàng không ổn định, nhiều biến động, khó dự đoán trƣớc, điều này đã ảnh hƣởng tiêu cực đến các thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa – nhóm khách hàng chủ yếu của Agribank Ninh Bình – là thành phần bị ảnh hƣởng nặng nề bởi rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do thị trƣờng tiêu thụ suy giảm; tồn kho tăng, các khoản phải thu khó truy đòi, chiếm dụng vốn lẫn nhau tăng mạnh dẫn đến nhiều
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Những vấn đề trên đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động tín dụng của Agribank Ninh Bình.
Agribank Ninh Bình với bề dầy hoạt động và đội ngũ nhân sự am hiểu địa bàn đã từng bƣớc xây dựng Chi nhánh ổn định và phát triển, giai đoạn năm 2014-2016 mặc dù nền kinh tế nói chung còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn và biến động nhƣng bằng nỗ lực của từng cá nhân và tập thể Agribank Ninh Bình, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt đƣợc các kết quả sau:
Một là, bộ máy quản lý tín dụng của Agribank Ninh Bình phù hợp, bảo
đảm đƣợc các nguyên tắc công khai, minh bạch và thể hiện rõ trách nhiệm của các lực lƣợng tham gia.
Hai là, doanh số cho vay, dƣ nợ và thu từ hoạt động tín dụng tại
Agribank Ninh Bình có xu hƣớng tăng. Sự tăng trƣởng về quy mô giúp Agribank Ninh Bình trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại có thị phần cho vay lớn nhất. Agribank Ninh Bình trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn tìm đến khi có nhu cầu cần bổ dung về nguồn vốn.
Tăng trƣởng tín dụng cũng là nguồn để tạo ra tăng trƣởng nguồn thu nhập (thu nhập của Agribank Ninh Bình phần lớn là từ tín dụng), quy mô tín dụng tạo tiền để tăng trƣởng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Bình.
Tín dụng tăng trƣởng cũng giúp Agribank Ninh Bình có thể thu hút đƣợc các khách hàng tốt, là cơ sở cho việc cải thiện chất lƣợng tín dụng trong tƣơng lai.
Ba là, ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hƣớng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng từng bƣớc gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tƣ vấn.
tranh nhƣng không vƣợt quá mức lãi suất quy định của Agribank Việt Nam và NHNN Việt Nam. Lãi suất này còn dựa trên cơ chế lãi suất thoả thuận, tuỳ từng đối tƣợng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp và lịch sử quan hệ tín dụng của họ mà Agribank đƣa ra các mức lãi suất phù hợp.
Bốn là, công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới phù hợp với nền
kinh tế thị trƣờng. Phong cách phục vụ, giao dịch, văn minh lịch sự đang dần tạo đƣợc ấn tƣợng, uy tín đối với khách hàng. Agribank Ninh Bình đã đƣợc khách hàng nhìn nhận theo hƣớng tích cực hơn.
Năm là, trong quá trình cho vay, Ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra
khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng còn xem xét các vấn đề thị trƣờng, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập, của khách hàng trong phạm vi cho phép.
Bên cạnh đó, do còn nhiều yếu tố chƣa đầy đủ, thuận lợi cả về chủ quan và khách quan nhƣ đã đề cập ở trên nên trong giai đoạn vừa qua, hoạt động cho vay của Agribank cũng còn có những mặt hạn chế.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
Cùng với các kết quả đã đạt, hoạt động quản lý chất lƣợng tín dụng tại Agribank Ninh Bình vẫn còn nhiều hạn chế, tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2014-2016, cụ thể nhƣ sau:
Một là, về kế hoạch cho vay chƣa đảm bảo cơ cấu,vẫn nặng về cho vay
doanh nghiệp (chiếm 45,2% dƣ nợ). Đây là lĩnh vực đầu tƣ tiềm ẩn nhiều rủi ro, Agribank vẫn cần tăng tỷ trọng đầu tƣ hơn nữa vào khu vực nông nghiệp nông thôn bởi thực tế đã chứng minh đây là đối tƣợng ít rủi ro hơn, đặc biệt là khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn khó khăn.
Hai là, thu từ hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
thu của ngân hàng, xu hƣớng này không giảm đi trong những năm qua. Điều này thể hiện phần nào hạn chế trong hoạt động của ngân hàng, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của một ngân hàng hiện đại (đó là tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng trong tổng thu giảm dần, thu từ hoạt động dịch vụ tăng dần).
Ba là, dƣ nợ cho vay chƣa tăng trƣởng đều qua các năm, tỷ lệ cho vay trong các nghành dịch vụ còn thấp chƣa phù hợp với định hƣớng phát triển dƣ nợ tại thời điểm hiện tại.
Bốn là, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn còn cao phần nào ảnh hƣởng tới chất
lƣợng tín dụng của Agribank Chi nhánh Ninh Bình.
Năm là: Phẩm chất và trình độ cán bộ còn yếu kém, quy trình tín dụng thực
hiện không đầy đủ hoặc cố tình làm sai dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.
Sáu là, khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn chƣa đƣợc thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lƣợng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.
Việc đánh giá, nhìn nhận kết quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong hoạt động cho vay tại Agribank Ninh Bình cho thấy còn nhiều việc cần phải làm để phát huy những kết quả đã đạt đƣợc và giảm thiểu những mặt còn hạn chế đã nêu ở trên.
Việc đánh giá, nhìn nhận kết quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong hoạt động cho vay tại Agribank Ninh Bình cho thấy còn nhiều việc cần phải làm để phát huy những kết quả đã đạt đƣợc và giảm thiểu những mặt còn hạn chế đã nêu ở trên.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy công tác quản lý chất lƣợng tín dụng của Agribanks Ninh Bình còn hạn chế là do các nguyên nhân cơ bản nhƣ sau:
Một là, nguyên nhân từ phía ngân hàng.
- Tín dụng đầu tƣ nhiều vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao nhƣ đầu tƣ vào lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, chế biến thủy sản... Việc giải ngân bằng tiền mặt còn nhiều dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai
mục đích, ngân hàng khó kiểm soát đƣợc rủi ro.
- Tổ chức ngân hàng chƣa hợp lý. Tại Agribank Ninh Bình cán bộ, chuyên viên tín dụng còn phụ trách quá nhiều lĩnh vực nên chất lƣợng thẩm định còn chƣa cao. Trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng có nhiều khâu chƣa tốt nhƣ: công tác thu thập thông tin về khách hàng chủ yếu do khách hàng tự cung cấp. Số liệu sử dụng cho công tác thẩm định còn thiếu tính chính xác, thực hiện giải ngân bằng tiền mặt với tỷ lệ cao; công tác đánh giá giá trị tài sản đảm bảo chƣa thực sự bài bản. Việc thẩm định cho vay còn nhiều bất cập, quyết định cấp tín dụng đôi khi mang cảm tính và phụ thuộc vào tài sản thế chấp.
- Năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ trong hệ thống Agribank Ninh Bình còn hạn chế: Do yếu tố đặc thù để lại nên chất lƣợng đội ngũ cán bộ chƣa đồng đều. Một số cán bộ, chuyên viên chƣa nắm bắt đƣợc nhu cầu và sự thay đổi của thị trƣờng, chƣa đủ khả năng kinh nghiệm đánh giá tính hiệu quả và mức độ rủi ro của khoản vay từ khi xét duyệt và cho vay.
- Cán bộ, chuyên viên tín dụng vừa là ngƣời đi tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng, quản lý khoản vay (giải ngân, lƣu giữ hồ sơ, thu nợ). Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ, chuyên viên tín dụng song cũng là cơ hội cho các cán bộ có tƣ tƣởng không vững vàng, lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro cho vay.
- Chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn chƣa cao: Phần lớn các cán bộ đi sâu đi sát với các khách hàng vay tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ tín dụng chủ quan tin tƣởng vào khách hàng nên khâu kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay bị lơ là, buông lỏng, dựa vào thông tin khách hàng cung cấp là chính
- Agribank Ninh Bình chƣa có chế độ đãi ngộ, thƣởng phạt hợp lý đối với các cán bộ ở các vị trí khác nhau và cƣờng độ làm việc khác nhau. Điều này dẫn đến hiện tƣợng có một số cán bộ tín dụng ngại cho vay, sợ trách nhiệm, chƣa tâm huyết với công việc.
- Agribank Ninh Bình chƣa thực sự coi trọng công tác marketing, các thông tin về thị trƣờng và khách hàng còn thiếu và chƣa thƣờng xuyên. Agribank chƣa có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng tiềm năng.
- Hệ thống Agribank Ninh Bình gặp nhiều khó khăn do cơ cấu hệ thống cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hai là, nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn.
- Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đi lên từ hộ sản xuất kinh doanh nên năng lực và ý thức về quản lý tài chính thiếu sự bài bản, sử dụng vốn dàn trải, thiếu kế hoạch trong dài hạn, không đúng mục đích.
- Trình độ quản lý và kinh doanh của một số doanh nghiệp còn hạn chế nên thƣờng thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí