Mức độ đang dạng hóa và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG NLCT CỦA NGÂN HÀNG VPBANK

2.2. Đánh giá NLCT của VPBank

2.2.1.5. Mức độ đang dạng hóa và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ

Một ngân hàng đƣợc coi là tiên tiến khi thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng trên 30% tổng thu nhập. Hiện nay, tỷ lệ thu phí dịch vụ của các ngân hàng trong nƣớc mới chỉ đạt trên 20%, hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chính của các ngân

hàng. Tỷ lệ này của các ngân hàng liên doanh và chi nhánh NHNNg tại Việt Nam là 40%-50%. Hiện nay, số lƣợng dịch vụ mà các ngân hàng Việt Nam cung cấp mới chỉ khoảng 300 nghiệp vụ kinh doanh khác nhau. Trong khi đó, tổng số các loại dịch vụ mà một ngân hàng lớn trên thế giới có khả năng cung cấp khoảng 6.000 loại hình dịch vụ.

Các ngân hàng trong nƣớc đang nỗ lực mở rộng danh mục dịch vụ, tăng cƣờng ứng dụng các dịch vụ hiện đại đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhƣ: máy rút tiền tự động ATM với việc cung cấp các loại hình thẻ đa dạng với nhiều tiện ích nhƣ cho phép gửi một nơi, rút tiền nhiều nơi; cho phép trả tiền điện, điện thoại,… Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác nhƣ: Internet banking, Phone banking, home banking, SMS banking, thanh toán online.

VPBank đã có hầu hết các sản phẩm, dịch vụ cho vay, huy động, thanh toán, thẻ mà thị trƣờng Việt Nam đang có, ngoại trừ các sản phẩm dịch vụ liên quan đến vàng. Điều đó cho thấy, VPBank đã từng bƣớc tạo ra nhiều danh mục và chủng loại trong mỗi danh mục dịch vụ, qua đó tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn sản phẩm và gắn với nhu cầu thị trƣờng. Nỗ lực đa dạng hoá các dịch vụ của VPBank đã đƣợc khách hàng đón nhận và nhiều tổ chức trong và ngoài nƣớc đánh giá cao trong một vài năm trở lại đây.

Bảng 2.12: Thống kê các sản phẩm bán lẻ của một số NHTMCP

STT Tên sản phẩm dịch vụ ACB Sacombank VIB VPBank

1 Sản phẩm tiền gửi cá nhân

Tiết kiệm có kỳ hạn x x x x

Tiết kiệm không kỳ hạn x x x x

Tiết kiệm linh hoạt x x x x

2 Sản phẩm tiền gửi pháp nhân

Tài khoản thanh toán x x x x

Tiền gửi không kỳ hạn x x x x

Tiền gửi có kỳ hạn x x x x

Tiền gửi linh hoạt x x x x

3 sản phẩm tín dụng cá nhân

Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm x x x x

Cho vay tiêu dùng x x x x

Cho vay bất động sản x x x x

Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên x x x x

Cho vay thấu chi x x o x

Cho vay kinh doanh chứng khoán x x x x

Cho vay mua ô tô trả góp x x x x

Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà x x x x

Cho vay hộ kinh doanh cá thể x x x x

Cho vay du học x x x x

Cho vay góp chợ o x x x

Cho vay chứng minh năng lực tài chính du học x x x x

4 Cho vay khách hàng doanh nghiệp

Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh x x x x

Cho vay tài trợ dự án x x x x

Cho vay theo hạn mức tín dụng x x x x

Tài trợ mua xe doanh nghiệp x x x x

Cho vay VND theo lãi suất USD x x o x

Cho vay tài trợ dự án bằng vốn ủy thác o x o o

Cho vay thấu chi tài khoản doanh nghiệp x x x x

Tài trợ thương mại quốc tế x x x x

Cho vay chiết khẩu bộ chứng từ xuất khẩu x x x x

Bao thanh toán x x o o

5 Bảo lãnh

Bảo lãnh daonh nghiệp x x x x

Bảo lãnh cá nhân x x x x

6 Thẻ

Thẻ thanh toán nội địa (ATM) x x x x

Thẻ ghi nợ nội địa x x x x

Thẻ ghi nợ quốc tế x x x x

Thẻ tín dụng nội địa x x x x

Thẻ tín dụng quốc tế x x x x

Thẻ nhận diện o o o x

Thẻ thanh toán qua mạng o x o x

7 Dịch vụ chuyển tiền

Chuyển tiền trong nước x x x x

Chuyển tiền ra nước ngoài x x x x

Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam x x x x

8 Thanh toán quốc tế

chuyển tiển TTR x x x x

Nhờ thu x x x x

Mở L/C x x x x

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ x x x x Kinh doanh vàng x x o o Dịch vụ tư vấn x x x x Dịch vụ cho thuê két sắt x x x x 10 Dịch vụ NH hiện đại E banking x x x x Intenetbanking x x x x Mobibanking x x x x

Dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản, thẻ. x x x x

Dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước, internet,… x x x x

(Nguồn: Tổng hợp từ các website của ACB, Sacombank, VIB và VPBank)

Tuy nhiên, nếu so với các NH so sánh khác thì dịch vụ của VPBank vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn các chi nhánh của Ngân hàng vẫn theo cơ chế hành chính 8h/ngày. Cơ chế này thật sự chƣa phù hợp trong điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển rất năng động ở nƣớc ta hiện nay, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú hơn, phát sinh hầu nhƣ mọi lúc, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Một khía cạnh khác mức độ đa dạng hóa đồng đều dịch vụ NH cũng tạo ra sự cạnh tranh rất gay gắt.

Hiệu quả từ thu dịch vụ chứng tỏ sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. ACB và Sacombank mang lại hiệu quả tốt hơn VIB và Sacombank. Nguyên nhân hai NH này đã triển khai sự đa dạng dịch vụ nhanh hơn VIB và VPBank nên họ chiếm đƣợc thị phần nhiều hơn.

Bảng 2.13: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng Đơn vị: Triệu đồng

Năm ACB Sacombank VIB VPBank

Số lượng % thu nhập Số lượng % thu nhập Số lượng % thu nhập Số lượng % thu nhập

2008 680.301 19% 453.621 18% 106.337 19% 88.069 18%

2009 987.982 26% 637.441 23% 188.544 21% 112.234 22%

2010 870.625 29% 536.377 25% 199.320 22% 163.775 24%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ABC, Sacombank, VIB và VPBank, 2009 và 2010)

2.2.1.6. Quy mô mạng lưới điểm giao dịch:

Mạng lƣới giao dịch là yếu tố sống còn của các NHTMCP của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập KTQT. Các đối thủ nhƣ: NHTM nhà nƣớc có nhiều năm kinh nghiệp, có quy mô mạng lƣới rộng khắp, có lợi thế kinh doanh nhở chi phí rẻ, bảo

hộ của nhà nƣớc; các NHNNg có lơi thế về công nghệ, kỹ năng quản lý điều hành,.... nên các NHTMCP buộc phải gia tăng mạng lƣới để thâm nhập thị trƣờng.

Thực tế cho thấy VPBank đã đi đúng hƣớng. Từ năm 2004 trở lại đây VPBank đã nhanh chóng xây dựng đƣợc mạng lƣới điểm giao dịch rộng khắp cả nƣớc. Hiện VPBank đã có 139 điểm giao dịch có mặt tại 28 trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Các vị trí kinh doanh đều có lợi thế tốt trong giao dịch, đều tập trung tại các trung tâm đô thị lớn nơi có nhu cầu dịch vụ NH ngày càng tăng đã mang lại cho VPBank hiệu quả trong kinh doanh. Hiện VPBank đã triển khai lắp đặt 182 máy ATM, đã có trên 30.000 mạng lƣới NH đại lý tại 256 quốc gia trên thế giới.

Bảng 2.14: Quy mô mạng lƣới giao dịch của các NH

Chỉ tiêu ACB Sacombank VIB VPBank

Số lượng điểm giao dịch 285 322 130 158

Số tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

có điểm giao dịch 30 45 27 28

Số lượng máy AMT 235 576 133 173

Số lượng máy POS 1288 1460 157 182

Số lượng mạng lưới NH đại lý 285 289 252 256

Số chi nhánh, phòng giao dịch tại nước

ngoài 0 2 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ trang web các ngân hàng)

So với ACB và Sacombank VIB và VPBank còn hạn chế về quy mô điểm giao dịch. Đặc biệt Sacombank đã triển khai cả chi nhánh tại nƣớc ngoài (một tại Trung Quốc và một tại Campuchia) để tăng hiệu quả đầu tƣ. Đây là điểm mới mà VPBank cần học hỏi với tƣ cách là ngƣời đi sau.

So với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có quy mô tƣơng tự: Ngân hàng Hàng Hải (130 điểm); MB (103 điểm); Habubank (84 điểm), VIB (130 điểm) tác giả nhận thấy quy mô mạng lƣới giao dịch của VPBank là tƣơng đối nhiều, tuy nhiên hiệu quả chƣa cao. Nguyên nhân chính là do sự hạn chế của vốn điều lệ và khả năng quản lý của chi nhánh còn hạn chế. Hơn nữa ở các điểm kinh doanh của VPBank ngày càng xuất hiện thêm nhiều đối thủ nên VPBank phải cạnh tranh và chia sẻ thị phần cho đối

thủ. Do vốn điều lệ thấp một chi nhánh cấp 1 của VPBank ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang phải quản lý khoảng 10 phòng giao dịch, trong khi đó tỷ lệ này ở ACB là 3,4; ở VIB là 4; ở Sacombank là 3,3. Tình trạng quá tải và năng lực quản lý có hạn đã làm giảm hiệu quả kinh doanh ở các điểm giao dịch.

2.2.1.7. Năng lực hợp tác với các đối tác chiến lược:

Vai trò của đối tác chiến lƣợc rất quan trọng trong việc nâng cao NLCT của các NHTMCP của Việt Nam hiện nay. Với quy mô vốn và tài sản còn nhỏ, trình độ công nghệ và quản lý còn hạn chế thì việc hợp tác với đối tác chiến lƣợc là rất cần thiết.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Ngày 21/03/2006 VPBank và OCBC Bank – (tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu Châu Á) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lƣợc. Theo đó VPBank sẽ bán cho OCBC 15% cổ phần, đổi lại OCBC sẽ trợ giúp VPBank đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ quản lý điều hành ngân hàng theo hƣớng NH bán lẻ hiện đại theo mô hình của OCBC.

Bảng 2.15: Một số ngân hàng lựa chọn đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài:

Tên ngân hàng Tỷ lệ sở hữu Đối tác chiến lược

ACB 15% Standard Chartered Bank

Techcombank 20% HSBC

Phuong Nam Bank (Southern Bank) 15% United Overseas Bank

Export Import Bank (Eximbank) 15% Sumitomo Mitsui Financial Group

An Binh Bank (ABBank) 15% Malayan Banking Berhad

Dong Nam A Bank (SeABank) 15% Societe Generale Bank

Saigon Thuong Tin Bank (Sacombank) 10% Australia and New Zealand Banking Corporation

Phuong Dong Bank (Orimcombank) 10% BNP Paribas

Hanoi Building Bank (Habubank) 10% Deutsche Bank

Bank for Private Enterprises (VP Bank) 15% Oversea-Chinese Banking Corporation

(Nguồn: Moody’s 2009)

Một điểm đang chú ý là có nhiều NH đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài sau khi đã thành lập ngân hàng con 100% vốn ngoại là đẩy mạnh việc bán lẻ sản phẩm tài chính - ngân hàng trên thị trƣờng Việt Nam. Trong khi đó, mục tiêu của các ngân hàng trong nƣớc cũng nhắm đến chiến lƣợc trên và không chỉ ở thị trƣờng nội địa mà còn vƣơn ra thế giới. OCBC không có mục tiêu kinh doanh và xâm nhập thị trƣờng Việt Nam do

vậy VPBank với OCBC không mâu thuẫn nhau về mục tiêu phát triển và lợi ích nhƣ ACB hoặc Techcombank. Đây là một lợi thế trong quan hệ đối tác chiến lƣợc của VPBank so với các đối thủ khác.

- Đối tác khác: Theo nhận định của các chuyên gia tài chính việc hợp tác giữa

ngân hàng với ngân hàng, ngân hàng với các tập đoàn kinh tế khác đang trở thành xu hƣớng chung bởi sự liên kết hợp tác này sẽ giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo đánh giá của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, thị trƣờng tài chính - ngân hàng ở Việt Nam trong những năm tới sẽ phát triển rất mạnh, đặc biệt là khi có sự liên kết, bởi ngoài việc các ngân hàng dựa vào tiềm lực kinh nghiệm cũng nhƣ tiếp cận khách hàng của nhau thì hợp tác còn tạo điều kiện cho các ngân hàng thuộc các tập đoàn kinh tế lớn không bị mắc quy định về tỉ lệ cho vay trong tập đoàn đang đƣợc bàn thảo và có thể sẽ đƣợc ban hành trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc liên kết còn tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố thƣơng hiệu, mở rộng dịch vụ và tăng thêm năng lực tài chính. Trong đó, ngân hàng tạo mọi điều kiện cho đối tác và Cán bộ nhân viên của đối tác tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng một cách thuận lợi với mức lãi suất và phí dịch vụ ƣu đãi. Ngƣợc lại, đối tác cam kết sẽ ƣu tiên sử dụng các dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung cấp, cam kết tạo mọi điều kiện cho NH tiếp cận và cung cấp các dịch vụ nhƣ: mở tài khoản thanh toán tại NH và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH trong điều kiện an toàn và lãi suất cạnh tranh. Cạnh tranh càng gia tăng thì nhu cầu hợp tác với nhau lại càng lớn. Do vậy năng lực hợp tác với các đối tác là thƣớc đo rất rõ về NLCT của NH so với đối thủ.

So với các đối thủ, năng lực hợp tác này của VPBank còn rất hạn chế. Hiện ACB có 27 đối tác (Phụ lục 4); Sacombank có 17 đối tác; VIB có 8 đối tác (Phụ lục 5) còn VPBank mới triển khai ký đƣợc với 5 đối tác (Phụ lục 3). Điều đáng nói là các đối tác VPBank hợp tác chƣa phải là các tập đoàn kinh tế lớn và việc triển khai hợp tác chƣa hiệu quả. Nguyên nhân chính là do cơ cấu tổ chức của VPBank chƣa đủ mạnh.

Theo mô hình ACB và Sacombank có hẳn một Ban chiến lƣợc hợp tác để thực hiện công việc này, còn ở VPBank và VIB vẫn chƣa có.

2.2.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

2.2.2.1. Môi trường kinh doanh: - Cơ hội từ thị trường:

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trƣởng khá trong khu vực và trên thế giới. Độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn và nhu cầu sử dụng dịch vụ NH ngày càng tăng.

- Theo Moody’s (2009) hiện Việt Nam mới chỉ có 17% có tài khoản cá nhân cho thấy tiền năng về thị trƣờng rất lớn, nhất là thị trƣờng bán lẻ. Bên cạnh đó độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi các tỷ lệ tín dụng/GDP và tiền gửi/GDP của Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Điều này cho thấy mức độ phát triển rất nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp so với mức trung bình trong khu vực.

Tỷ lệ huy động vốn/GDP các quốc gia, 2008

37,439,8 52,166,5 81,686,3 92 92 118,6 142,9153,5 180,8211,3 354,6 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Pakistan Indonexia PhilipinesẤn ĐộMỹ Thái Lan Hàn QuốcViệt Nam Nhật BảnMalaysia Sigapore Đài Loan Trung QuốcHồng Kông

Hình 2.6. So sánh tỷ lệ tín dụng/GDP và huy động/GDP

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NHNN 2008 và 2009)

Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ ngân hàng trong GDP của Việt Nam còn nhỏ (khoảng 2,1% năm 2005; 1,81% năm 2006; năm 2008

Tỷ lệ tín dụng/GDP các quốc gia, 2008 36,40 37,8049,00 63,3072,90 76,9088,90 93,00 110,10132,80 135,90172,70 181,30 348,20 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Pakistan Indonexia Philipines Mỹ Ấn Độ Thái Lan Hàn QuốcViệt Nam Nhật BảnMalaysia Sigapore Đài Loan Trung QuốcHồng Kông

ngành dịch vụ đã đóng góp 40% vào GDP, tuy nhiên dịch vụ tài chính chỉ chiếm 10%/tổng dịch vụ). Thái Lan, Philippines, tỷ trọng này đạt mức 5% GDP; các nƣớc phát triển thuộc nhóm OECD nhƣ Singapore và Hàn Quốc, tỷ lệ này từ 15% đến 25% GDP.

Các chỉ tiêu này cho thấy hệ thống ngân hàng vẫn còn tiềm năng tăng trƣởng tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng trong những năm tới sẽ giảm xuống, đồng thời hệ thống ngân hàng sẽ phải tập trung hơn vào việc tăng năng lực tài chính và nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm bảo đảm an toàn hệ thống.

- Thách thức từ thị trường:

Tuy nhiên các NH sẽ phải đối mặt với thách thức cạnh tranh rất lớn từ nhiều đối thủ tham gia thị trƣờng. Tính đến nay thị trƣờng Việt Nam đã có gần 100 ngân hàng tham gia hoạt động, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng và đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHNNg. 33 33 33 35 37 37 73 74 76 82 85 85 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2005 2006 2007 2008 2009 2010 NHTMCP Tổng số NH

Hình 2.7: Số lƣợng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NHNN 2009 và 2010)

- Một thách thức nữa là nghiệp vụ kinh doanh đặc trƣng của ngân hàng ngày càng bị thu hẹp, khả năng tăng trƣởng mạng lƣới hoạt động bị giới hạn trong khi các loại rủi ro gia tăng (thanh khoản, tỷ giá, pháp lý, vận hành) đòi hỏi các NH cần có

chính sách điều chỉnh hợp lý trƣớc yêu cầu tình hình mới để đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Mô trường thể chế - chính sách:

Nhìn chung mô trƣờng thể chế chính sách hiện nay rất thuận lợi cho các NHTMCP phát triển, NHNN ngày càng giao quyền tự chủ kinh doanh cho các NH. Hệ thống chính sách, pháp luật thông thoáng, minh bạch. Năng lực quản lý điều hành chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của NHNN ngày một chuyên nghiệp và tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)