Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 57)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG NLCT CỦA NGÂN HÀNG VPBANK

2.2. Đánh giá NLCT của VPBank

2.2.1.1. Năng lực tài chính

- Quy mô vốn điều lệ:

Có thể nói, quy mô vốn chủ sở hữu nhƣ là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trƣớc những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng nhƣ trƣớc những rủi ro của môi trƣờng kinh doanh. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao hơn với những “cú sốc” của môi trƣờng kinh doanh. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong môi trƣờng kinh doanh có nhiều biến động phức tạp nhƣ hiện nay, nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng lúc càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế mỗi lúc thêm sâu rộng. Theo lý thuyết chung, vốn tự có thấp dẫn đến hạn chế rất lớn khả năng mở rộng mạng lƣới, địa bàn hoạt động và đổi mới thiết bị công nghệ, đặc biệt là hệ thống thanh toán, chi phí hoạt động tăng và kết quả tất yếu là mức độ cạnh tranh yếu, kết quả hoạt động thấp. Một khi có những thay đổi chính sách hoặc có biên động bất lợi về kinh tế dễ dẫn đến khả năng bị suy yếu, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán, gây thiệt hại cho khách hàng, cho hệ thống ngân hàng và nền

kinh tế. Do đó, vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM

VPBank sau nhiều lần tăng vốn điều lệ, hiện vốn điều lệ đạt 4.000 tỷ đồng. VPBank đã đạt đƣợc điều kiện bắt buộc theo quy định của Chính Phủ tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Theo lộ tình này đến 01/01/2011 tất cả các NHTMCP phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 3.000 tỷ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng 210 310 750 1500 2000 2117 2117 4000 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn điều lệ

Hình 2.1: Quá trình tăng vốn điều lệ của VPBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2009, 2010)

Nhìn bức tranh tổng thể, quy mô VĐL của các NHTMCP của Việt Nam tách tốp rất rõ rệt. Hiện đã có 35 NHTMCP có mức vốn trên 3.000 tỷ VND, và còn rất nhiều NH đang ở tốp dƣới 3.000 tỷ đồng trong khi thời hạn 01.01.2011 đã hết.

Bảng 2.2: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTMCP tháng 12 năm 2010

STT Ngân hàng

Vốn điều lệ

Tỷ VND Triệu USD

Nhóm 1 (VĐL trên 5.000 tỷ đồng)

2 Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng 13.223 662

3 Ngân hàng Xuất nhập khẩu 10.560 528

4 NHTMCP Á châu 9.377 469

5 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 9.179 459

6 Ngân hàng Quân Đội 7.300 365

7 Ngân hàng Kỹ Thƣơng Việt Nam 6.932 347

8 Ngân hàng Đông Nam Á 5.400 270

9 Ngân hàng Liên Việt 5.160 258

10 Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng Đại Dƣơng 5.000 250

Nhóm 2 (VĐL từ 3.000 tỷ đồng đến dƣới 5.000 tỷ đồng)

11 Ngân hàng Đông Á 4.500 225

12 Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Việt Nam

Thịnh Vượng 4.000 200

13 Ngân hàng An Bình 3.830 191

14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3.653 183

15 Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội 3.500 175

16 Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa 3.399 170

17 Ngân hàng Phƣơng Đông 3.140 157

18 Ngân hàng Đại Á 3.100 155

19 Ngân hàng Phƣơng Nam 3.049 152

21

Ngân hàng Đại Tín; Ngân hàng phát triển Mê Kông; Ngân hàng Tiên Phong; Ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín; Ngân hàng Bảo Việt; Ngân hàng Việt Á; Ngân hàng Sài Gòn Công Thƣơng; Ngân hàng phát triển nhà TP HCM; Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội; Ngân hàng Nam Á; Ngân hàng Kiên Long; Ngân hàng Gia Định; Ngân hàng Bắc Á.

3.000 150

Nhóm 3 (VĐL dƣới 3.000 tỷ đồng)

22 Ngân hàng xăng dầu; Ngân hàng Phƣơng Tây;

Ngân hàng Đề Nhất 2.000 100

23 Ngân hàng Đại Á; Ngân hàng Đệ Nhất; Ngân

hàng Nam Việt 1.000 50

(Nguồn tổng hợp báo cáo của các NHTM)

Qua số số liệu trên cho thấy vốn của NHTMCP của Việt Nam hiện nay nói chung và của VPBank nói riêng vẫn còn cách biệt rất lớn so với mức vốn của một ngân hàng, một tập đoàn tài chính ở mức trung bình của nƣớc ngoài.

Bảng 2.3: Quy mô vốn của một số NHNNg năm 2009

Đơn vị: Triệu USD

Ngân hàng Vốn chủ sở hữu

Citigroup 112.537

JP Morgan Chase 107.211

HSBC 98.226

Mitsubishi UFJ Financial Group 83.281

BNP Paribas 56.610

Mizuho Finacial Group 52.243

So với các NH so sánh, tính đến hết năm 2010 vốn điều lệ của ACB đạt 9.372 tỷ đồng (gấp 2,1 lần VPBank), Sacombank đạt 9.179 tỷ đồng (gấp 2,06 lần VPBank) VIB và VPBank cùng ở mức 4.000 tỷ đồng. Nhƣ vậy VPBank vẫn bị các đối thủ bỏ xa về quy mô VĐL, đặc biệt là ACB và Sacombank.

- Khả năng huy động và sử dụng vốn của VPBank:

Với lợi thế là NHTMCP có uy tín, có mạng lƣới điểm giao dịch rộng khắp nên VPBank có khả năng huy động vốn tốt, nhất là lƣợng vốn từ dân cƣ. Năm 2009 tổng vốn huy động của VPBank (quy ra VND) đạt 26.177 tỷ đồng, tăng 56,6% so với năm 2008. Năm 2010 tổng vốn huy động của VPBank (quy ra VND) đạt 50.531 tỷ đồng, tăng 93% so với năm 2009. Mức độ tăng trƣởng tƣơng ứng của ACB đạt 48,6%, của Sacombank đạt 47,32% và VIB đạt 52,2%. Tốc độ tăng trƣởng vốn bình quân trong 3 năm gần đây của ACB đạt 52,96%; của Sacombank đạt 45,28%; của VIB đạt 46,02% và VPBank đạt 45,86% trong khu mức bình quân của ngành đạt 27% (Nguồn: Báo cáo thƣờng niêm của ACB 2009).

Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn của VPBank

Đơn vị: Tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

- TCTD 3.872 19,52% 5.093 16,75% 16.788 33,22% - TCKT và dân cư 15.853 79,92% 24.444 80,38% 33.220 65,74% - Ủy thác 112 0,56% 875 2,88% 523 1,04% Cộng 19.837 100% 30.412 100% 50.531 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo kết quả kinh doanh 2009 và 2010 của VPBank)

Nguồn vốn của VPBank chủ yếu từ TCKT và dân cƣ (thị trƣờng 1) với mức lãi suất phù hợp. Nguồn vốn này thƣờng chiếm khoảng 70%. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NH, đồng thời thể hiện vị thế của VPBank. Huy động vốn TCTD (thị trƣờng 2) của VPBank luôn duy trì khoảng 30% trong khi mức này của ACB và Sacombank khoảng 6% cho thấy VPBank vẫn còn khoảng cách khá xa trong khả năng huy động vốn từ thị trƣờng cấp 1 (từ TCKT và dân cƣ) và điều

này cũng cho thấy tính thanh khoản của ACB và Sacombank tốt hơn VPBank trong những thời điểm khó khăn.

Bảng 2.5. Tình hình huy động của Sacombank

Đơn vị: Tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

TCTD 4.306 7,35% 6.006 6,96% 8.754 6,78% TCKT và dân cư 53.283 90,92% 78.497 90,92% 118.662 91,83% Ủy thác 1.014 1,73% 1.832 2,12% 1.799 1,39% Cộng 58.603 100,% 86.335 100% 129.215 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo kết quả kinh doanh 2009 và 2010 của Sacombank)

Mặc dù có tốc độ tăng trƣởng vốn khá tốt trong những năm gần đây, tuy nhiên quy mô huy động vốn của VPBank và VIB vẫn còn khá khiêm tốt và chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng bị các đối thủ dẫn đầu nhƣ ACB và Sacombank bỏ xa. Năm 2010 quy mô huy động vốn của ACB gấp 3,32 lần; Sacombank gấp 2,61 lần và VIB gấp 1,46 lần quy mô của VPBank. Điều đáng nói là VIB ngày càng bỏ xa VPBank về khả năng huy động vốn. Nguồn vốn ủy thác của các NH dẫn đầu nhƣ Sacombank luôn lớn hơn của VPBank cũng chứng tỏ họ có uy tín với các nhà tài trợ và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hơn.

Đơn vị: Tỷ đồng 134502 86335 52776 19875 168203 132246 73925 50531 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 ACB Sacombank VIB VPBank Năm 2009 Năm 2010

Hình 2.2: Quy mô huy động vốn của ACB, Sacombank, VIB và VPBank 2009 và 2010

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thương niên của ACB, Sacombank, VIB và VPBank, 2009 và 2010)

Qua những phân tích trên có thể thấy quy mô và tốc độ tăng trƣởng vốn của VPBank ở mức trên trung bình của ngành, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế so với các đối thủ so sánh. Các nguyên nhân đƣợc đƣa ra là: cơ chế điều hành lãi suất huy động của VPBank không bám sát và không theo kịp diễn biến của thị trƣờng; có ít chƣơng trình khuyến mại thu hút khách hàng gửi tiền; sản phẩm huy động chƣa đa dạng, phong phú và chƣa phù hợp với nhu cầu.khả năng tiếp thị tại các đơn vị kinh doanh hạn yếu kém. Tuy nhiên qua quan sát và so sánh với các đối thủ tác giả nhận thấy VPBank có các sản phẩm huy động vốn đa dạng, lãi suất rất cạnh tranh và theo sát diễn biến của thị trƣờng. VPBank cũng triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mại thu hút khách hàng gửi tiền với nhiều giải thƣởng rất hấp dẫn và tần suất lớn. Tác giả cũng nhận thấy VIB mạng lƣới hoạt động còn ít hơn của VPBank nhƣng VIB vẫn có kết quả huy động vốn tốt hơn VPBank. Nguyên nhân chính theo tác giả là khả năng phối kết hợp trong việc triển khai các hoạt động marketing cho các chƣơng trình khuyến mại huy động vốn của VPBank chƣa hiệu quả nhƣ các đối thủ so sánh.

- Về khả năng thanh khoản:

Khả năng thanh toán có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Trong điều kiện bình thƣờng, những ngân hàng không xây dựng đƣợc cho mình một chiến lƣợc hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ thì tình hình khó khăn về nguồn vốn sẽ ảnh hƣởng xấu đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế rơi vào khủng hoảng hay khi ngân hàng bị những tin đồn thất thiệt đe doạ đến uy tín thì ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng khủng hoảng về khả năng thanh toán. Việc duy trì một khả năng thanh khoản cao sẽ bị đánh đổi bởi một khoản chi phí cơ hội lớn. Chính vì vậy, ngân hàng phải tính toán thật kỹ giữa việc duy trì khả năng thanh khoản và chi phí của việc duy trì này nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Công tác này rất cần thiết nhƣng cũng khá phức tạp, đòi hỏi một trình độ quản trị rủi ro cao.

Bảng 2.6: Khả năng thanh khoản của VPBank so với các đối thủ

Chỉ tiêu ACB Sacombank VIB VPBank

2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010 Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 20,07 11,87 18,02 11,71 16,45 12,30 12,58 9,84 Tỷ lệ cho vay/Tổng vốn huy động 46,37% 57,21% 57,52% 64,28% 48,26% 54,93% 81,93% 79,56% Tỷ lệ vốn vay ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn

0% 0% 3% 1,2% 2,6% 2,1% 3,6% 2,20%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB, Sacombank, VIB và VPBank, 2009 và 2010)

Qua bảng 2.6 trên cho ta thấy khả năng thanh khoản của VPBank so với các đối thủ cạnh tranh là rất yếu. Lý do là huy động vốn đã không theo nhu cầu tăng trƣởng tín dụng, tăng trƣởng tài sản của NH. Huy động vốn hạn chế đã ảnh hƣởng đến nhiều tăng trƣởng tín dụng, cản trở sự phát triển rất lớn của VPBank trong năm 2009 và 2010 (năm có tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao do nhu cầu của phục hồi nền kinh tế). Trong hai năm này tỷ lệ cho vay/Tổng huy động của VPBank đều ở ngƣỡng 80%, ngƣỡng cảnh báo của NHNN. So với VPBank VIB đã làm tốt hơn rất nhiều, huy động vốn tốt làm cho khả năng thanh khoản của VIB thậm chí còn tốt hơn cả Sacombank.

Để xây dựng đƣợc một chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản thật sự có hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải có đƣợc một hệ thống thông tin đầy đủ để đo lƣờng, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó đòi hỏi phải có đội ngũ nhân sự có trình độ cao và giàu kinh nghiệm, có khả năng xây dựng chiến lƣợc, các quy trình quản lý rủi ro thanh khoản, có khả năng giám sát và thực hiện phản ứng linh hoạt trƣớc những biến động thất thƣờng trong cơ cấu bảng tổng kết tài sản. Khả năng tiếp cận với những nguồn cung thanh khoản với một chi phí hợp lý và nhanh chóng kịp thời cũng là vấn đề quan trọng quyết định khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của một ngân hàng. Tất cả các vấn đề nêu ra trên đây là những điểm yếu lớn của VPBank. Hiện nay, hệ thống thông tin quản lý nói chung và hệ thống thông tin quản lý rủi ro thanh khoản nói riêng của VPBank còn rất phân tán, các báo cáo chƣa rõ ràng và không cập nhật kịp thời đã và đang gây rất nhiếu khó khăn cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Đội ngũ nhân lực có kiến thức và trình độ về quản trị rủi ro thanh khoản còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Hiện tại, công tác quản trị rủi ro thanh khoản của VPBank mới chỉ dừng lại ở việc lập các báo cáo rất thô sơ, rời rạc, đơn giản nhƣ: báo cáo hàng ngày thống kê các nguồn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng, báo cáo khoản tiền gửi của các khách hàng đã đến hạn thanh toán, báo cáo kế hoạch giải ngân và thu nợ hàng ngày và hàng tuần. Công tác dự báo cung và cầu thanh khoản của VPBank hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Khả năng sinh lời:

Bảng 2.7: Chỉ tiêu ROA và ROE của các ngân hàng

Chỉ tiêu ACB Sacombank VIB VPBank

2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010

Lợi nhuận trước thuế

(Tỷ đồng) 2.838 3.100 1.901 2.831 614,30 1.057 382,60 668,84

Vốn điều lệ (Tỷ đồng) 7.814 9.377 6.700 10.560 3.000 4.000 2.117 4.000

Tổng tài sản (Tỷ đồng) 167.881 167.881 98.473 152.813 56.639 56.639 27.543 27.543

ROE (%) 31,8 331,1 21,2 20,3 28,29 23,85 18,1 16,1

ROA (%) 2,1 2,1 2,28 2,05 1,33 1,62 1,39 1,48

Theo Tô Ánh Dƣơng (2009), năm 2008 ROE trung bình khối NHTMCP là 11,9% và ROA khoảng 1,34%. Năm 2009 các tỷ lệ trên lần lƣợt là 19% và 1,86%. Nhƣ vậy, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VPBank là khá thấp so với ngành nói chung và với các đối thủ so sánh nói riêng. Đặc biệt trong năm 2008 hoạt động của VPBank gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả rất thấp trong khi ACB và Sacombank tỏ ra hoạt động hiệu quả hơn nhờ quy mô.

ROA của VIB và VPBank thấp hơn so với mức bình quân vì có mạng lƣới tƣơng đối rộng, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, do đó tỷ trọng tài sản đƣợc sử dụng để kinh doanh sinh lời thấp. Đồng thời chi phí vận hành máy móc thiết bị, bảo dƣỡng định kỳ, sửa chữa trang thiết bị văn phòng,… tốn kém khiến lợi nhuận giảm và hệ số ROA thấp. Điều này ACB và Sacombank quản lý tốt hơn VIB và VPBank.

Vì quy mô NHTMCP của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ nên các hệ số trên đều cao hơn mức trung bình của các NH trên thế giới (ỷ lệ ROE là 11,8% và ROA là 1,19%); ở khu vực Châu Á (tỷ lệ ROE là 9,33% và ROA là 0,89%) (Jacar Equity Reseach Viet Nam, 2009)

- Mức độ rủi ro:

+ Hệ số an toàn vốn tối thiểu: Với các số liệu về việc tỷ lệ an toàn vốn ta thấy cả bốn NH đang duy trì tỷ lệ CAR trên 8% theo quy định của NHNN. Tuy nhiên có một thực tế là tỷ lệ CAR của các NH đang giảm nhanh rõ rệt do vốn chủ sở hữu tăng chậm trong khi tốc độ tăng trƣởng của tài sản là tƣơng đối nhanh, trong khi đến 01.10.2010 theo quy định của NHNN tỷ lệ này phải đạt tối thiểu 9%. Do vậy các ngân hàng này cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện chỉ tiêu này để nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động. So với các nƣớc trong khu vực thì tỷ lệ này của các NHTMCP của Việt Nam còn một khoảng cách khá xa. Cụ thể: CAR năm 2009, khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng là 13,1%, khu vực Đông Á là 12,3% (Trịnh Thanh Huyền, 2010).

+ Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ các món vay có nợ từ nhóm 3 trở lên theo phân loại nợ của NHNN (Phụ lục 5). VPBank vẫn còn nhiều hạn chế so với các đối thủ, nhất là

ACB và Sacombank. Trong những năm gần đây hai ngân hàng này luôn kiểm soát đƣợc chất lƣợng tín dụng ở mức dƣới 1%, trong khi đó mục tiêu của VPBank cũng nhƣ VIB là 2%. VPBank có tỷ lệ nợ xấu khá tốt so với mức bình quân của ngành (năm 2009 là 3,5% đến 4%). Đây là nỗ lực rất lớn của VPBank trong kiểm soát chất lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 57)