Những cơ hội và thách thức về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 44)

1.4. Tác động của hội nhập KTQT tới hoạt động của ngân hàng thƣơngmại cổ phần

1.4.2. Những cơ hội và thách thức về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đối vớ

đối với các nƣớc đang phát triển

Việc thực hiện hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều hàm chứa trong đó cả những cơ hội và thách thức.. Việc nghiên cứu chúng sẽ giúp chúng ta tận dụng những cơ hội và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất đối đầu với thách thức.

a. Những cơ hội:

Hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội kinh tế cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Những thành tựu thời gian qua mà các nƣớc đang phát triển đạt đƣợc có sự góp phần không nhỏ của quá trình hội nhập này, các cơ hội thể hiện ở những mặt chủ yếu sau đây:

Một là, nhờ hội nhập quốc tế mà các ngân hàng trong nƣớc có thể bổ sung đƣợc nguồn vốn hoạt động từ các nguồn bên ngoài, tiếp cận đƣợc các công nghệ ngân hàng tiên tiến, mở rộng hoạt động kinh doanh về ngoại hối, chứng khoán quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nƣớc đa dạng hoá hình thức kinh doanh, phân tán rủi ro.

Hai là, hội nhập sẽ tăng sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, buộc các NHTM trong nƣớc phải cải tiến quản lý, tuân thủ các nguyên tắc thị trƣờng, đổi mới kiểm soát nội bộ, phòng ngừa rủi ro và giám sát an toàn hoạt động, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ tốt hơn, cải thiện vị thế của mỗi ngân hàng trên thị trƣờng thế giới.

Ba là, hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, cùng với dòng vốn vào là kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật phòng ngừa rủi ro, công nghệ và sản phẩm mới đƣợc đƣa vào thị trƣờng nội địa. Các yếu tố này làm tăng hiệu quả cung cấp dịch vụ của các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tăng cƣờng khả năng quản lý rủi ro đối với các hoạt động tài chính trong nƣớc và quốc tế.

Bốn là, hội nhập đã thúc đẩy sự phát triển và trao đổi các dịch vụ tài chính, ngân hàng giữa các nƣớc. Các nƣớc đang phát triển, nơi mà các ngân hàng trong nƣớc thƣờng có chi phí hoạt động cao và lợi nhuận thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài thì sự xuất hiện của ngân hàng nƣớc ngoài (NHNNg) trên thị trƣờng nội địa sẽ có ảnh hƣởng tích cực. Do sức ép cạnh tranh tăng lên đã thúc đẩy các ngân hàng nội địa hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lƣợng dịch vụ để giữ vững và phát triển thị phần, quản lý chặt chẽ chi phí để tăng lợi nhuận.

Năm là, việc hình thành các tập đoàn ngân hàng lớn cùng với quá trình mở rộng hoạt động của chúng trên thế giới sẽ tạo cho ngân hàng này có nhiều lợi thế trong cạnh tranh cũng nhƣ khả năng đối phó với những biến động thị trƣờng. Sự tham gia của các NHNNg có tên tuổi này trên thị trƣờng nội địa sẽ có ảnh hƣởng tích cực trong việc cải thiện các quy định giám sát và phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán, công bố công khai. Mặt khác, những ngân hàng ở các nƣớc đang phát triển

muốn thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc cần phải đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu và tiêu chuẩn của những thị trƣờng này mới nhận đƣợc giấy phép hoạt động.

b. Những thách thức:

Thứ nhất, hội nhập xuất hiện sự thâm nhập của NHNNg có thể gây khó khăn cho nền kinh tế và đe doạ đến chủ quyền kinh tế quốc gia. Mở cửa cho sự tham gia của NHNNg quá mức có thể gây ra hiện tƣợng những NHNNg lớn chi phối hoạt động cả hệ thống ngân hàng quốc gia và sự lệ thuộc của nền kinh tế vào một số ít NHNNg.

Thứ hai, hoạt động của NHNNg trên thị trƣờng nội địa với những sản phẩm mới cùng với các giao dịch trên một phạm vi rộng lớn và với tốc độ rất nhanh sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát của các cơ quan quản lý, giám sát của từng quốc gia. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại làm cho nhiều hoạt động ngân hàng thoát khỏi sự kiểm soát của các cơ chế giám sát đã đặt ra.

Thứ ba, các NHNNg hoạt động trên thị trƣờng nội địa tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt, có thể gây ra những xung đột về lợi ích giữa các nhóm khác nhau, ảnh hƣởng đến đặc quyền kinh doanh của các ngân hàng trong nƣớc.

Thứ tƣ, trong môi trƣờng vốn luân chuyển tự do giữa các nƣớc, kích thích các tổ chức trong nƣớc nhận vốn vay nƣớc ngoài một cách thiếu thận trọng. Nếu những tổ chức kinh tế có hệ số nợ nƣớc ngoài cao bị mất khả năng trả nợ sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Do hiện tƣợng phản ứng theo kiểu “hành vi đám đông” có thể dẫn tới nhiều tổ chức có hệ số nợ cao đổ vỡ, nguy cơ này sẽ nhanh chóng bị khuyếch đại gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 44)