4.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Việt Nam
Mục tiêu
Mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh của NHCTVN đƣợc hoạch định tăng trƣởng bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2018 - 2020: Tổng tài sản tăng khoảng 15% - 17%; nguồn vốn huy động tăng khoảng 18% - 20%; dƣ nợ tín dụng tăng khoảng 16% - 17% (mức tăng trƣởng cụ thể theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN)); tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dƣới 2%. NHCTVN phấn đấu: Lợi nhuận trƣớc thuế đảm bảo đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc NHNN và Đại hội đồng cổ đông giao.
Mục tiêu trung, dài hạn của NHCTVN là trở thành Tập đoàn tài chính có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam vào năm 2020. NHCTVN đã xác định những trọng tâm chiến lƣợc trong giai đoạn tiếp theo là tiếp tục tăng trƣởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lƣợng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng và công ty con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí.
Các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất: NHCTVN bám sát mục tiêu tầm nhìn trung hạn 2018 - 2020 để triển khai mạnh mẽ giải pháp kinh doanh ngay từ đầu năm, gắn tăng trƣởng với hiệu quả. NHCTVN hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng ổn định, bền vững, giữ vững vai trò là ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Nhà nƣớc chủ lực, trụ cột trong cung ứng vốn và dịch vụ cho nền kinh tế. NHCTVN đã dần thay đổi dần phƣơng thức trong hoạt
động của mình, trong đó tăng trƣởng mạnh với khu vực kinh tế tƣ nhân là động lực và trụ cột của nền kinh tế, đặc biệt thúc đẩy phân khúc vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ.
Bên cạnh đó, NHCTVN quyết tâm duy trì thị phần ở khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), đồng hành hỗ trợ DN cùng phát triển. NHCTVN định hƣớng tiếp tục nâng cao vị thế là NH số 1 phục vụ phân khúc khách hàng doanh nghiệp (KHDN) lớn, phát triển mạnh nhƣng có trọng điểm, hiệu quả và an toàn đối với KHDN FDI.
Bám sát định hƣớng tín dụng theo chỉ đạo của NHNN, NHCTVN tập trung vốn cho các lĩnh vực đƣợc Chính phủ khuyến khích. Đồng thời, NHCTVN chú trọng phát triển dịch vụ hƣớng tới những ngành kinh tế hỗ trợ kinh tế tăng trƣởng bền vững nhƣ: Công nghiệp chế biến chế tạo, năng lƣợng tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ…
Trong năm 2018, NHCTVN tiếp tục triển khai mạnh mẽ các mô hình kinh doanh đã phát huy hiệu quả trong thực tế nhƣ: Kết nối NH - DN ở các địa phƣơng, kết nối kinh doanh toàn cầu và phát triển khách hàng theo chuỗi giá trị.
Thứ hai: Phát triển mạnh hoạt động dịch vụ, thúc đẩy sản phẩm về NH thanh toán và NH đầu tƣ, phát triển sản phẩm, dịch vụ từ đó thu hút nguồn tiền gửi CASA, góp phần chuyển dịch nhanh, mạnh cơ cấu thu nhập. Bên cạnh đáp ứng tối đa nhu cầu sản phẩm, dịch vụ truyền thống, NHCTVN chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động NH đầu tƣ trở thành trụ cột trong hoạt động NH với mục tiêu giữ vai trò cầu nối giữa DN và nhà đầu tƣ, mang tới cho khách hàng những giải pháp tƣ vấn tài chính phù hợp và hiệu quả nhất. Cùng với đó, NHCTVN tiếp tục phát triển nền tảng thanh toán bền vững, xuyên suốt, kiểm soát tốt rủi ro và hiệu quả, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động thanh toán.
Thứ ba: NHCTVN thực hiện có kết quả đề án tái cơ cấu trong đó chú trọng nâng cao năng lực tài chính. Trong giai đoạn tới, NHCTVN tích cực thực hiện cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro, vận dụng linh hoạt Nghị quyết 42 và các cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của các cơ quan, bộ, ngành trong quá trình xử lý nợ xấu. NHCTVN tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh xử lý nợ
xấu, tăng cƣờng thu hồi xử lý rủi ro nhằm lành mạnh hóa bảng cân đối kế toán, tăng tốc độ tái tạo vốn phục vụ kinh doanh. Bên cạnh đó, NHCTVN còn chú trọng nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực.
Thứ tƣ: Triển khai có hiệu quả Chỉ thị 07 của NHNN (10/2017) về tăng cƣờng phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và NH. NHCTVN tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và kiểm soát rủi ro; duy trì đƣợc tính kỷ cƣơng, kỷ luật trong mọi hoạt động.
Thứ năm: Cải thiện mạnh mẽ chất lƣợng dịch vụ cho khách hàng, tiếp tục thay đổi văn hóa bán hàng theo hƣớng đẩy mạnh bán theo rổ sản phẩm, tích cực bán chéo bán theo chuỗi, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao năng suất lao động và gia tăng sự hài lòng của khách hàng, NHCTVN cần tiếp tục cải cách thủ tục, quy trình, hồ sơ, giảm thời gian tác nghiệp, ƣu tiên nguồn lực để đẩy mạnh chăm sóc khách hàng, hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ.
Thứ sáu: Về mô hình tổ chức, mạng lƣới và nhân sự: NHCTVN tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức các khối tại Trụ sở chính và kiện toàn, hoàn chỉnh mô hình tại chi nhánh, từng bƣớc thực thi các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao mức độ hài lòng và gắn kết nhân viên. Việc xây dựng chiến lƣợc truyền thông chủ động, thiết thực, hiệu quả, gắn với hoạt động kinh doanh của NH cũng sẽ đƣợc đẩy mạnh trong năm 2018.
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
4.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của bất cứ ngân hàng nào. Mặc dù sở hữu một lực lƣợng nhân lực hùng hậu nhƣng theo khảo sát về chất lƣợng cán bộ của hệ thống NHTM Việt Nam thì chỉ có trên 68% trình độ đại học và trên đại học. Số cán bộ sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ chiếm ít ỏi 10% - 15%; 23% cán bộ am hiểu về tin học. Điều này cho thấy số lƣợng cán bộ có trình độ cao, có năng lực trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng cũng nhƣ khả năng cập nhật kiến thức
và công việc chuyên môn qua các văn bản và các khoá đào tạo nƣớc ngoài còn rất hạn chế. Theo kết quả khảo sát có đến 100% số ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng giải pháp về nhân lực từ rất quan trọng.
Cán bộ xử lý nợ xấu thƣờng xuyên phải tiếp xúc với nhiều thành phần khác nhau ở nhiều lĩnh vực kinh doanh, vì vậy, để có sự đánh giá chính xác về khách hàng, cán bộ phải thực sự rất am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề của khách hàng, tâm lý của các khách hàng. Ngoài ra, cán bộ xử lý nợ cũng cần phải có kỹ năng phân tích nắm bắt đƣợc tâm lý của khách hàng nợ xấu. Bởi vậy, cán bộ xử lý nợ phải đƣợc đào tạo bài bản và đào tạo kỹ lƣỡng, toàn diện để gây dựng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn và khả năng nhanh nhạy. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cũng rất quan trọng ảnh hƣởng rất nghiêm trọng đến hình ảnh cán bộ ngân hàng cũng nhƣ hình ảnh. NHCTVN cần thiết phải xây dựng một cơ chế đào tạo và đãi ngộ nhân sự hợp lý hơn, cụ thể nhƣ sau:
Công tác đào tạo và đào tạo lại
- Cần xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng vị trí công việc, ngoài việc đào tạo các kiến thức về ngân hàng còn cần các kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, kỹ năng đàm phán thƣơng lƣợng và khai thác thông tin khách hàng… Đặc biệt, các kiến thức về kế toán, kiểm toán doanh nghiệp rất hữu dụng trong quá trình phân tích, đánh giá khách hàng. Đối với những cán bộ “nguồn” nên có kinh phí đào tạo riêng bởi họ cần tham gia những khoá đào tạo chuyên sâu, những khoá đào về trình độ quản lý…từ đó nâng cao kiến thức kỹ năng cho chính đội ngũ này, đồng thời họ cũng có thể truyền đạt lại những kiến thức đƣợc đào tạo các cán bộ khác.
- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi đào tạo nội bộ nhƣ những cán bộ có kinh nghiệm tiến hành giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm với những cán bộ trẻ dƣới hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề hoặc hội thảo để trao đổi kinh nghiệm. Hình thức đào tạo này rất hiệu quả, tốn ít chi phí, đƣa lại cho những cán bộ thiếu kinh nghiệm những bài học thực tế quý báu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng, cán bộ xử lý nợ tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
đồng thời tuyên truyền, giáo dục lòng tự hào, sự say mê nghề nghiệp, nhất là đối với các cán bộ trẻ.
- Tập trung kiện toàn bộ máy làm công tác xử lý nợ, cán bộ làm công tác xử lý nợ phải là những ngƣời có năng lực, đƣợc đào tạo cơ bản, có hiểu biết sâu rộng về các kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và phải trung thực, nhiệt tình, nhạy bén và tinh thần trách nhiệm cao.
Xây dựng quy chế trách nhiệm đến từng bộ phận, từng cán bộ
- Giao các chỉ tiêu khoán cụ thể cho từng cán bộ xử lý nợ trên cơ sở chất lƣợng công tác, hiệu quả đem lại và mức độ thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời, NHCTVN cần xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm của từng bộ phận, từng khâu, từng cán bộ trong quá trình xử lý nợ để nâng cao trách nhiệm của cán bộ và hiệu quả công việc.
4.2.2. Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng hợp lý
Xây dựng một cơ chế khen thƣởng tốt sẽ thu hút và duy trì đƣợc đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi và tạo động lực làm việc cho họ. Thực hiện tốt việc khen thƣởng và xử phạt nghiêm minh tạo động lực cho cán bộ làm việc đồng thời ngăn chặn kịp thời các tƣ tƣởng tiêu cực phát sinh. Để làm tốt công tác này, cần có đội ngũ cán bộ kiểm soát có kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, công bằng. Việc giao chỉ tiêu cho cán bộ xử lý nợ phải phù hợp với tình hình thực tế đang xử lý, tránh trƣờng hợp giao những khoản nợ không có khả năng xử lý dẫn đến cán bộ chán nản, buông xuôi không thực hiện. Các chỉ tiêu giao sẽ đƣợc chấm điểm theo từng tháng, quý và tuỳ theo yêu cầu chỉ đạo kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ mà khi giao khoán quy định trọng số điểm cho từng chỉ tiêu cụ thể.
Để xử lý một khoản nợ xấu rất khó khăn, vất vả mất nhiều thời gian, liên quan đến nhiều ban ngành, thậm chí là nguy hiểm đến sức khỏe của cán bộ. Việc xử lý nợ xấu giúp cho ngân hàng giảm đƣợc tỉ lệ nợ xấu đồng thời ghi nhận vào lợi nhuận kinh doanh của mình. Do đó cần phải động viên khen thƣởng kịp thời cho những cán bộ đã xử lý thành công đƣợc các khoản nợ xấu tạo động lực phấn đấu gắn bó và có trách nhiệm trong công tác xử lý nợ của cán bộ.
Cán bộ xử lý nợ là những ngƣời làm việc trong môi trƣờng áp lực và nguy hiểm, tính chất công việc phức tạp khó khăn, trách nhiệm nặng nề thì để động viên và khuyến khích cần quy định hệ số tiền lƣơng kinh doanh của cán bộ xử lý nợ đạt loại A (thực hiện tốt mọi chỉ tiêu đƣợc giao) sẽ đƣợc hƣởng hệ số cao hơn đối với ngƣời loại A của các bộ phận khác. Với cách khoán công việc này, sẽ động viên đƣợc các cán bộ xử lý nợ sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện công việc đƣợc giao. Định kỳ hàng năm cần đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ để có sự chuyển xếp lại lƣơng kinh doanh hợp lý nhằm khuyến khích cán bộ làm việc. Việc đánh giá chuyển xếp lƣơng kinh doanh này cần dựa trên những tiêu thức rõ ràng, cụ thể và hợp lý, tránh tình trạng đánh đồng mức hoàn thành nhiệm vụ giữa bộ phận trong ngân hàng.
4.2.3. Giải pháp về biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng
Theo kết quả khảo sát cho thấy 73% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng giải pháp về các biện pháp xử lý nợ có mức độ quan trọng đến rất quan trọng, do đó cần thiết phải nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng, cụ thể:
4.2.3.1. Rà soát đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và các nguồn thu nợ của khách hàng
Việc đánh giá lại một cách chính xác, khách quan về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và các nguồn thu để trả nợ của khách hàng là rất cần thiết. Trên cơ sở đánh giá từng khách hàng nợ xấu sẽ giúp cho ngân hàng lựa chọn ra các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp. Giải pháp này đòi hỏi sự quyết tâm, nghiêm túc của ngân hàng và phải xây dựng hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cụ thể có thể áp dụng cho các chi nhánh, phòng giao dịch với quy mô, đặc điểm khác nhau. Phải có sự tập trung tâm công sức của cán bộ xử lý nợ và sự chỉ đạo sát sao quyết liệt của các cấp lãnh đạo.
Giải pháp này đòi hỏi phải đƣợc làm thƣờng xuyên, định kỳ để hiểu rõ hơn khách hàng từ đó điều chỉnh biện pháp xử lý nợ cho phù hợp với từng giai đoạn.
4.2.3.2.Áp dụng các biện pháp hỗ trợ trên cơ sở đánh giá đầy đủ khả năng phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng
Quán triệt nguyên tắc chỉ đƣợc áp dụng các biện pháp này trong trƣờng hợp con nợ có khả năng phục hồi năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, tránh tƣ tƣởng áp dụng các biện pháp này để che giấu nợ xấu. Cụ thể:
-Cơ cấu lại nợ: chỉ áp dụng đối với các khách hàng khó khăn trả nợ do nguyên nhân khách quan, việc cơ cấu lại có thể giúp cho khách hàng điều chỉnh dòng tiền, từ đó thu xếp hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Biện pháp này đòi hỏi NHCTVN phải xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng khó khăn trong việc trả nợ. Từ các nguyên nhân khách quan cụ thể đó, các bộ phận liên quan phải đề xuất phƣơng án cụ thể để cơ cấu lại khoản nợ cho phù hợp. Tránh trƣờng hợp nhầm lẫn, sai sót dẫn đến rủi ro chồng rủi ro, nợ xấu chồng nợ xấu cho ngân hàng.
-Tiếp tục và tăng cƣờng các biện pháp tƣ vấn để hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề khó khăn trong quản lý tài chính để từ đó giúp khách hàng vƣợt qua các trở ngại, hoạt động ổn định, tạo nguồn thu để trả nợ. Đặc biệt với đối tƣợng khách hàng là DNNVV, chủ yếu hoạt động ở vùng nông thôn, năng lực quản lý đặc biệt là quản lý tài chính yếu kém dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ. Cho nên việc tƣ vấn quản lý tài chính cho khách hàng từ ngân hàng với tƣ cách là một trung gian tài chính chuyên nghiệp là rất cần thiết, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hồi phục khả năng trả nợ cho ngân hàng.
4.2.3.3. Tăng cường các biện pháp thanh lý nợ, xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu
Nguyên tắc quán triệt đối với giải pháp này là sử dụng tất cả các biện pháp