2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trong phạm vi của luận văn, học viên sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp phục vụ công tác đánh giá công tác xử lý nợ xấu tại NHCTVN.
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là phƣơng pháp phỏng vấn viết nhƣng đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng các câu hỏi in sẵn, ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc trong bảng hỏi.
Trong luận văn này, các thông tin sơ cấp sẽ đƣợc thu thập bằng việc lấy ý kiến của các chuyên gia xử lý nợ tại Hội sở của NHCTVN và các Trƣởng, Phó phòng cùng cán bộ làm công tác xử lý nợ tại các Chi nhánh NHCTVN tại khu vực Hà Nội, cụ thể nhƣ sau:
Thiết kế bảng khảo sát:
- Các câu hỏi liên quan đến hiểu biết thực tế của ngƣời đƣợc khảo sát.
- Bảng khảo sát đƣa ra những vấn đề liên quan tới công tác xử lý nợ xấu trong hệ thống NHCTVN:
- Ngƣời tham gia khảo sát đánh giá theo mức độ hài lòng của mình đối với các vấn đề đƣợc hỏi và có thể trình bày ý kiến của mình, đồng thời có thể đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác xử lý nợ xấu trong hệ thống NHCTVN.
Địa điểm diễn ra phiếu điều tra khảo sát:
- Phòng xử lý nợ tại Hội sở, các phòng/ban xử lý nợ tại Chi nhánh NHCTVN tại Hà Nội.
Người được khảo sát:
- Cỡ mẫu khảo sát là: 72 ngƣời
- Số phiếu phát ra là: 72 phiếu khảo sát.
- Kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát bao gồm cả những ngƣời đã bắt đầu nhƣng không hoàn thành khảo sát, theo đó số phiếu hợp lệ thu về là 72 phiếu.
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát
- Dựa trên Quy định số 2442/2015/QĐ-TGD-NHCT37/1 ngày 30/09/2015 về quản lý và xử lý nợ có vấn đề trong hệ thống NHCTVN, phiếu khảo sát đƣa ra câu hỏi để đánh giá xem biện pháp xử lý nợ xấu nào đƣợc đánh giá là hiệu quả tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nhƣ sau:
Câu khảo sát: Đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu đã đƣợc áp dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (khoanh tròn vào phƣơng án chọn)
Mức độ 1: Hoàn toàn không hiệu quả 2: Ít hiệu quả 3: Khá hiệu quả 4: Hiệu quả 5: Rất hiệu quả
Các biện pháp xử lý nợ xấu Mức hiệu quả
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ 1 2 3 4 5 Cho vay để tiếp tục duy trì hoạt động 1 2 3 4 5
Xử lý TSBĐ khách hàng 1 2 3 4 5
Khởi kiện khách hàng 1 2 3 4 5
Giảm miễn lãi 1 2 3 4 5
Bán nợ cho VAMC 1 2 3 4 5
Bán nợ thƣơng mại cho các cá nhân, tổ chức quan tâm mua nợ 1 2 3 4 5 Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro 1 2 3 4 5 - Tác giả đã nghiên cứu, tham khảo các bài luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ về các vấn đề liên quan đến xử lý nợ xấu, cụ thể:
* Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc năm 2015 với chủ đề “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng đó là:
+ Nguyên nhân chủ quan: chính sách và công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng chƣa hiệu quả; Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác quản lý còn chƣa đáp ứng yêu cầu;
+ Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân từ môi trƣờng (môi trƣờng pháp lý nhƣ hệ thống pháp luật chƣa đầy đủ, kịp thời, thiếu tính đồng bộ, có nhiều kẽ hở, môi trƣờng kinh tế không ổn định, môi trƣờng cạnh tranh quyết liệt); Nguyên nhân từ
phía khách hàng vay vốn (khách hàng không thực hiện nghĩa vụ cam kết, cố tình chây ỳ hoặc không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ do không còn nguồn trả nợ). Từ đó tác giả luận án đƣa ra một số biện pháp nâng cao công tác xử lý nợ xấu nhƣ: nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nâng cao sức mạnh tài chính của ngân hàng, hoàn thiện quy trình, quy chế, luôn đổi mới công nghệ ngân hàng.
* Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Viết Hoàng 2015 với chủ đề “Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Tây” đã đề cập đến 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nhƣ:
+ Nguyên nhân từ phía khách hàng: tƣ duy, khả năng hạn chế dẫn đến kinh doanh thua lỗ; Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo, chây ỳ, bỏ trốn không trả nợ.
+ Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Cơ chế quản lý tín dụng (quy trình, quy chế cho vay, đạo đức, trình độ cán bộ, công tác kiểm tra giám sát) còn bộc lộ nhiều hạn chế, công nghệ ngân hàng
+ Nguyên nhân từ phía môi trƣờng: Môi trƣờng kinh tế xã hội không ổn định, môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện…
Xuất phát từ việc tìm hiểu các nguyên nhân, tác giả luận văn đã đƣa ra các nhóm giải pháp để nâng cao công tác xử lý nợ xấu nhƣ: hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chế, cải thiện cơ cấu tổ chức ngân hàng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực… Từ các tài liệu tham khảo trên, tác giả đã đƣa ra 2 câu hỏi khảo sát để đánh giá các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu và từ đó đề ra các nhóm giải pháp phù hợp tại NHCTVN trong giai đoạn hiện nay.
Câu 1: Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ phổ biến của nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (khoanh tròn vào phƣơng án chọn)
Mức độ 1: Hoàn toàn không phổ biến 2: Khá phổ biến 3: Phổ biến 4: Rất phổ biến 5: Đặc biệt phổ biến
Nguyên nhân từ phía khách hàng Mức độ phổ biến
Kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn trả nợ 1 2 3 4 5 Lừa đảo bỏ trốn/Vi phạm pháp luật 1 2 3 4 5 Chây ỳ không hợp tác trong việc trả nợ, xử lý tài sản 1 2 3 4 5
Nguyên nhân từ phía ngân hàng Mức độ phổ biến
Quy trình, quy chế về xử lý nợ còn bất cập 1 2 3 4 5 Áp dụng các biện pháp xử lý nợ chƣa hiệu quả 1 2 3 4 5 Năng lực, trình độ cán bộ xử lý nợ còn hạn chế 1 2 3 4 5 Thiếu sự giám sát và cơ chế khen thƣởng trong công
tác xử lý nợ 1 2 3 4 5
Nguyên nhân từ môi trƣờng Mức độ phổ biến
Hệ thống pháp lý còn nhiều bất cập trong việc xử lý nợ xấu 1 2 3 4 5 Sự chƣa phát triển của thị trƣờng mua bán nợ 1 2 3 4 5 Không đƣợc sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng (Tòa
án, Thi hành án,…) 1 2 3 4 5
Câu 2: Sắp xếp mức độ quan trọng của giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam theo nguyên tắc tăng dần (Mức độ tăng dần từ 1 đến 5, trong đó 1 là ít quan trọng nhất và 5 là quan trọng nhất)
Các giải pháp Mức độ quan trọng
Giải pháp về nhân lực 1 2 3 4 5
Giải pháp về biện pháp xử lý nợ xấu 1 2 3 4 5 Giải pháp về quy trình, quy chế 1 2 3 4 5
Giải pháp về công nghệ 1 2 3 4 5
Giải pháp hỗ trợ (nâng cao sức mạnh tài chính, sự hỗ
trợ của cơ quan chức năng,…) 1 2 3 4 5
2.1.2. Xử lý số liệu sơ cấp
Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả sẽ tiến hành sàng lọc các mẫu phiếu chuẩn. Mẫu phiếu chuẩn là mẫu phiếu hợp lệ và các kết quả trả lời thỏa mãn yêu cầu của bảng hỏi. Các thông tin sơ cấp sẽ đƣợc tổng hợp từ các mẫu phiếu chuẩn này, sau đó đƣợc phân tích bằng các phƣơng pháp thống kê, mô tả. Kết quả của cuộc khảo sát bằng bảng hỏi sẽ đƣợc sử dụng để phân tích trong chƣơng 3 và chƣơng 4 của bài luận văn.
Mục tiêu của kết quả khảo sát điều tra bằng bảng hỏi: Tổng hợp đƣợc ý kiến của ngƣời đƣợc khảo sát về các câu hỏi đƣa ra trong bảng hỏi khảo sát, từ đó đánh giá các nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu của hệ thống NHCTVN. Trên cơ cở đó, đƣa ra những giải pháp tổng thể nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu tại NHCTVN.