Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển của Viện đến năm 2025 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của viện phát triển kinh tế hợp tác, liên minh hợp tác xã việt nam (Trang 82)

Chƣơng 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất nội dung chiến lƣợc phát triển của Viện phát triển kinh tế hợp tác

4.3.1. Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển của Viện đến năm 2025 và

định hướng đến năm 2030

* Quan điểm

- Phát triển KHCN phải nhằm vào các mục tiêu đảm bảo nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hợp tác, HTX, tăng thu nhập cho các hộ xã viên, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học và an toàn môi trƣờng.

- Nghiên cứu cần có trọng tâm, trọng điểm, Viện tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng, kết quả nghiên cứu cần phải mang tính công nghệ trọn gói, cần phải căn cứ vào lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và công nghệ, thế lợi vùng để phát triển các lĩnh vực, mặt hàng có giá trị hàng hoá cao.

- Đặt nghiên cứu của Viện trong mối quan hệ với các đơn vị trong hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và các Bộ, ban ngành, các địa phƣơng để liên kết phối hợp.

- Đặt nghiên cứu của Viện theo mô hình nghiên cứu tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

* Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát

(1). Đẩy mạnh công tác NCKH

Phát triển quy mô và nâng cao chất lƣợng công tác NCKH và chuyển giao công nghệ cho các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX và hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và xã hội.

Đẩy mạnh các hƣớng nghiên cứu có tính chất chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực mà kinh tế hợp tác, HTX có nhu cầu, thế mạnh phát triển nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp,

thủ công mỹ nghệ, tín dụng, vận tải, xây dựng, du lịch, dịch vụ,... liên ngành, nhƣ liên hiệp HTX (có nhiều HTX ở các ngành, lĩnh vực tham gia), mô hình hợp tác, liên kết SXKD theo chuỗi giá trị; trọng điểm theo chỉ đạo của Liên minh HTX Việt Nam hoặc theo nhu cầu của kinh tế hợp tác, HTX trong từng lĩnh vực, thời kỳ; tích hợp nhiều chuyên môn của các viện chuyên ngành khác nhằm tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của Viện.

Ƣu tiên nghiên cứu về những nội dung, vấn đề mà các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam đang vƣớng mắc, ảnh hƣởng đến quá trình củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, HTX theo tinh thần của Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX của Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Luật HTX Việt Nam.

Tích hợp các công nghệ mới, thành tựu khoa học tiên tiến để chuyển giao cho các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, phục vụ thiết thực các chƣơng trình phát triển kinh tế hợp tác, HTX theo chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và nhu cầu kinh tế hợp tác, HTX trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.

(2). Phát triển nguồn nhân lực khoa học của Viện

Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nghiên cứu của Viện theo hƣớng tiệm cận tới trình độ khu vực và quốc tế.

Xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, có đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ NCKH cho khu vực kinh tế hợp tác, HTX của Việt Nam.

Ƣu tiên đầu tƣ nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho các nhiệm vụ trọng tâm cho các hƣớng NCKH trọng điểm của Viện trong từng giai đoạn cụ thể.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực khoa học, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH theo hƣớng kết hợp giữa đào tạo - nghiên cứu - ứng dụng thực tế tại các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX.

Hình thành và phát triển các nhóm cộng tác viên gồm các nhà khoa học, nhà quản lý ở trong và ngoài nƣớc tham gia công tác NCKH và chuyển giao KHCN cho khu vực kinh tế hợp tác, HTX, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

(3). Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất

Tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của thƣ viện, phòng thí nghiệm, các trung tâm, các phòng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác của Viện.

Từng bƣớc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị theo các chuẩn mực quốc tế để phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu phát triển của Viện tƣơng xứng với cơ quan NCKH và chuyển giao công nghệ đầu ngành ở Việt Nam cho khu vực kinh tế hợp tác, HTX và hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

(4). Hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành

Từng bƣớc hoàn thiện bộ máy của Viện theo hƣớng tinh gọn, hiệu quả trên nguyên tắc phát huy sức mạnh tập thể lãnh đạo, dân chủ tập trung, nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu.

Ƣu tiên bố trí, sắp xếp lại các phòng, ban, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của Viện nhƣ: Phòng quản lý khoa học; Thƣ viện; Phòng tƣ vấn, dịch vụ và chuyển giao khoa học; Phòng hợp tác quốc tế; Tạp chí khoa học.

(5). Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học. Nâng cao sự hiện diện của Viện trong các hoạt động khoa học quốc tế (hội nghị, hội thảo, chƣơng trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi khoa học, công bố quốc tế, công tác quảng bá hình ảnh…).

Tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu, hợp tác nghiên cứu giữa Viện với các tổ chức khoa học có uy tín về kinh tế hợp tác, HTX của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và các cơ quan nghiên cứu quốc tế khác.

Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để phục vụ có hiệu quả việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm phát triển kinh tế hợp tác, HTX và chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, thành tựu khoa học tiên tiến cho các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam.

- Mục tiêu cụ thể

(1). Công tác tham mƣu

Tập trung tham mƣu, đề xuất với Liên minh HTX Việt Nam và các cấp, ngành có liên quan về những vấn đề, nội dung theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, cụ thể:

- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các VBQPPL về kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX và văn bản pháp luật khác có liên quan;

- Phối hợp thực hiện và xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX (xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm) và các VBQPPL có liên quan;

- Thực hiện các dịch vụ công, các hoạt động hỗ trợ, tƣ vấn, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị thành viên về pháp lý, đầu tƣ, KHCN, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trƣờng, kiểm toán, bảo hiểm, kiểm định chất lƣợng hàng hóa và các lĩnh vực khác;

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện pháp luật về HTX, liên hiệp HTX; triển khai các chƣơng trình, dự án phát triển tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX; tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để đề xuất với Đảng, Nhà nƣớc về các chủ trƣơng, hệ thống các VBQPPL và các cơ chế chính sách phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX;

- Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa phát triển HTX, liên hiệp HTX; tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các HTX điển hình tiên tiến; tổ chức các phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh HTX;

- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, dạy nghề đội ngũ cán bộ trong hệ thống Liên minh HTX; cán bộ quản lý, thành viên và ngƣời lao động trong các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX và các thành viên khác thuộc thành phần kinh tế hợp tác, nòng cốt là các HTX;

- Tổ chức các hoạt động kinh tế vì mục tiêu phát triển hệ thống Liên minh HTX và hỗ trợ thành viên;

- Tham gia các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức ở các nƣớc; tiếp nhận và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án hỗ trợ, khoản viện trợ để phát triển HTX và liên hiệp HTX; Huy động các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX;

- Tƣ vấn, phản biện và giám sát xã hội về các chính sách, chƣơng trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nƣớc yêu cầu về các vấn đề liên quan phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX và hoạt động của Liên minh HTX các cấp;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ hoặc các đơn vị, tổ chức hợp pháp khác giao…

(2). Công tác triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao

- Công tác NCKH

Tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, vị trí, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác, HTX kiểu mới, hoạt động hiệu quả, theo đúng chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và đáp ứng với nhu cầu của nhân dân và xã hội.

hiệu quả để tuyên truyền, nhân rộng. Ƣu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và các ngành, nghề ở nông thôn, nhằm tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động, gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị nông sản và phát triển bền vững trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu, tích hợp các kỹ thuật, công nghệ mới, thành tựu khoa học tiên tiến trong nƣớc và thế giới để chuyển giao cho các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX và hệ thống Liên minh HTX Việt Nam ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Tăng cƣờng tham gia hợp tác, liên kết triển khai thực hiện các đề án, đề tài, dự án NCKH liên quan đến kinh tế hợp tác, HTX của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc.

Nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX, liên hiệp HTX; tổng kết các mô hình HTX hoạt động hiệu quả, rút ra các vấn đề có tính khoa học và thực tiễn trong xu thế phát triển kinh tế hợp tác, HTX và đề xuất, nhân rộng.

Ƣu tiên nghiên cứu sâu về tổ chức, hoạt động của mô hình HTX trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; thƣơng mại, dịch vụ…. theo hƣớng kinh doanh tổng hợp gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học khác do Liên minh HTX Việt Nam, Chính phủ giao và các tổ chức, cá nhân khác thuê.

- Công tác thông tin, thư viện

Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin khoa học, các đề tài, dự án về phát triển kinh tế hợp tác, HTX, liên hiệp HTX và các thông tin có liên quan; thu thập và trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật; quản lý tƣ liệu, thƣ viện của Viện và của Liên minh HTX Việt Nam; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến các kết quả NCKH và tri thức khoa học.

Đầu mối đề xuất, thẩm định, đánh giá, lƣu trữ, quản lý tất cả các đề tài, dự án, nhiệm vụ về khoa học, kỹ thuật của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam.

Tập trung hoàn thiện Thƣ viện khoa học, đáp ứng nhu cầu công tác của ngành. Từng bƣớc tăng cƣờng công tác thông tin trên Trang thông tin điện tử của Viện (www.iced.vn) trên Internet, Tạp chí khoa học kinh tế hợp tác Việt Nam…

- Công tác đào tạo và dạy nghề

Từng bƣớc hoàn thiện tổ chức, đội ngũ cán bộ để liên kết đào tạo thạc sỹ, đào tạo tiến sỹ về các chuyên ngành phát triển kinh tế hợp tác, HTX; đào tạo bồi dƣỡng ngoại ngữ và các loại đào tạo bồi dƣỡng khác theo yêu cầu của Liên minh HTX Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phƣơng, và tổ chức khác ở trong nƣớc, ngoài nƣớc theo luật định.

Ký kết và thực hiện các dự án, hợp đồng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật; đào tạo, bồi dƣỡng, dạy nghề và cung cấp dịch vụ với các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật.

- Công tác tư vấn và cung cấp một số dịch vụ công

Thực hiện các hoạt động tƣ vấn (bao gồm tƣ vấn chính sách, mô hình, loại hình kinh tế hợp tác, HTX, du học nƣớc ngoài và tƣ vấn khác).

Đầu tƣ nhân lực để cung cấp dịch vụ sự nghiệp khoa học về những vấn đề kinh tế - xã hội và dịch vụ khác cho các tổ chức và cá nhân theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện và quy định của pháp luật.

- Công tác chuyển giao khoa học, công nghệ

Tăng cƣờng công tác tích hợp các kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc để chuyển giao cho các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX theo quy định của pháp luật, trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, cùng có lợi.

- Công tác xây dựng nguồn nhân lực

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực khoa học, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao của Viện. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về đào tạo theo chuẩn mực quốc tế, gắn đào tạo với NCKH và chuyển giao thành tựu NCKH. Phối hợp chặt chẽ với các trƣờng Đại học, các Học viện, Viện NCKH ở trong và ngoài nƣớc để đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học của Viện.

Xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn cán bộ khoa học và đào tạo lại cán bộ khoa học để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của Viện trong tình hình mới.

Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút đƣợc các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia đầu ngành về làm việc cho Viện.

Ƣu tiên đầu tƣ để hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh của Viện, có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về kinh tế hợp tác, HTX.

Củng cố, đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, hành chính, dịch vụ, phục vụ… để đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ của Viện trong từng giai đoạn phát triển.

Phấn đấu đến năm 2025, số cán bộ cơ hữu của Viện có ít nhất 03 tiến sĩ, 17 thạc sĩ, còn lại là cử nhân trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, quản lý, môi trƣờng và khoảng 120 cộng tác viên ở trong và ngoài nƣớc tham gia làm việc cho Viện.

Phấn đấu đến năm 2030, số cán bộ cơ hữu của Viện có 05 tiến sĩ, 25 thạc sĩ còn lại là cử nhân và khoảng 150 cộng tác viên ở trong và ngoài nƣớc tham gia làm việc cho Viện.

- Công tác củng cố và phát triển tổ chức

Thành lập Tạp chí khoc học Kinh tế hợp tác trực thuộc Viện; kiện toàn, phát triển Phòng Thông tin - Thƣ viện và các đơn vị trực thuộc có cơ cấu tổ

chức hợp lý, phù hợp với xu hƣớng hội nhập và thông lệ quốc tế, phát huy hiệu quả trong hoạt động NCKH, tham mƣu, tƣ vấn, đào tạo, dạy nghề… Khi có nhu cầu sẽ thành lập chi nhánh của Viện ở khu vực miền Trung, Tây nguyên, miền Nam….

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của viện phát triển kinh tế hợp tác, liên minh hợp tác xã việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)