Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Viện phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của viện phát triển kinh tế hợp tác, liên minh hợp tác xã việt nam (Trang 72 - 77)

Chƣơng 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Viện phát triển

triển kinh tế hợp tác.

4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới

Ngày nay, thế giới đang có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt. Về phƣơng diện kinh tế, các quan hệ kinh tế đan quyện vào nhau và chi phối nền kinh tế của tất cả các nƣớc. Bối cảnh quốc tế mới vừa tạo ra thời cơ mới tƣơng đối thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với nền kinh tế của các quốc gia. Đối với nƣớc ta, việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là việc làm hết sức cần thiết. Nếu không quan tâm đến điều này, nền kinh tế Việt Nam không thể phát triển nhƣ hiện nay.

Trong bài báo “Xu hƣớng phát triển nền kinh tế thế giới” đăng tải trên website Bộ Ngoại giao, có nhận định và cho rằng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, nền kinh tế thế giới phát triển theo các xu hƣớng chính sau đây:

- Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Trong những điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nƣớc vừa phát triển vừa tăng cƣờng liên kết. Mỗi nƣớc không chỉ tăng cƣờng tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán với các nƣớc khác. Nó phản ánh quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay.

- Xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp. Từ trƣớc đến nay nền kinh tế thế giới vẫn đang hoạt động chủ yếu dựa vào những cơ sở vật chất - kỹ thuật truyền thống. Trƣớc yêu cầu phát triển của giai đoạn mới cơ sở

vật chất – kỹ thuật này ngày càng tỏ ra không đáp ứng đƣợc. Để có thể thực hiện bƣớc quá độ sang một nền kinh tế mới, các nƣớc trên thế giới dù thuộc chế độ chính trị nào cũng phải có những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc thƣợng tầng, chú trọng tạo ra phát minh mới trên các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao (vi điện tử, năng lƣợng, vật liệu, công nghệ) hoặc du nhập chúng và áp dụng nhanh chóng vào sản xuất.

- Xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới. Không chỉ ở các nƣớc phát triển, xu hƣớng cải tổ và đổi mới đang diễn ra sâu rộng ở các nƣớc đang phát triển với các mức độ khác nhau, việc cải tổ kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia hoà nhập với trào lƣu cải tổ, cải cách chung của thế giới. Xu hƣớng cải tổ chủ yếu nhằm vào việc mở cửa nền kinh tế với bên ngoài, thực hiện chính sách thu hẹp kinh tế quốc gia, mở rộng kinh tế tƣ nhân, tuy vẫn giữ quyền điều tiết và kiểm soát của Nhà Nƣớc đối với các hoạt động kinh tế, tăng cƣờng đấu tranh cho một trật tự kinh tế quốc tế, phi chính trị hoá các quan hệ quốc tế về mặt kinh tế.

4.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam đến năm 2030

* Những cơ hội và triển vọng tích cực

- Về tổng thể, trong trung hạn, Việt Nam sẽ giữ đƣợc ổn định vĩ mô khá tích cực với mức tăng trƣởng GDP ở mức 6-6,5%, lạm phát đƣợc kiềm chế ở mức thấp.

- Môi trƣờng kinh doanh sẽ có nhiều cải thiện nhờ những nỗ lực trong nƣớc, cũng nhƣ từ triển khai theo cam kết trong khuôn khổ những FTA mà Việt Nam đang và sẽ tham gia; hạn chế đƣợc các tranh chấp thƣơng mại quốc tế nhờ những kinh nghiệm và năng lực thích ứng mới.

- Nền kinh tế sẽ có độ mở, tính chất tự do hóa và quốc tế hóa cao hơn. Áp lực và sự cạnh tranh bình đẳng và hợp tác kinh tế đều tăng lên. Các dòng

đầu tƣ ngoại vào Việt Nam và dòng vốn Việt Nam đầu tƣ ra nƣớc ngoài cũng sẽ gia tăng nhanh hơn về quy mô, đa dạng về cơ cấu và lĩnh vực.

- Thị trƣờng tài chính sẽ tiếp tục gia tăng các dòng vốn ngoại và sự phát triển các quỹ mở. Thị trƣờng vàng ổn định. Tăng trƣởng tín dụng sẽ nhanh hơn do cơ hội đầu tƣ và cả điều kiện tín dụng sẽ mở hơn, tạo thêm lực đẩy hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế. Nợ xấu đƣợc kiểm soát và từng bƣớc xử lý linh hoạt, trong mục tiêu bảo đảm ổn định hệ thống và từng bƣớc tiếp cận các chuẩn mực chung.

- Thị trƣờng hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá rẻ hơn và chất lƣợng từng bƣớc đƣợc cải thiện. Hàng công nghệ thông tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá nhanh do cạnh tranh và sự phát triển KHCN.

- Thị trƣờng xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục tăng mạnh và là một trọng tâm cải thiện việc làm và an sinh xã hội cho các vùng, đối tƣợng liên quan.

* Những thách thức và quan ngại

- Các tổ chức sẽ đối diện với sự gia tăng áp lực cạnh tranh và mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, cùng với những rủi ro và chi phí cao hơn về các hàng rào kỹ thuật và yêu cầu cao hơn về năng lực tài chính, cơ chế quản trị nội bộ.

- Quy tắc xuất xứ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ sẽ là một thách thức lớn đối với các tổ chức Việt Nam đang phụ thuộc nguyên liệu nƣớc ngoài, đồng thời, khiến gia tăng các chi phí, giảm khả năng cải thiện quy trình sản xuất vốn lạc hậu của nhiều ngành sản xuất trong nƣớc.

- Ngành chăn nuôi, nhất là lợn, gia cầm trong nƣớc sẽ tiếp tục đối diện với áp lực cạnh tranh giảm giá từ sản phẩm ngoại nhập và sự gia tăng các chi phí đầu vào, cũng nhƣ sự nâng cao các hàng rào kỹ thuật nếu không có những

đổi mới về công nghệ, mô hình chăn nuôi mới hiện đại và những hỗ trợ cần thiết phù hợp với những cam kết khi tham gia hội nhập.

- Các dự án FDI, nhất là dệt may, có thể thu hẹp lợi ích mà tổ chức trong nƣớc có đƣợc từ các FTA; vì vậy, cần quan tâm thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn, có năng lực tài chính và giải pháp bảo vệ môi trƣờng, quy mô lớn, có tác dụng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; tăng cƣờng “hậu kiểm” và quản lý các dự án đã đƣợc cấp phép.

- Hệ thống ngân hàng vẫn đối diện với áp lực giảm nợ xấu và sở hữu chéo. Trong thời gian tới, Chính phủ cần chủ động và tích cực tăng năng lực phản ứng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, xử lý nợ xấu và phát triển SXKD; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm; tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động thuộc mọi thành phần kinh tế; đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm và thị trƣờng xuất khẩu, tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến; phát triển công nghiệp sản xuất hàng phụ trợ, tạo liên kết giữa các tổ chức và gia tăng giá trị cho nền kinh tế…

4.1.3. Tác động đến lĩnh vực kinh tế hợp tác

Trƣớc bối cảnh và các xu thế phát triển của thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam đã tạo ra những cơ hội và thách thức đan xen đối với khu vực kinh tế tập thể, cũng nhƣ đối với lĩnh vực hoạt động của Viện Phát triển kinh tế hợp tác, cụ thể nhƣ:

* Cơ hội

- Lĩnh vực hoạt động của Viện là lĩnh vực luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ƣu tiên, tạo cơ chế thuận lợi cho sự phát triển.

- Sự ra đời và phát triển ngày càng nhiều các tổ chức hỗ trợ tổ chức và HTX trong nƣớc, các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội tổ chức,... đã góp phần giúp các HTX trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc cải tiến thiết bị, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá sản xuất, áp dụng phƣơng thức quản lý tiên tiến để đạt hiệu quả SXKD ngày càng cao.

- Viện đƣợc hoạt trong một hệ thống thống nhất của Liên minh HTX Việt Nam. Tài chính cho công tác nghiên cứu KH&CN và chuyển giao công nghệ ngày một cải thiện hơn.

- Trong xu thế toàn cầu hoá và hƣớng tới kinh tế tri thức, các cán bộ nghiên cứu của Viện có cơ hội thuận lợi để tiếp cận với nền KHCN tiên tiến của các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới, có điều kiện tranh thủ, lựa chọn những thành tựu KH&CN và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài, áp dụng sáng tạo để rút ngắn con đƣờng CNN-HĐH trong khối kinh tế tập thể. Đội ngũ cán bộ khoa học của Viện có điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn, tin học, ngoại ngữ….

- Trang thiết bị máy móc, phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác NCKH đang dần đƣợc đổi mới.

- Việc đổi mới cơ chế quản lý KH&CN của nhà nƣớc theo Luật KH&CN, nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập đã tạo điều kiện cho Viện và các đơn vị trực thuộc có cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và năng động hơn trong công tác nghiên cứu và triển khai KH &CN.

* Thách thức

- Tác động của kinh tế thị trƣờng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn, các HTX phải tự mình vƣơn lên thích nghi và phát triển cùng với nhịp độ phát triển của kinh tế thị trƣờng; trƣớc sự thay đổi về xu hƣớng phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam đòi hỏi mô hình HTX của mỗi nƣớc cần có những thay đổi và chuyển biến nhất định.

- Quy mô của các HTX phần nhiều còn nhỏ, sự hợp tác, năng lực tài chính yếu; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX còn nhiều bất cập. Do vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết, hợp nhất các HTX quy mô nhỏ, hoạt động trên một địa bàn hẹp thành HTX có quy mô lớn

hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn, để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho HTX, liên hiệp HTX của các nƣớc phần nhiều là do các HTX cơ sở tự thành lập và góp phí để duy trì tổ chức đại diện của mình. Số tổ chức đại diện của các HTX do Chính phủ thành lập và đảm bảo các điều kiện hoạt động giảm dần.

- Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu, đặc biệt là cán bộ có trình độ cao. Bên cạnh đó, trình độ tin học và ngoại ngữ của hầu hết cán bộ yếu.

- Một số cơ chế chính sách về phát triển KH&CN chƣa phù hợp, chƣa tạo điều kiện hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ, trong nƣớc và nƣớc ngoài, chƣa thu hút đƣợc các nhà Khoa học có chuyên môn cao về làm việc.

Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế tập thể, đƣợc thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: “Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là HTX với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tạo điều kiện hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”. Đây sẽ là động lực tốt cho sự phát triển của lĩnh vực kinh tế hợp tác trong giai đoạn tới, tiến tới một nền sản xuất hàng hóa lớn, dựa trên nền tảng ứng dụng KHCN hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của viện phát triển kinh tế hợp tác, liên minh hợp tác xã việt nam (Trang 72 - 77)