Điểm yếu, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của viện phát triển kinh tế hợp tác, liên minh hợp tác xã việt nam (Trang 67 - 72)

Chƣơng 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về môi trƣờng và kết quả hoạt động của Viện Phát triển

3.4.2. Điểm yếu, tồn tại và nguyên nhân

* Điểm yếu, tồn tại

- Về tổ chức: Cơ cấu và việc phân bổ cán bộ ở các phòng, ban, bộ môn, trung tâm chƣa cân đối, cần phải điều chỉnh cho hợp lý hơn. Lực lƣợng cán bộ

nghiên cứu KH&CN làm việc tại một số bộ phận nghiên cứu chƣa phù hợp với trình độ chuyên môn, sở trƣờng và khối lƣợng công việc đƣợc giao.

- Về nhân lực: Hầu hết cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo trong nƣớc, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế và kỹ năng trong công tác nghiên cứu chuyển giao KHCN còn nhiều hạn chế, chƣa đủ năng lực trong nghiên cứu độc lập đặc biệt là khả năng nghiên cứu quốc tế. Thiếu cán bộ lâu năm có kinh nghiệm đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng trong công tác nghiên cứu.

- Công tác nghiên cứu khoa học: Viện chƣa có các công trình nghiên cứu khoa học lớn cấp nhà nƣớc, có tầm ảnh hƣởng lớn đến hoạt động trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX nên khó có cơ hội để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu của viện, cũng nhƣ nguồn kinh phí lớn để hoạt động.

- Công tácchuyển giao khoa học công nghệ: Trong những năm gần đây Viện đã đẩy mạnh mối quan hệ và giao lƣu quốc tế trong và ngoài nƣớc, đã đƣợc một số kết quả nhất định; tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu hoặc hợp tác chuyển giao công nghệ lớn mà chỉ có một số công trình hợp tác quy mô nhỏ, hiệu quả chƣa cao.

- Công tác tham mưu: Công tác tham mƣu, hoạch định chiến lƣợc phát triển Liên minh HTX Việt Nam và phát triển khoa học công nghệ ngành; đã giúp Liên minh HTX Việt Nam trong một số công tác xây dựng mô hình, tổ các hoạt động Hội thảo khoa học. Tuy nhiên, chất lƣợng chƣa thật sự cao, nguồn lực còn hạn chế

- Về tài chính: Viện chƣa tự chủ đƣợc về tài chính, gần nhƣ 100% kinh phí hoạt động khoa học, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ xây dựng mô hình HTX vẫn dựa vào ngân sách từ các nguồn khác nhau nên quy mô và chất lƣợng các hoạt động trên còn rất hạn chế. Viện chƣa chủ động xây dựng chiến lƣợc, cũng nhƣ kế hoạch để chuyển giao các nghiên cứu khoa học và hợp tác

với các HTX để trở thành hàng hóa trong cơ chế thị trƣờng để chủ động trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đây là điểm yếu và hạn chế lớn nhất của Viện Phát triển kinh tế hợp tác.

- Trang thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu chƣa theo kịp sự phát triển của KHCN. Hệ thống thông tin KH&CN mới đƣợc hình thành. Hiệu quả sử dụng cán bộ KH&CN nhìn chung còn thấp, chƣa phát huy hết đƣợc năng lực nội sinh, tinh thần chủ động sáng tạo dám nghĩ, dám làm.

- Quan hệ giữa Viện với các Viện nghiên cứu và địa phương để thực hiện các đề tài NCKH mới bắt đầu trong thời gian gần đây. Do đó, công tác trao đổi thông tin qua các cuộc hội thảo, việc khai thác tiềm năng cán bộ khoa học và trang thiết bị cho nghiên cứu và đào tạo chƣa đƣợc phát huy. Viện đã và đang phối hợp với một số tổ chức, chính quyền địa phƣơng (Liên minh HTX các địa phƣơng, sở KH&CN, sở NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông…) trong công tác NCKH và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã có một số kết quả nhất định. Tuy nhiên công tác phối hợp, hợp tác chƣa sâu, chƣa rộng, kết quả nghiên cứu KH&CN của Viện chƣa thực sự phát huy và hiệu quả còn hạn chế.

* Các nguyên nhân

- Viện vừa hoạt động nghiên cứu vừa ổn định tổ chức, cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu cán bộ chuyên sâu, nhất là các lĩnh vực mới nhƣ tiếp cận và áp dụng các công nghệ cao về công nghệ sinh học, nông lâm kết hợp.

- Nguồn ngân sách của nhà nƣớc đầu tƣ cho NCKH và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn thấp, dàn trải nhỏ lẻ, không cân đối cho các nhiệm vụ trọng yếu và thứ yếu, trƣớc mắt và lâu dài. Bên cạnh đó Viện chƣa có chủ trƣơng và qui chế phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển KHCN.

nghiệm thực tế và chuyên môn sâu; nhƣng về chủ quan nhiều cán bộ nghiên cứu của Viện chƣa chủ động, chịu khó học hỏi, nghiên cứu và đi khảo sát thực tế, tác phong làm viện còn nặng về hành chính, chƣa tìm tòi, nghiên cứu sâu; chủ yếu là rập khuôn máy móc và sao chép trên mạng. chƣa có phƣơng pháp, tƣ duy nghiên cứu mới, đột phá. Về mặt khách quan, lãnh đạo Viện chƣa thật sự quan tâm, đào tạo cán bộ trẻ một cách bài bản và tạo điên kiện cho cán bộ trẻ đi nghiên cứu tại cơ sở; chƣa có chế độ động viên khuyến khích thỏa đáng cho những nghiên cứu có kết quả tốt sát hợp với thực tế sản xuất và đời sống của các HTX. Chƣa có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ dài hạn nên việc cân đối, đào tạo và sử dụng chƣa hợp lý, dẫn đến lúng túng trong việc phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, chuyên ngành đƣợc đào tạo.

- Năng lực tài chính của Viện còn rất nhiều hạn chế; Viện chƣa tự chủ đƣợc tài chính; phần lớn nguồn lực nghiên cứu và triển khai hỗ trợ cho các HTX là dựa vào nguồn ngân sách của nhà nƣớc từ các nguồn khác nhau; chứ Viện chƣa có bất cứ nghiên cứu nào trở thành hàng hóa để có thể trao đổi trên thị trƣờng, thu lãi; nếu có chỉ là chuyển giao hỗ trợ miễn phí. Do nguồn lực về tài chính của Viện rất hạn chế, nên Viện chƣa có chính sách thu hút đƣợc nhân tài có trình độ cao và chuyên môn sâu về nghiên cứu; và Viện chƣa có chính sách khuyến khích, đột phá về tiền lƣơng, tiền thƣởng; do vậy, có những cán bộ có chuyên môn, năng lực nghiên cứu khá, về Viện công tác tác đƣợc một vài năm lại tìm cách chuyển công tác… Chính sách về cán bộ chƣa thỏa đáng và còn nhiều bất cập, chƣa có chế độ đãi ngộ ƣu tiên để có thể tuyển dụng và thu hút nhân tài về công tác nghiên cứu tại Viện. Chƣa có qui chế hợp lý, hữu hiệu về tiền lƣơng, tiền thƣởng tạo động lực đối với cán bộ nhằm phát huy năng lực, khả năng sáng tạo trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

- Viện chƣa có kế hoạch, hoặc dự án nghiên cứu đột phá, khả thi gắn với thực tế sản xuất, dịch vụ của HTX; để cùng họ sản xuất ra hàng hóa thật

sự bán ra thị trƣờng thu về lợi nhuận để 2 bên cùng có lợi; vì đây chính là con đƣờng tất yếu để dẫn đến tự chủ về mặt tài chính đối với một cơ quan nghiên cứu khoa học…

- Vì đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện còn nhiều hạn chế, chƣa có các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành; nên Viện rất ít có cơ hội để đấu thầu đƣợc các đề tài cấp lớn, đề tài chiến lƣợc (cấp nhà nƣớc); do vậy, cơ hội để đào tạo cán bộ nghiên cứu cũng nhƣ nguồn lực chi cho công tác nghiên cứu khoa học rất hạn chế… Việc quản lý các chƣơng trình dự án, đề tài nghiên cứu còn mang nặng tính hành chính bao cấp. Kiểm tra tiến độ, nghiệm thu các đề tài, dự án thực hiện còn mang nặng hình thức. Chế độ về khen thƣởng xử phạt thực hiện chƣa đúng mức. Thành viên trong một số hội đồng tuyển chọn, nghiệm thu đề tài, dự án thiếu trình độ chuyên sâu, nên việc đánh giá về tính cấp thiết, nội dung nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu còn mang tính chung chung chƣa có sức thuyết phục. Việc quản lý cán bộ KH&CN còn rập khuôn theo chế độ công chức nhà nƣớc…

Công tác tuyên truyền giáo dục, động viên tƣ tƣởng cũng chƣa tốt dẫn đến một số cán bộ chƣa yên tâm phấn khởi trong công tác, tiền lƣơng thấp, thiếu động lực phấn đấu nên chất lƣợng trong công tác tham mƣu, chuyển giao khoa học và công nghệ, cũng nhƣ xây dựng mô hình HTX còn hạn chế; nhiều cán bộ nghiên cứu khoa học có khả năng phát triển, đều muốn đi tìm kiếm cơ hội tốt hơn…

Qua phân tích thực trạng cho thấy hoạt động của Viện trong thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần tiếp tục có sự điều chỉnh để có thể duy trì hoặc bứt phá trong tƣơng lai. Một vấn đề quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển của Viện là Viện cần có một chiến lƣợc phát triển để định hình định hƣớng phát triển, cũng nhƣ có những kế hoạch mang tính dài hạn.

Chƣơng 4

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của viện phát triển kinh tế hợp tác, liên minh hợp tác xã việt nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)