1.2. Khái niệm và nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã
1.2.1. Khái niệm về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã
Phát triển là khái niệm dùng để chỉ khuynh hƣớng vận động theo chiều hƣớng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển thƣờng đƣợc biểu hiện ở sự biến đổi cả về số lƣợng và chất lƣợng, trong đó chất lƣợng là yếu tố quan trọng.
Chúng ta sống trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế lao động, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ con ngƣời. Nguồn nhân lực đƣợc xem là nguồn lực quý giá nhất của các tổ chức, đơn vị, là yếu tố quyết định sự thành bại của họ trong tƣơng lai. Bởi vậy, các tổ chức, đơn vị luôn tìm mọi cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình, đặc biệt là những con chim đầu đàn, hay nói cụ thể đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Một trong những biện pháp hữu
hiệu nhất nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu trên là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung bao gồm hai mảng là đào tạo kiến thức và bồi dƣỡng đạo đức, kỹ năng, phƣơng pháp làm việc. Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho ngƣời lao động, để họ có thể đảm nhận một nghề nào đó, hay để làm tốt hơn một công việc nào đó hoặc để làm những công việc khác trong tƣơng lai. Phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ những hoạt động tác động vào ngƣời lao động, bao gồm cả việc trang bị kiến thức, thay đổi quan điểm, bồi dƣỡng kỹ năng, phƣơng pháp làm việc, để ngƣời lao động có đủ khả năng đảm đƣơng và phục vụ cho nhu cầu công việc trong tƣơng lai.
Nhƣ vậy, đào tạo nguồn nhân lực có phạm vị hẹp hơn, nó chính là một nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo chỉ mang tính ngắn hạn, để khắc phục những sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng cho những công việc hiện tại. Còn phát triển mang nghĩa rộng hơn, nó không chỉ bao gồm vấn đề đào tạo mà còn rất nhiều vấn đề khác, nhƣ tạo nguồn, đƣa vào quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sắp xếp, bố trí, quản lý, sử dụng, đánh giá, chăm sóc sức khỏe và thực hiện các chính sách đối với ngƣời lao động...
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đƣợc xem là những con chim đầu đàn trong nguồn nhân lực của một cơ quan, đơn vị. Vì thế, việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là việc làm cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cũng nhƣ phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là toàn bộ những hoạt động tác động vào cá nhân những cán bộ, nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp, cách nghĩ, cách làm và cả tƣ duy, lối sống để họ có đủ khả năng đảm đƣơng và phục vụ cho nhu cầu công việc trong hiện tại và tƣơng lai.
Tóm lại, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là toàn bộ những hoạt động tác động vào các cá nhân cán bộ, nhằm trang bị cho họ những quan điểm, kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp quản lý, tạo ra một đội ngũ cán bộ có đủ khả năng đảm đƣơng các nhiệm vụ quản lý trên các lĩnh vực.
Các hoạt động đó bao gồm: Quy hoạch, tạo nguồn và kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ; đào tạo, bồi dƣỡng trình độ, năng lực quản lý và phẩm chất chính trị; tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, quản lý, sử dụng, đánh giá, sàng lọc cán bộ; thực hiện các chính sách và tạo các điều kiện, môi trƣờng cho đội ngũ cán bộ phát triển.
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cần phải chú ý phát triển đồng bộ cả 3 yếu tố: Quy mô, chất lƣợng và cơ cấu đội ngũ cán bộ. Trong đó, quy mô đƣợc thể hiện bằng số lƣợng cán bộ đƣa vào quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng và phát huy trên các lĩnh vực công tác; cơ cấu thể hiện ở sự hợp lý trong bố trí nhân sự, nhiệm vụ, độ tuổi, giới tính, chuyên môn hay nói cách khác, tạo ra một ê kíp đồng bộ, đồng tâm, có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt; chất lƣợng là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nó đƣợc thể hiện ở trình độ, năng lực, kỹ năng và hiệu quả công tác của cán bộ.
Cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống bốn cấp của nền hành chính nƣớc ta. Công tác quản lý nhà nƣớc ở cấp xã cũng đầy đủ, đa dạng trên trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và hệ thống chính trị.... Vì vậy, cần phải tập trung quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã một cách hợp lý, nhằm tạo dựng một đội ngũ cán bộ quản lý trên tất cả các lĩnh vực với quy mô phù hợp, có cơ cấu hợp lí và chất lƣợng ngày càng cao, đáp ứng đƣợc ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã trong tình hình mới.
Sự phát triển đó phải đƣợc chú trọng cả 3 yếu tố: Quy mô, cơ cấu và chất lƣợng, trong đó chất lƣợng đƣợc đặt lên hàng đầu; đồng thời phải quan tâm phát triển cả 2 đối tƣợng: Cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn phụ trách trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, quản lý Nhà nƣớc, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa bàn xã.
Đối với đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã là những ngƣời đƣợc giao đảm nhiệm công tác QLNN về kinh tế, làm việc tại chính quyền cấp xã. Đội ngũ này bao gồm các cá nhân làm công tác lãnh đạo, quản lý nhƣ Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế và những ngƣời làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, trực tiếp quản lý, phụ trách một hoặc một số công việc cụ thể trên lĩnh vực phát triển kinh tế ở địa bàn xã nhƣ: Kế toán, Tài chính, Địa chính, Xây dựng.... Ngoài ra, còn có một số chức danh nhƣ Bí thƣ Đảng ủy, Phó Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và trƣởng các đoàn thể xã. Đây là những ngƣời tuy không trực tiếp quản lý trên các lĩnh vực kinh tế, nhƣng lại có vai trò hết sức quan trong trong việc tham gia ý kiến, quyết định các chủ trƣơng về phát triển kinh tế trên địa bàn xã; đồng thời là những ngƣời có vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động của đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở địa bàn xã. Vì vậy, phải quan tâm bồi dƣỡng, phát triển, nhất là về trình độ, kiến thức, phƣơng pháp QLNN về kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, không chỉ cho riêng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về kinh tế mà cho cả đội ngũ cán bộ nêu trên.