Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 28 - 31)

1.2.1. Yếu khách quan

- Yếu tố kinh tế thị trường:

30 năm đổi mới cũng là thời kỳ đất nƣớc bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng. Trong thể chế kinh tế thị trƣờng, sự vận hành của nền kinh tế chịu tác động của những quy luật thị trƣờng nhƣ quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh... Điều đó đòi hỏi nhà nƣớc cũng phải chuyển đổi từ điều hành bằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng những đòn b y kinh tế, mà một trong những yếu tố quan trọng là hoàn thiện thể chế. Thời gian này, công tác QLNN chƣa theo kịp, hành lang pháp lý chƣa đƣợc xây dựng kịp thời, còn nhiều sơ hở, những tác động chƣa đƣợc lƣờng trƣớc đã khiến QLNN chƣa chủ động mà thƣờng bị động đi theo giải quyết khi sự việc đã xảy ra. Vấn đề đặt ra trong thời kỳ này là các quy định điều tiết hoạt động

báo chí chƣa phù hợp với mức độ phát triển của báo chí. Vai trò và khả năng điều tiết của Nhà nƣớc đối với sự phát triển của báo chí còn hạn chế, chƣa thích ứng với những thay đổi và sự phát triển của báo chí để có thể quản lý báo chí một cách hiệu quả nhất. Đồng thời kinh tế thị trƣờng cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động báo chí, mà điều biểu hiện, dễ nhận thấy đó là báo chí có yếu tố “thƣơng mại hóa”, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng, phản ánh nhiều thông tin giật gân, câu khách...Xu hƣớng chệnh hƣớng về chính trị cũng dễ xảy ra...

- Toàn c u hóa: Những tác động lớn từ bên ngoài, đặc biệt những tác động từ quá trình hội nhập quốc tế đã ảnh hƣởng đến toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc, trong đó có hoạt động báo chí và QLNN về báo chí. Thực tế so với nhiều nƣớc thì mức độ hội nhập của nƣớc ta chƣa nhiều, chƣa sâu nhƣng trƣớc những tác động từ bên ngoài, đặc biệt sự phát triển của mạng internet đã trở thành một trong những kênh thông tin tạo ra những tác động đa chiều, những biến đổi trong đời sống xã hội, trong suy nghĩ, lối sống, hành vi của con ngƣời. Tiến trình hội nhập đ y các cá nhân đến nhanh hơn với những đòi hỏi vật chất, đòi hỏi về mức sống cao hơn mà họ đang có, khiến họ mong muốn và tìm cách có đƣợc nó bằng mọi cách, mọi giá. Cũng nhƣ ở nhiều nƣớc, thời kỳ đầu chịu ảnh hƣởng của hội nhập chủ yếu mang lại những tác động tiêu cực. Con ngƣời ở thời kỳ đó dễ dàng tiếp nhận những cái mang tính cá nhân chủ nghĩa, những cái làm lợi cho bản thân, gia đình. Các nhà quản lý cũng bị chi phối, có ngƣời thì buông lỏng quản lý, có ngƣời biết nhƣng vẫn làm ngơ, bởi không ít ngƣời trong số họ cũng là ngƣời đƣợc hƣởng lợi. Tuy không có thống kê nhƣng thực tế không ít nhà quản lý chính lại là những ngƣời giới thiệu, là cầu nối giữa CQBC với các đầu nậu. Nguy hiểm là khi các ấn ph m này có sai phạm thì lại không bị xử lý nghiêm, hiện tƣợng “bảo kê” xuất hiện cả trong quản lý báo chí. Không chỉ tác động đến thế hệ trẻ, mà ngay cả thế hệ đi trƣớc vốn đang nắm giữ quyền trong các cơ quan nhà nƣớc cũng không tránh đƣợc những tác động này. Một số ngƣời cũng “xuôi theo dòng”, tìm cách vơ vét, làm lợi cho bản thân, không quan tâm đến chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Một số cũng mong muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhƣng cũng không dễ dàng khi phải

“lội ngƣợc dòng” nên hiệu quả không cao. Có thể thấy, trong thời kỳ này, ý thức, bản lĩnh chính trị và trách nhiệm một số nhà báo, trách nhiệm nhà quản lý chƣa đƣợc đề cao.

- Khoa học công nghệ:

Sự phát triển nhƣ vũ bảo, mạnh mẽ của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin trong những năm qua, đặc biệt xu hƣớng toàn cầu hóa thông tin những năm gần đây đặt ra thách thức lớn cho các cơ quan QLNN. Có thể nói, kỹ thuật và công nghệ nhƣ “bà đỡ” cho báo chí ra đời và phát triển. Kỹ thuật và công nghệ chuyển tải thông điệp là cơ sở cho sự ra đời các loại hình báo chí hiện đại; đồng thời chính kỹ thuật và công nghệ báo chí – truyền thông chi phối tƣ duy và phong cách hành nghề của nhà báo, thay đổi vai trò, vị thế của công chúng và gia tăng năng lực, hiệu quả cho báo chí.

Vấn đề đặt ra đối với QLNN đó là thiết bị công nghệ cao còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ quản lý đủ trình độ sử dụng thiết bị hiện đại còn hạn chế trong khi thông tin toàn cầu đƣợc truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới công chúng thông qua internet. Có thể thấy, về mặt công nghệ, quản lý báo chí những năm qua chƣa thực sự làm chủ công nghệ thông tin, có nghĩa hiệu quả quản lý còn hạn chế.

1.2.2. Yếu tố chủ quan

- Chính trị:

QLNN về báo chí cũng nhƣ QLNN về các lĩnh vực khác đều không thể đi ngƣợc lại các mục tiêu chính trị. Trong những năm đổi mới, đời sống chính trị - xã hội cũng có những thời điểm phức tạp đặc biệt là những năm 1988 - 1992), khi trong nƣớc chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tại Liên Xô cũ và các nƣớc Đông Âu thì báo chí cũng chịu tác động không nhỏ, một số nhà báo, một số tờ báo có những bài viết mang tƣ tƣởng nhìn lại lịch sử, phủ nhận lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân. Tuy nhiên, nhờ có những định hƣớng chính trị đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc, kiên quyết giữ vững con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội nên mặc dù có những “khoảng trống” ban đầu, hoạt động QLNN về báo chí chƣa theo kịp, nhƣng chỉ một thời gian ngắn sau, QLNN về báo chí đã thực sự phát

huy hiệu quả, giúp định hƣớng lại hoạt động cho những tờ báo, nhà báo có tƣ tƣởng phủ nhận lịch sử. Có thể thấy, chính thời kỳ báo chí chịu tác động mạnh mẽ của những biến động trong đời sống chính trị - xã hội này cũng là thời kỳ QLNN về báo chí phát huy hiệu quả rõ nét. Đó cũng là từ đƣờng lối chính trị đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc, những định hƣớng quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc đã giúp hoạt động QLNN đi đúng hƣớng.

- Th chế:

Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra không ít vấn đề đối với bộ máy nhà nƣớc. Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các điều ƣớc, công ƣớc quốc tế có ảnh hƣởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó. Do phải tuân thủ những quy định chung của quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tham gia nên việc xây dựng pháp luật về báo chí phải bảo đảm phù hợp với thực tế QLNN về báo chí ở trong nƣớc, đồng thời phù hợp với những quy định và cam kết quốc tế. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, đặc biệt trong lĩnh vực bản quyền tác giả. Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý, giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, bảo đảm tính hiệu quả của công tác QLNN về báo chí trong phạm vi cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)