Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 28)

1.2.1. Yếu khách quan

- Yếu tố kinh tế thị trường:

30 năm đổi mới cũng là thời kỳ đất nƣớc bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng. Trong thể chế kinh tế thị trƣờng, sự vận hành của nền kinh tế chịu tác động của những quy luật thị trƣờng nhƣ quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh... Điều đó đòi hỏi nhà nƣớc cũng phải chuyển đổi từ điều hành bằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng những đòn b y kinh tế, mà một trong những yếu tố quan trọng là hoàn thiện thể chế. Thời gian này, công tác QLNN chƣa theo kịp, hành lang pháp lý chƣa đƣợc xây dựng kịp thời, còn nhiều sơ hở, những tác động chƣa đƣợc lƣờng trƣớc đã khiến QLNN chƣa chủ động mà thƣờng bị động đi theo giải quyết khi sự việc đã xảy ra. Vấn đề đặt ra trong thời kỳ này là các quy định điều tiết hoạt động

báo chí chƣa phù hợp với mức độ phát triển của báo chí. Vai trò và khả năng điều tiết của Nhà nƣớc đối với sự phát triển của báo chí còn hạn chế, chƣa thích ứng với những thay đổi và sự phát triển của báo chí để có thể quản lý báo chí một cách hiệu quả nhất. Đồng thời kinh tế thị trƣờng cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động báo chí, mà điều biểu hiện, dễ nhận thấy đó là báo chí có yếu tố “thƣơng mại hóa”, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng, phản ánh nhiều thông tin giật gân, câu khách...Xu hƣớng chệnh hƣớng về chính trị cũng dễ xảy ra...

- Toàn c u hóa: Những tác động lớn từ bên ngoài, đặc biệt những tác động từ quá trình hội nhập quốc tế đã ảnh hƣởng đến toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc, trong đó có hoạt động báo chí và QLNN về báo chí. Thực tế so với nhiều nƣớc thì mức độ hội nhập của nƣớc ta chƣa nhiều, chƣa sâu nhƣng trƣớc những tác động từ bên ngoài, đặc biệt sự phát triển của mạng internet đã trở thành một trong những kênh thông tin tạo ra những tác động đa chiều, những biến đổi trong đời sống xã hội, trong suy nghĩ, lối sống, hành vi của con ngƣời. Tiến trình hội nhập đ y các cá nhân đến nhanh hơn với những đòi hỏi vật chất, đòi hỏi về mức sống cao hơn mà họ đang có, khiến họ mong muốn và tìm cách có đƣợc nó bằng mọi cách, mọi giá. Cũng nhƣ ở nhiều nƣớc, thời kỳ đầu chịu ảnh hƣởng của hội nhập chủ yếu mang lại những tác động tiêu cực. Con ngƣời ở thời kỳ đó dễ dàng tiếp nhận những cái mang tính cá nhân chủ nghĩa, những cái làm lợi cho bản thân, gia đình. Các nhà quản lý cũng bị chi phối, có ngƣời thì buông lỏng quản lý, có ngƣời biết nhƣng vẫn làm ngơ, bởi không ít ngƣời trong số họ cũng là ngƣời đƣợc hƣởng lợi. Tuy không có thống kê nhƣng thực tế không ít nhà quản lý chính lại là những ngƣời giới thiệu, là cầu nối giữa CQBC với các đầu nậu. Nguy hiểm là khi các ấn ph m này có sai phạm thì lại không bị xử lý nghiêm, hiện tƣợng “bảo kê” xuất hiện cả trong quản lý báo chí. Không chỉ tác động đến thế hệ trẻ, mà ngay cả thế hệ đi trƣớc vốn đang nắm giữ quyền trong các cơ quan nhà nƣớc cũng không tránh đƣợc những tác động này. Một số ngƣời cũng “xuôi theo dòng”, tìm cách vơ vét, làm lợi cho bản thân, không quan tâm đến chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Một số cũng mong muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhƣng cũng không dễ dàng khi phải

“lội ngƣợc dòng” nên hiệu quả không cao. Có thể thấy, trong thời kỳ này, ý thức, bản lĩnh chính trị và trách nhiệm một số nhà báo, trách nhiệm nhà quản lý chƣa đƣợc đề cao.

- Khoa học công nghệ:

Sự phát triển nhƣ vũ bảo, mạnh mẽ của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin trong những năm qua, đặc biệt xu hƣớng toàn cầu hóa thông tin những năm gần đây đặt ra thách thức lớn cho các cơ quan QLNN. Có thể nói, kỹ thuật và công nghệ nhƣ “bà đỡ” cho báo chí ra đời và phát triển. Kỹ thuật và công nghệ chuyển tải thông điệp là cơ sở cho sự ra đời các loại hình báo chí hiện đại; đồng thời chính kỹ thuật và công nghệ báo chí – truyền thông chi phối tƣ duy và phong cách hành nghề của nhà báo, thay đổi vai trò, vị thế của công chúng và gia tăng năng lực, hiệu quả cho báo chí.

Vấn đề đặt ra đối với QLNN đó là thiết bị công nghệ cao còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ quản lý đủ trình độ sử dụng thiết bị hiện đại còn hạn chế trong khi thông tin toàn cầu đƣợc truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới công chúng thông qua internet. Có thể thấy, về mặt công nghệ, quản lý báo chí những năm qua chƣa thực sự làm chủ công nghệ thông tin, có nghĩa hiệu quả quản lý còn hạn chế.

1.2.2. Yếu tố chủ quan

- Chính trị:

QLNN về báo chí cũng nhƣ QLNN về các lĩnh vực khác đều không thể đi ngƣợc lại các mục tiêu chính trị. Trong những năm đổi mới, đời sống chính trị - xã hội cũng có những thời điểm phức tạp đặc biệt là những năm 1988 - 1992), khi trong nƣớc chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tại Liên Xô cũ và các nƣớc Đông Âu thì báo chí cũng chịu tác động không nhỏ, một số nhà báo, một số tờ báo có những bài viết mang tƣ tƣởng nhìn lại lịch sử, phủ nhận lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân. Tuy nhiên, nhờ có những định hƣớng chính trị đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc, kiên quyết giữ vững con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội nên mặc dù có những “khoảng trống” ban đầu, hoạt động QLNN về báo chí chƣa theo kịp, nhƣng chỉ một thời gian ngắn sau, QLNN về báo chí đã thực sự phát

huy hiệu quả, giúp định hƣớng lại hoạt động cho những tờ báo, nhà báo có tƣ tƣởng phủ nhận lịch sử. Có thể thấy, chính thời kỳ báo chí chịu tác động mạnh mẽ của những biến động trong đời sống chính trị - xã hội này cũng là thời kỳ QLNN về báo chí phát huy hiệu quả rõ nét. Đó cũng là từ đƣờng lối chính trị đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc, những định hƣớng quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc đã giúp hoạt động QLNN đi đúng hƣớng.

- Th chế:

Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra không ít vấn đề đối với bộ máy nhà nƣớc. Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các điều ƣớc, công ƣớc quốc tế có ảnh hƣởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó. Do phải tuân thủ những quy định chung của quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tham gia nên việc xây dựng pháp luật về báo chí phải bảo đảm phù hợp với thực tế QLNN về báo chí ở trong nƣớc, đồng thời phù hợp với những quy định và cam kết quốc tế. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, đặc biệt trong lĩnh vực bản quyền tác giả. Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý, giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, bảo đảm tính hiệu quả của công tác QLNN về báo chí trong phạm vi cả nƣớc.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về báo chí của một số địa phƣơng

1.3.1. Tỉnh Bình Phước

- Khái quát về kinh tế - ã hội tỉnh Bình Phước:

Bình Phƣớc là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và giáp 03 tỉnh: Kongpongchàm, Kratie, Mundulkiri) Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dƣơng và phía Bắc tỉnh Đắk Lắk. Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phƣớc là cao nguyên nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng Nam Trung bộ sang vùng hạ Tây Nam bộ có cảnh quan thiên nhiên, môi trƣờng sinh thái tƣơng đối đa dạng và phong phú.

Là một tỉnh miền núi, dân tộc và biên giới, Bình Phƣớc có diện tích tự nhiên 6.854 km2, có 03 thị xã và 07 huyện với 111 xã, phƣờng, thị trấn, dân số hơn 800.000 ngƣời bao gồm 41 dân tộc anh em.

Cùng với sự phát triển của cả nƣớc, kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển. Theo đó, năm 2018, về kinh tế, tỉnh Bình Phƣớc phấn đấu tốc độ tăng GDP (giá so sánh năm 2010) đạt 6,8-7%; cơ cấu kinh tế: nông - lâm - thủy sản 26,2%, công nghiệp - xây dựng 37,8%, dịch vụ 36%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 58 triệu đồng. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất kh u đạt 2.240 triệu USD; tổng kim ngạch nhập kh u 1.380 triệu USD; tổng thu ngân sách (nội địa và xuất nhập kh u) đạt 6.000 tỷ đồng. Chi ngân sách kế hoạch đƣa ra là 9.038 tỷ đồng. Trong năm, Bình Phƣớc phấn đấu thành lập mới 900 doanh nghiệp và 22 hợp tác xã...

- Tổ chức và hoạt động báo chí Bình Phước:

Đối với tỉnh Bình phƣớc hiện nay, có 4 cơ quan báo chí là: Báo Bình Phƣớc, Đài PT-TH tỉnh, Tạp chí Khoa học thời đại, Tạp chí Văn học - Nghệ thuật. Trong đó, có hơn 100 nhà báo hoạt động và đƣợc cấp thẻ.

Báo Bình Phước là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phƣớc. Qua 20 năm xây dựng và trƣởng thành, đến nay Báo Bình Phƣớc đã có 6 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 1 xƣởng in với hơn 50 cán bộ, viên chức. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, những ngƣời làm báo đã đƣợc quan tâm, tạo điều kiện học tập chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị.

Để tăng cƣờng chất lƣợng phục vụ cũng nhƣ mở rộng đối tƣợng bạn đọc, từ 16/6 2009, Báo Bình Phƣớc thành lập phòng Báo điện tử cho ra mắt tờ báo điện tử theo địa chỉ: baobinhphuoc.com.vn.

Tạp chí khoa học thời đại là cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Phƣớc. Tạp chí này có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin chuyển giao công nghệ đối với các sản ph m phục vụ sản xuất và đời sống Tạp chí là tiếng nói của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trong tỉnh và sự cộng tác của nhiều giáo sƣ, tiến sĩ khoa học đầu ngành, các nhà báo, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ và các doanh nhân cả trong và ngoài nƣớc.

Tạp chí Văn học - Nghệ thuật thuộc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật; giới thiệu các sáng tác văn học nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các hoạt động văn hoá văn nghệ của địa phƣơng; đăng tải các bài nghiên cứu lý luận phê bình nhằm định hƣớng sáng tác văn học nghệ thuật ở địa phƣơng, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tạp chí này xuất bản định kỳ hàng tháng, bắt đầu từ tháng 5/2010.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Phước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, hiện nay Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phƣớc có cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban Giám đốc và 13 phòng, ban chuyên môn với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên là 180 ngƣời. Trong đó, có 43% tốt nghiệp đại học, 0,5% cao đẳng, trung cấp chiếm 30%, trình độ khác chiếm 30,28%.

Hiện tỉnh có 8 Đài truyền thanh huyện, thị và 102 trạm truyền thanh, đài truyền thanh xã, phƣờng, thị trấn. Mặc dù theo quy định hiện hành thì Đài truyền thanh cấp huyện, xã không phải là cơ quan báo chí nhƣng vẫn thuộc phạm vi quản lý về nghiệp vụ của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh.

Ngoài 3 cơ quan báo chí nêu trên, Bình Phước còn c 3 cơ quan đại diện của các báo chí Việt Nam tại tỉnh, gồm: Thông tấn xã Việt Nam, Cơ quan Thƣờng trú Báo Nhân Dân, Cơ quan thƣờng trú báo Tuổi trẻ Thủ đô. Các cơ quan đại diện là đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí có trụ sở, nhân sự do một ngƣời chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động nghiệp vụ báo chí tại một địa phƣơng nơi mà cơ quan báo chí không đặt trụ sở chính.

- Tổ chức và hoạt động của cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí ở Bình Phước:

Liên quan đến hoạt động báo chí tại tỉnh Bình Phƣớc, về mặt tổ chức gồm có các cơ quan lãnh đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan báo chí. Tỉnh Bình Phƣớc phân biệt rõ giữa lãnh đạo báo chí và quản lý báo chí:

Lãnh đạo báo chí là chức năng, nhiệm vụ của Đảng và cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ này là Tỉnh ủy. Tham mƣu cho Tỉnh ủy là Ban Tuyên giáo.

Quản lý nhà nƣớc là chức năng, nhiệm vụ của UBND tỉnh Bình Phƣớc và cơ quan chuyên môn giúp việc là Sở Thông tin và Truyền thông.

Nhƣ vậy, có thể nói chủ thể lãnh đạo báo chí là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chủ thể quản lý báo chí là UBND tỉnh và Sở TT-TT. Các cơ quan báo chí của tỉnh Bình Phƣớc chính là đối tƣợng quản lý.

- Hoạt động quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Bình Phước:

Đối với tỉnh Bình Phƣớc, thời gian qua phải nói rằng hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc đối với báo chí đƣợc thực hiện khá tốt. Thể hiện ở chỗ:

+ Thực hiện giao ban báo chí định kỳ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông đã có sự phối hợp tốt trong công tác tổ chức giao ban báo chí theo định kỳ hàng tháng, hàng quý để cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, những vấn đề “nóng” đƣợc báo chí quan tâm trên địa bàn tỉnh. Với nội dung chuyên đề cụ thể đƣợc các cơ quan báo chí, phóng viên đặc biệt quan tâm; mời đại diện các sở, ban, ngành có liên quan trực tiếp đến nội dung chuyên đề đó cùng tham gia để giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh.

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí của các cơ quan báo chí tại địa phƣơng.

+ Kịp thời ban hành các văn bản pháp luật để làm công cụ thực hiện công tác quản lý.

+ Tổ chức hoặc tạo điều kiện để đào tạo, bồi dƣỡng ph m chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ ngƣời làm báo, qua đó đảm bảo vai trò quả lý của mình.

+ Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến báo chí đối với đội ngũ ngƣời làm báo cũng nhƣ đối tƣợng cung cấp thông tin cho báo chí.

+ Phối hợp tốt với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội – nghề nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân Đảng, Hội Nhà Báo, cơ quan nhà nƣớc các cấp, doanh nghiệp trong việc đảm bảo thực hiện thôn tin, cung cấp thông tin, định hƣớng thông tin cũng nhƣ xử lý những vấn đề cụ thể khi phát sinh.

+ Quan tâm, tạo điều kiện cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực cho các cơ quan báo chí hoạt động và đảm bảo các yêu cầu cần thiết khác.

1.3.2. Tỉnh Đắk Lắk

- Khái quát về tự nhiên, kinh tế – ã hội tỉnh Đắk Lắk:

Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lƣợc quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông. Diện tích tự nhiên là 13.125 km2, có đƣờng biên giới dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)