Các phƣơng hƣớng chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam định (Trang 66 - 93)

Nhiệm vụ đặt ra đến năm 2020 là xây dựng BIDV – Chi nhánh Nam Định trở thành ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng; tận dụng năng lực của hệ thống sẵn có, phát triển đa dạng hóa thêm các sản phẩm, dịch vụ; Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ ngân sách nhà nƣớc và một số doanh nghiệp nhƣ: thu tiền điện, nƣớc; chi lƣơng, bảo hiểm và các khoản ngân sách nhà nƣớc; nâng cao chất lƣợng, kỹ năng tiếp cận cộng đồng của

cán bộ ngân hàng. Chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nƣớc có tính đến đặc thù hoạt động của BIDV

Trƣớc những yêu cầu đó, BIDV – Chi nhánh Nam Định cần phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn nhân lực một cách hợp lý. Cần phải bổ sung cán bộ làm công tác tín dụng (quản lý khách hàng) cho các phòng giao dịch nhiều hơn nữa, bởi đây đƣợc coi là bộ phận thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch của chi nhánh.

Trong bất kỳ Ngân hàng nào, đội ngũ những ngƣời làm nghiệp vụ quản lý khách hàng luôn có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng. Những ngƣời làm quản lý khách hàng là những ngƣời trực tiếp làm ra sản phẩm thu lợi nhuận chính cho Ngân hàng. Với cơ cấu hiện nay của BIDV – Chi nhánh Nam Định, đội ngũ cán bộ làm quản lý khách hàng chiếm 33.5%, trong khi đó bộ phận gián tiếp và các phòng nghiệp vụ chức năng khác chiếm tỷ trọng gần 70% trong tổng nguồn nhân lực Chi nhánh là quá cao. Do vậy, chi phí trả lƣơng và quản lý của chi nhánh hàng năm rất lớn. Nhất là trong tình hình hiện nay, Ngân hàng thực hiện khoán chi phí đối với các phòng trong chi nhánh. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần phải rà soát, tổ chức bố trí lại cán bộ sao cho hợp lý để kích thích ngƣời lao động hăng say làm việc.

Để chủ động bƣớc vào hội nhập và chủ động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng cần phải tiến hành sắp xếp lại bộ máy của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Nam Định theo hƣớng tinh gọn, cắt giảm các đầu mối, các bộ phận gián tiếp; bố trí công việc cho đội ngũ làm trực tiếp ra lợi nhuận nhằm đảm bảo hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, có sản phẩm cụ thể. Chính việc làm này sẽ đem lại hiệu quả công việc cao và sẽ đƣa Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Nam Định ngày càng phát triển, bền vững.

Chính vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Nam Định những năm tới cần chú ý hoàn thiện theo hƣớng sau:

4.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ

4.2.1.1. Về năng lực chuyên môn của nguồn nhân lực làm công tác tín dụng (quản lý khách hàng):

Để nâng cao chất lƣợng tín dụng trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu hoàn thành và hoàn thành vƣợt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh đƣợc BIDV giao, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng (quản lý khách hàng) cần thƣờng xuyên học tập để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, thƣờng xuyên cập nhật thông tin thời sự chính trị để không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiên định lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, quan điểm của Đảng, có năng lực quan sát, phân biệt các sự kiện, hiện tƣợng xuất hiện trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế.

Đội ngũ cán bộ làm quản lý khách hàng cần nắm vững kiến thức pháp luật, nghiệp vụ để khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuân thủ đúng chính sách, đƣờng lối của Đảng và phát luật của Nhà nƣớc. Cần hiểu biết sâu rộng về tâm lý, đời sống của các tầng lớp nhân dân, có khả năng làm việc độc lập với mức độ tập trung cao cho công việc, có kỹ năng giao tiếp, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng thành thạo, có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo và các công cụ phục vụ cho công việc.

4.2.1.2. Về năng lực cán bộ làm làm công tác giao dịch viên:

Cán bộ giao dịch viên có vị trí quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, uy tín thƣơng hiệu, hình ảnh của ngân hàng có phần quan trọng của cán bộ giao dịch viên là ngƣời trực tiếp đón khách hàng đến giao dịch gửi tiền, thanh toán ... Để phục vụ khách hàng đến giao dịch sử dụng các dịch vụ ngân hàng đòi hỏi cán bộ giao dịch viên có kiến thức, hiểu biết cơ bản về hoạt động, tổ chức của BIDV , nắm vững cơ chế, quy chế, quy trình, quy định của Nhà nƣớc, của ngành, của BIDV về hoạt động dịch vụ Ngân hàng, có kiến thức cơ bản về luật pháp, có kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng, có kỹ năng giải quyết vấn đề; trung thực, cẩn mật, khách quan, có khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc theo nhóm, nhanh nhẹn, linh hoạt trong xử lý tình huống, sức khoẻ tốt.

Để trở thành cán bộ giao dịch viên làm giao dịch tốt ngoài trình độ về chuyên môn nghiệp vụ thì cần phải nâng cao tác phong, phong cách giao dịch và kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống trong thực tiễn phát sinh.

Thứ nhất, đối với nhân lực làm công tác quản lý rủi ro:

Để hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt đƣợc chất lƣợng tốt, hạn chế rủi ro trong đầu tƣ tín dụng thì công tác quản lý rủi ro rất quan trọng với nhiệm vụ, thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro độc lập với các đề xuất cấp tín dụng/đề xuất đầu tƣ; đề xuất thay đổi nội dung, điều kiện cấp tín dụng/đầu tƣ, cơ cấu các khoản nợ của khách hàng,… đảm bảo các đề xuất tín dụng phù hợp với các quy trình thủ tục, các quy định và mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc theo quy định của BIDV. Khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cần đòi hỏi cán bộ quản lý rủi ro phải có kiến thức, hiểu biết về BIDV và hoạt động tín dụng của BIDV, nắm vững cơ chế, quy chế, quy trình, quy định của Nhà nƣớc, của ngành, của BIDV về hoạt động tín dụng, có kiến thức về quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, có hiểu biết về thị trƣờng, ngành nghề và xu hƣớng phát triển của các ngành nghề mà BIDV cho vay, có kiến thức về thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, có kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, có kiến thức cơ bản về luật pháp, có kỹ năng giao tiếp tốt, có kinh nghiệm làm công tác tín dụng (quản lý khách hàng); tƣ duy logic, chính xác, có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.

Thứ hai, đối với nhân lực làm công tác quản trị tín dụng:

Cán bộ quản trị tín dụng với nhiệm vụ tác nghiệp tín dụng sau khi khoản cấp tín dụng đã đƣợc phê duyệt, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng: hồ sơ pháp lý; hồ sơ tài chính; hồ sơ vay vốn; hồ sơ tài sản bảo đảm; hồ sơ khác (nếu có); kiểm tra sự phù hợp của nội dung thể hiện trên hợp đồng tín dụng/bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm với nội dung đã đƣợc phê duyệt trong quyết định phê duyệt tín dụng. Nội dung kiểm soát bao gồm: thông tin khách hàng, số tiền cấp tín dụng, lãi suất, phí, thông tin tài sản và chủ tài sản, …Kiểm tra việc thực hiện theo đúng chính sách khách hàng về: Cấp tín dụng; Tài sản đảm bảo; Lãi suất, phí; Tỷ lệ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, ...Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh: Hợp đồng kinh tế phù hợp với mục đích cấp tín dụng; hoá đơn chứng từ đầy đủ, phù hợp với hợp đồng kinh tế; Việc thực hiện đầy đủ các điều kiện trƣớc, trong và sau khi giải ngân đƣợc quy định trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng;

Hạn mức có thể sử dụng của khách hàng, thời gian còn hiệu lực của hạn mức; Thẩm quyền và chữ ký của cán bộ đề xuất và phê duyệt giải ngân/phát hành bảo lãnh; Nội dung thƣ bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh phù hợp với Quyết định cấp bảo lãnh và Hợp đồng cấp bảo lãnh; ...

Để đáp ứng yêu cầu công việc trên đòi hỏi cán bộ quản trị tín dụng cần phải nắm vững và nâng cao kiến thức cơ bản về các quy định trong công tác tín dụng, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nâng cao kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng; có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, có kinh nghiệm trong công tác tín dụng.

Thứ ba, đối với nhân lực làm công tác kế hoạch tổng hợp:

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác kế hoạch tổng hợp theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao nhƣ thực hiện: xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh của đơn vị, tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh xây dựng chƣơng trình và biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Để đảm nhận nhiệm tại phòng kế hoạch tổng hợp, cán bộ làm công tác kế hoạch tổng hợp cần có kiến thức cơ bản về luật pháp chung và luật pháp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng, kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng giải quyết vấn đề; khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; tƣ duy lôgic, chính xác, mềm dẻo trong xử lý tình huống, chịu đƣợc áp lực công việc và có kiến thức tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tƣ, đối với nhân lực làm công tác tổ chức hành chính:

Theo chức năng nhiệm vụ tổ chức hành chính của Chi nhánh, nhiệm vụ của cán bộ tổ chức hành chính thực hiện: quản lý dữ liệu nhân sự, các chế độ chính sách về lao động, tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng đối với cán bộ,công tác tuyển dụng cán bộ, tổng hợp, rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, tham gia thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ. Để đảm nhận các công việc việc trên, yêu cầu cán bộ phòng tổ chức hành chính phải có kiến thức cơ bản về luật pháp chung và luật pháp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, quy trình, quy định của BIDV trong công tác quản lý cán bộ, am hiểu về quy

chế tổ chức và hoạt động của BIDV, có kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng, có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục; có khả năng khai thác, nắm bắt thông tin về tâm tƣ, nguyện vọng cán bộ. Có khả năng lập kế hoạch và viết các báo cáo đề xuất; có khả năng giải quyết vấn đề; tƣ duy lôgic, chính xác, nhạy bén; có khả năng phân tích vấn đề, trung thực, khách quan, cẩn mật, linh hoạt, mềm dẻo trong ứng xử;

4.2.2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với nguồn nhân lực

Trong thời gian tới, để nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ những ngƣời làm việc trong công tác quản lý khách hàng hàng, quản lý rủi ro, quản trị tín dụng … đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải luôn luôn nhận thức đƣợc công việc mình đang làm để hoàn thành xuất sắc công việc đƣợc giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Cần chỉnh sửa và hoàn thiện quy chế phân công trách nhiệm đối với những công việc cụ thể, tránh tình trạng phân định trách nhiệm không rõ ràng, khi có sai sót không ai chịu trách nhiệm.

Xây dựng lối sống lành mạnh có văn hoá cho cán bộ, chặn đà suy thoái về phẩm chất chính trị chạy theo lợi ích vật chất thuần tuý, bất chấp kỷ cƣơng luật pháp là nhiệm vụ quan trọng đối với Đảng bộ, Ban Giám đốc BIDV – Chi nhánh Nam Định. Muốn vậy, phải thƣờng xuyên nêu cao tinh thần gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên, phấn đấu thực hiện tốt Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, tuân thủ pháp luật ngân hàng hiện hành; không né tránh, bao che và tham gia vào các hoạt động tiêu cực bằng bất cứ hình thức nào, bất cứ quy mô nào. Xử lý nghiêm minh những ngƣời vi phạm để răn đe, phòng ngừa, bảo đảm công bằng, công tội rõ ràng. Kiên quyết đấu tranh và xoá bỏ ngay tình trạng núp dƣới danh nghĩa liên kết, hợp tác giữa các khâu tín dụng, dịch vụ, huy động vốn để kiếm chác lợi nhuận cho cá nhân, đơn vị của mình không quan tâm đến lợi ích chung. Vấn đề là phải quản lý, phải quan tâm đến công tác cán bộ.

Trình độ cán bộ nhƣ thế nào thƣờng đƣa đến năng lực công tác tƣơng đƣơng, dẫn đến phẩm chất đạo đức tƣơng đƣơng và ngƣợc lại. Thực tiễn hơn 05 năm qua ở BIDV – Chi nhánh Nam Định nói chung cho ta thấy tiềm lực cán bộ là rất to lớn. Nhƣng thực tế cũng cho ta thấy, trình độ cán bộ cần phải đƣợc kết hợp với giáo dục

phẩm chất chính trị, với đạo đức lối sống thì năng lực đó mới đƣợc phát huy, nếu không cũng chỉ nằm dƣới dạng tiềm năng.

4.2.3. Tăng cường sức khỏe nguồn nhân lực

Trong những năm qua, Ban Giám đốc BIDV - Chi nhánh Nam Định đã luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị cũng nhƣ sức khoẻ của cán bộ. Cơ sở vật chất nơi làm việc đƣợc đầu tƣ khang trang, tạo môi trƣờng xanh sạch đẹp và không khí làm việc hứng khởi tạo động lực cho cán bộ cảm thấy thoải mái, hứng khởi, say mê công việc. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn tổ chức khám sức khoẻ cho CBNV. Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng, đòi hỏi Ngân hàng phải đào tạo đƣợc những ngƣời nắm vững kiến thức chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn nhạy bén trƣớc những diễn biến thực tiễn của tình hình trong nƣớc và quốc tế để xử lý công việc chuyên môn. Một yếu tố cũng tác động không kém phần quan trọng đến việc hoàn thành công tác chuyên môn, đó là tình trạng sức khoẻ của ngƣời lao động. Nếu có sức khoẻ tốt sẽ giúp con ngƣời ta hoạt động nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn,… Do vậy, trong thời gian tới BIDV – Chi nhánh Nam Định nên duy trì và tiếp tục phát huy việc khám sức khoẻ thƣờng xuyên (định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần) cho CBNV. Việc khám sức khoẻ nên tập trung kinh phí để khám và có phƣơng pháp phòng tránh những bệnh nghề nghiệp dễ mắc phải chứ không nên tổ chức khám tổng thể sẽ không đem lại kết quả tốt.

4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm quản lý nguồn nhân lực tại BIDV - Chi nhánh Nam Định

4.3.1. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực:

Thứ nhất, hoàn thiện chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực.

Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển là một yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo cho BIDV – Chi nhánh Nam Định có định hƣớng phát triển, với các mục tiêu cụ thể trên mọi lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực là cơ sở quan trọng để xây dựng và

tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợc dân số và phát triển, vì dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực còn liên quan chặt chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam định (Trang 66 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)