Những nhân tố mới ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực và nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam định (Trang 63 - 66)

nhánh Nam Định

4.1.1. Những nhân tố mới ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Thứ nhất, nền kinh tế đất nƣớc có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt hiệu quả tích cực

Bộ máy và cơ chế quản lý kinh tế đang đƣợc cải cách mạnh mẽ nhằm xoá bỏ những tồn tại, hạn chế của mô hình cũ cho phù hợp với thực tế của đất nƣớc, cũng nhƣ tiến tới các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế mà các nƣớc trên thế giới đã và đang áp dụng. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và tín dụng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định những định hƣớng cải cách cơ bản, đó là xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Đổi mới chính sách quản lý tài chính nhằm tiếp tục khơi thông, giải phóng, phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội.Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lƣợng dự toán. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ, hiện đại hoá công nghệ giám sát, chuẩn mực hoá hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng.

Thứ hai, Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bƣớc tiến đáng kể trong việc hợp tác quốc tế và mở rộng quan hệ song phƣơng, đa phƣơng nhƣ quan hệ Việt- Mỹ, Việt Nam - EU, APEC, ASEAN, trở thành thành viên của WTO, tham gia vào Khu vực thƣơng mại mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) ... Quá trình tham gia hội nhập vừa tạo cơ hội, vừa là thách thức tác động đến cơ chế quản lý kinh tế nói chung, lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Cụ thể :

- Mở ra cơ hội và tiềm năng cho việc tiếp cận với công nghệ quản lý mới phù hợp với thông lệ và chuẩn mực trên thế giới, giúp cho việc học tập, tiếp thu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách, đồng thời tranh thủ nguồn vốn, hỗ trợ tƣ vấn và trợ giúp kỹ thuật từ bên ngoài.

- Sự hợp tác quốc tế bên cạnh những hiệu quả tích cực cũng tạo ra áp lực buộc phải hoàn thiện về cơ chế, chính sách quản lý tài chính, tín dụng và tiền tệ.

4.1.2. Nhu cầu về nguồn nhân lực của BIDV - Chi nhánh Nam Định đến năm 2020 năm 2020

Trƣớc sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng ngân hàng, nguồn nhân lực đƣợc xem là một yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.

Trƣớc yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đòi hỏi ngành Ngân hàng và đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ ngân hàng phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời có chuyên môn sâu, sử dụng đƣợc ngoại ngữ, thành thạo về tin học, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức phối hợp và lòng say mê nghề nghiệp.

Việc chuyển hoạt động Ngân hàng theo mô hình ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhằm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sẽ làm cho cán bộ làm nghiệp vụ ngân hàng phải năng động hơn trong việc khai thác phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại đến với khách hàng.

Số sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy các chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng ngày càng tăng nên khả năng nhu cầu cán bộ làm ngân hàng có trình độ chuyên môn cao dễ đƣợc đáp ứng hơn.

Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, viên chức BIDV – Chi nhánh Nam Định có bản lĩnh chính trị vững vàng; trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cao; có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực tốt; có cơ cấu phù hợp với mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của ngành Ngân hàng, đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Chú trọng xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị và cán bộ tín dụng, quản trị tín dụng, giao dịch

viên, quản lý rủi ro có trình độ chuyên môn cao, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Cơ cấu cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tƣơng đƣơng trở lên phải bảo đảm cơ cấu đủ 03 độ tuổi, trong đó cần chú trọng đến cán bộ trẻ đƣợc đào tạo chính quy, tập trung, có năng lực thực tiễn để chủ động đào tạo, bồi dƣỡng nhằm có đƣợc sự tiếp nối giữa các thế hệ và kết hợp hài hoà giữa kiến thức, kinh nghiệm, sức trẻ đột phá trong đội ngũ cán bộ chủ chốt;

Mục tiêu cụ thể: Xây dựng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết, ý thức phối hợp tốt trong công tác, có tinh thần trách nhiệm và lòng say mê nghề nghiệp, gắn bó với cơ quan.

Hoàn thiện các quy định, quy chế về công tác cán bộ và quản lý bố trí, sử dụng hợp lý, đúng chuyên môn nhằm phát huy sở trƣờng, tiềm năng, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ; xây dựng hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cho phù hợp.

Bố trí, sắp xếp và sử dụng có hiệu quả nhất đội ngũ cán bộ hiện có. Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch rà soát, sắp xếp, điều chuyển, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực theo hƣớng giảm bớt lao động gián tiếp, hỗ trợ, tăng cƣờng cán bộ có chất lƣợng cho các phòng trực tiếp làm ra lợi nhuận.

Điều chỉnh cơ cấu hợp lý về độ tuổi và tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ đƣợc đào tạo cơ bản, có năng lực và triển vọng phát triển; tăng tỷ lệ cán bộ làm công tác giao dịch viên, công tác tín dụng (quản lý khách hàng).

Thực hiện từng bƣớc chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, giao dịch viên, quản trị tín dụng, quản lý rủi ro, maketting, nâng cao tỷ lệ có trình độ Thạc sỹ của đội ngũ này. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, tƣ duy kinh tế và hiểu biết về kinh tế thị trƣờng, về quản lý nhà nƣớc, pháp luật cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ từ Thạc sỹ trở lên chiếm 30% tổng số lao động và số cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, giao dịch viên, quản trị tín

dụng, quản lý rủi ro, maketting ngân hàng có trình độ Thạc sỹ chiếm 10% - 20% tổng số lao động.

Bồi dƣỡng cho đối tƣợng cán bộ tín dụng, giao dịch viên có nhãn quan chính trị và nắm vững lý luận Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo của Đảng; có khả năng thích ứng kịp với kinh tế thị trƣờng; nâng cao năng lực viết, diễn đạt, trình bày các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ ngân hàng. Bồi dƣỡng cho đối tƣợng cán bộ trẻ có triển vọng phát triển thật sự chủ động trong công việc, có khả năng khai thác thị trƣờng tài chính.

Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cho đội ngũ cán bộ kiểm ngân.

Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ các phòng trong chi nhánh, tập trung nâng cao về: nghiệp vụ tín dụng, marketting và chăm sóc khách hàng; cải tiến nội dung và phƣơng thức tiếp thị nâng cao hiệu quả công tác bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đến năm 2020, phấn đấu 100% cán bộ, nhân viên Chi nhánh đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về kinh doanh, thƣơng mại và tƣ duy về kinh tế thị trƣờng; có nghiệp vụ, kỹ năng tƣ vấn bán hàng.

Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tham mƣu, hỗ trợ, nâng cao tính chủ động trong công tác, nắm chắc các quy định của Nhà nƣớc về nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao năng lực tham mƣu, đề xuất, phân tích tổng hợp vấn đề. Phấn đấu đến năm 2020, số cán bộ của khối này có trình độ Thạc sỹ đạt 20% tổng số lao động

4.2. Các phƣơng hƣớng chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực BIDV - Chi nhánh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam định (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)