CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3.1 Giải pháp về chính sách sản phẩm
4.3.1.1 Đối với thị trường xuất khẩu tại chỗ
Đa số các sản phẩm phải nhỏ, nhẹ, gọn, có thiết kế đơn giản, mộc mạc nhƣng lại có tính mỹ thuật, nghệ thuật cao, mang tính chất quà lƣu niệm, thể hiện rõ những nét văn hóa, truyền thống, lịch sử của Bắc Ninh, có tác dụng trang trí / phục vụ sinh hoạt. Đối với một số sản phẩm có kích thƣớc to, nặng, nhƣng đƣợc du khách ƣa chuộng, cần tổ chức tốt việc cung cấp một cách nhanh gọn và đáng tin cậy những dịch vụ nhƣ thanh toán bằng thẻ tín dụng, đóng gói, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan và vận chuyển đƣờng biển tới địa chỉ tại nƣớc ngoài của khách hàng. Những sản phẩm loại này không đòi hỏi phải đồng đều (không nhất thiết phải giống hệt nhau, rập khuôn theo một thiết kế có sẵn), do vậy không đặt ra vấn đề quản lý chất lƣợng theo kiểu quy
trình công nghiệp (sản xuất hàng loạt). Tuy nhiên, chất lƣợng sản phẩm ở đây đƣợc hiểu là sản phẩm làm ra phải không có lỗi (rách, chắp vá, sứt, nứt, thô kệch ...), mỗi sản phẩm làm ra đều phải thể hiện đƣợc tay nghề cao của nghệ nhân, thể hiện đƣợc tinh hoa văn hóa dân tộc, làm cho khách hàng hài lòng. Quản lý chất lƣợng phải bắt đầu ngay từ khâu xử lý nguyên liệu để sản phẩm có độ bền cao, tránh tình trạng gây thất vọng cho khách hàng sau một thời gian ngắn sử dụng. Sau đây là những mặt hàng TCMN đƣợc du khách quốc tế ƣa chuộng nhất (xếp thứ tự theo mức độ ƣa chuộng) và cần đƣợc đầu tƣ phát triển sản phẩm:
- Hàng lụa tơ tằm - Tranh thêu
- Đồ sơn mài (tranh, hộp, khay ...) - Đồ thêu ren (khăn, ga, gối, vv...) - Búp bê (thiếu nữ Việt Nam ...) - Hàng mây tre đan
- Gốm sứ mỹ nghệ
- Đồ gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ
4.3.1.2 Đối với thị trường Nhật Bản
Sản phẩm phục vụ đoạn thị trƣờng này cũng cần phải có những đặc tính tƣơng tự nhƣ sản phẩm phục vụ đoạn thị trƣờng khách du lịch quốc tế nói ở trên. Tuy nhiên, một điều khác biệt là khá nhiều sản phẩm có kích cỡ to, nặng, cồng kềnh vì hầu hết đều đƣợc đóng gói vào container và chuyển qua đƣờng biển. Những mặt hàng TCMN bán chạy nhất cũng có khác so với đoạn thị trƣờng trên:
- Gốm sứ mỹ nghệ - Hàng mây tre đan
- Tranh thêu
- Đồ sơn mài (tranh, hộp, khay ...) - Hàng lụa tơ tằm
- Đồ thêu ren (khăn, ga, gối, vv...)
Đối với đối tƣợng khách đặt hàng theo mẫu có sẵn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản sản phẩmđòi hỏi phải rất đồng đều về kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc, chất lƣợng ... vì làm theo quy trình sản xuất công nghiệp (sản xuất hàng loạt) theo mẫu mã, thiết kế có sẵn do khách đặt hàng cung cấp hoặc lựa chọn. Trong trƣờng hợp này, vai trò của ngƣời nghệ nhân trong việc sáng tạo ra những mẫu mã, thiết kế mới không còn quan trọng nữa mà yếu tố quyết định chính là khâu giám sát, kiểm tra chất lƣợng (nguyên liệu và sản phẩm) và tay nghề điêu luyện của ngƣời thợ thủ công, với sự hỗ trợ đắc lực của máy móc. Sản phẩm chủ yếu là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của ngƣời dân nƣớc nhập khẩu và không có giá trị cao về nghệ thuật hay tính sáng tạo, tính độc đáo (vì là hàng sản xuất hàng loạt). Sản phẩm cũng không còn mang đậm tính truyền thống, tính dân tộc của Việt Nam vì phần lớn là làm theo mẫu mã của nƣớc ngoài.