Một số quan điểm cơ bản trong việc xâydựng chiến lƣợc marketing đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 92 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1 Một số quan điểm cơ bản trong việc xâydựng chiến lƣợc marketing đố

Phát triển các làng nghề truyền thống là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lƣợc xây dựng và phát triển nông thôn mới - một chủ trƣơng lớn của tỉnh Bắc Ninh, của Đảng và Nhà nƣớc ta. Chủ trƣơng hết sức đúng đắn này của Đảng và Nhà nƣớc cần phải đƣợc cụ thể hóa bởi những chính sách cụ thể và thiết thực của Chính phủ về đất đai, hỗ trợ tín dụng, thuế, xúc tiến thƣơng mại, đào tạo nghề, nghiên cứu phát triển mẫu mã, phát triển vùng nguyên liệu, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trƣờng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống, v.v. Những chính sách này cần đƣợc ban hành một cách đồng bộ và có hệ thống, kèm theo đó là những giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ phát triển các làng nghề TCMN truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp TCMN, thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Bắc Ninh. Một số quan điểm cơ bản trong việc xây dựng chiến lƣợc marketing cho hàng TCMN tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới nhƣ sau:

Một là, cần chú trọng đến marketing địa danh đối với làng nghề; tập trung đầu tƣ nâng cao năng lực marketing của các cơ sở sản xuất tại làng nghề truyền thống để có thể phát huy ảnh hƣởng lan truyền từ làng nghề gốc sang các làng lân cận nhƣng làng nghề gốc vẫn giữ vai trò chi phối và phân cấp (đặc biệt là công nghệ sản xuất và khách hàng tiêu thụ sản phẩm). Các làng nghề gốc tuy không trực tiếp sản xuất hoặc sản xuất rất hạn chế nhƣng các nghệ nhân và các cơ sở kinh doanh ở các làng này tập trung vào bảo tồn và

sản phẩm với khách hàng để thu hút các làng nghề khác trong vùng.

Hai là, cần đề cao và phát huy vai trò của các hình thức hợp nhất, liênkết trong sản xuất - kinh doanh hàng TCMN, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội ngành nghề. Sự liên kết này hết sức đa dạng - từ những hình thức liên kết quy mô lớn nhƣ liên kết theo vùng, cụm sản xuất, v.v. cho đến những hình thức nhỏ lẻ nhƣ một vài doanh nghiệp liên kết với nhau theo kiểu liên kết dọc, liên kết ngang, v.v..

Ba là, các làng nghề TCMN tỉnh Bắc Ninh cần triệt để vận dụng tinh thần marketing và các nguyên tắc marketing ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình làm ra sản phẩm, tức là khâu nghiên cứu marketing và thiết kế sản phẩm. Cần bỏ tƣ duy cũ là "bán cái ta có" hoặc đánh giá về giá trị của sản phẩm không gắn liền với tính thƣơng mại của sản phẩm đó (một sản phẩm thiết kế đơn giản và đƣợc sản xuất ra với chi phí rất thấp nhƣng có thể lại có giá trị rất cao vì đƣợc thị trƣờng đón nhận, trong khi có những sản phẩm hết sức tinh xảo, cầu kì, đƣợc nghệ nhân hết sức tâm đắc, đánh giá cao thì lại khó bán vì không đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng). Để làm tốt theo định hƣớng này, việc nắm bắt chính xác và cập nhật những thông tin về thị trƣờng là hết sức quan trọng.

Bốn là, không chạy theo mục tiêu gia tăng xuất khẩu bằng mọi giá: Các làng nghề muốn làm marketing xuất khẩu phải vừa phấn đấu phát triển thị trƣờng, tăng trƣởng doanh thu nhƣng cũng đồng thời phải có lãi và đặt mục tiêu tăng trƣởng về lợi nhuận theo thời gian. Các làng nghề TCMN Bắc Ninh cần tránh tình trạng lao vào cuộc "chiến tranh giá cả", mà nên tìm những hƣớng đi độc đáo, tập trung nguồn lực để phát triển những mặt hàng mang tính khác biệt cao và có tính thƣơng mại cao trên thị trƣờng, tìm đến những thị trƣờng "ngách".

trên cơ sở phát triển bền vững, vì lợi ích lâu dài của các làng nghề. Có 2 vấn đề cần đặc biệt quan tâm để xây dựng khả năng phát triển bền vững trong xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam: (1) phát triển và nâng cao chất lƣợng các nguồn nguyên liệu (vùng trồng nguyên liệu) tại địa phƣơng; và (2) nâng cao thu nhập và cải thiện môi trƣờng sống, phát triển đội ngũ thợ kỹ năng cao và nghệ nhân tài hoa. Đồng thời đẩy mạnh marketing xuất khẩu tại chỗ thông qua kết hợp marketing sản phẩm làng nghề, marketing địa danh làng nghề với marketing du lịch làng nghề.

Sáu là, các doanh nghiệp TCMN tại các làng nghề Bắc Ninh cần ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện một cách bài bản và có hệ thống quy trình quản trị chiến lƣợc marketing, bao gồm các bƣớc: phân tích, lựa chọn, thực thi và kiểm tra chiến lƣợc marketing. Các doanh nghiệp cần chú trọng đặc biệt tới quá trình thực thi và kiểm tra chiến lƣợc marketing - cần có cơ chế tổ chức, phân bổ nguồn lực, phân quyền và giao trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, đồng thời thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chiến lƣợc để kịp thời phát hiện những sự chệch hƣớng, những trục trặc nhằm tìm biện pháp khắc phục hoặc xem xét điều chỉnh lại chiến lƣợc marketing.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)