Nhận xét và đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 88 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4 Nhận xét và đánh giá thực trạng

3.4.1 Ƣu điểm

Marketing chiến lƣợc đối với hàng TCMN tại các làng nghề Bắc Ninh:

- Các doanh nghiệp tại các làng nghề Bắc Ninh đã biết phân đoạn thị trƣờng theo 2 tiêu thức là địa lý và thu nhập, đây là cách phân đoạn ƣu việt nhất đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

- Tuy còn chƣa thực sự xác định đƣợc rõ thị trƣờng mục tiêu cụ thể trong thời gian tới nhƣng các DN làng nghề Bắc Ninh đã phát hiện đƣợc định hƣớng xuất khẩu là hƣớng đi đúng đắn.

- Định vị sản phẩm về giá cả hợp lý, cạnh tranh so với các làng nghề tại các tỉnh khác.

Marketing tác nghiệp đối với hàng TCMN tại các làng nghề Bắc Ninh:

-Sản phẩm là sản phẩm độc đáo cái riêng của mỗi làng nghề, đã tạo ra đƣợc sự khác biệt hoá sản phẩm.

- Thu hút đƣợc nhân tài, thợ giỏi, công nhân có tay nghề cao.

- Tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí không cần thiết, giúp hạ giá thành sản phẩm, tạo sự cạnh tranh cho sản phẩm TCMN của mình.

- Biết tận dụng ƣu thế của các kênh trung gian phân phối, giúp sản phẩm TCMN của Bắc Ninh tiếp cận đƣợc với khách hàng.

- Đã chú trọng vào công tác tuyên truyền về các làng nghề của tỉnh đến với khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1 Hạn chế

Marketing chiến lƣợc đối với hàng TCMN tại các làng nghề Bắc Ninh:

- Chƣa xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu cụ thể đối với hàng TCMN của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới (thị trƣờng Nhật Bản).

- Vẫn chú trọng nhiều hơn vào thị trƣờng tiêu thụ nội địa mà chƣa quan tâm tới thị trƣờng xuất khẩu.

- Công tác định vị còn nhiều hạn chế: Các doanh nghiệp tại các làng nghề Bắc Ninh còn khá mơ hồ, chƣa xác định đƣợc hiện tại sản phẩm của mình hiện tại đang ở đâu trên bản đồ định vị. Một số doanh nghiệp đã định vị sản phẩm về giá cả nhƣng chƣa quan tâm đến tiêu thức chất lƣợng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm.

Marketing tác nghiệp đối với hàng TCMN tại các làng nghề Bắc Ninh:

- Sản phẩm:

+ Các doanh nghiệp tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh gặp khó khăn lớn đối với việc sáng tạo ra những mẫu mã mới, đẹp, đƣợc thị trƣờng chấp nhận.

+ Thêm nữa họ còn gặp khó khăn trong khâu kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, không đảm bảo chất lƣợng sản phẩm / nguyên liệu đồng đều theo yêu cầu của khách hàng.

- Giá: Các doanh nghiệp tại các làng nghề Bắc Ninh còn khá lúng túng trong khâu định giá. Họ chủ yếu sử dụng phƣơng pháp đinh giá dựa vào chi phí, trong khi đó phƣơng pháp này không phù hợp với việc sản xuất hàng thủ công nguyên gốc theo thiết kế của nghệ nhân Việt Nam.

- Phân phối: Kênh phân phối hiện nay còn quá dài, nhiều khâu trung gian, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng TCMN tại các làng nghề Bắc Ninh trên thị trƣờng nƣớc ngoài.

- Xúc tiến: Là khâu yếu nhất trong hoạt động marketing tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh. Các hội chợ, triển lãm chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề tham gia. Vai trò của các tham tán thƣơng mại của Đại sứ quán Việt Nam tại nƣớc ngoài còn rất hạn chế, chƣa phát huy hết khả năng của họ.

3.4.2.2.Nguyên nhân

- Các doanh nghiệp tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh chƣa thực sự chú trọng vào công tác xây dựng chiến lƣợc marketing cho doanh nghiệp mình.

- Do chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thông tin thị trƣờng, nên việc thu thập và xử lý thông tin về nhu cầu của khách hàng nhằm cải tiến chất lƣợng sản phẩm và tiếp nhận phản hồi từ khách hàng chƣa thực sự đƣợc chú trọng.

- Sản phẩm làm chủ yếu bằng tay, do vậy chắc chắn sẽ không thể đồng đều về chất lƣợng nhƣ sản phẩm làm chủ yếu bằng máy.

- Số lƣợng nghệ nhân, thợ cả tay nghề cao ở các làng nghề TCMN Bắc Ninh khá hạn chế, đối với các đơn hàng lớn phải huy động nhân lực của cả gia đình của nhiều hộ sản xuất trong làng, xã, cả phụ nữ, em nhỏ ... lúc nông nhàn, do vậy những sản phẩm do các đối tƣợng này (ít đƣợc đào tạo nghề hoặc đƣợc đào tạo qua loa) thƣờng có chất lƣợng thấp, nhiều lỗi.

- Còn coi nhẹ hoặc buông lỏng công tác giám sát quy trình gia công sản phẩm tại các hộ gia đình.

- Nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và phải đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau (chất lƣợng không đồng bộ), công tác đảm bảo chất lƣợng ngay từ khâu xử lý nguyên liệu còn yếu kém.

- Quy mô nhỏ lẻ và năng lực kinh doanh yếu kém của các cơ sở sản xuất hàng TCMN tại làng nghề Bắc Ninh là nguyên nhân chủ yếu khiến họ phải dựa vào các trung gian để đƣa đƣợc sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng ở nƣớc ngoài.

- Các doanh nghiệp không chú trọng đến vai trò của các hiệp hội làng nghề. - Ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ và các doanh nghiệp bỏ ra chi cho hoạt động xúc tiến còn khá eo hẹp.

CHƢƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC MARKETING ĐỐI VỚI HÀNG TCMN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

4.1 Một số quan điểm cơ bản trong việc xây dựng chiến lƣợc marketing đối với hàng TCMN tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)