Xúc tiến (promotion)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 85 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng marketing tác nghiệp đối với hàng TCMN của các doanh

3.3.4 Xúc tiến (promotion)

Xúc tiến, tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu hàng TCMN hiện đƣợc đánh giá là một trong những khâu yếu nhất trong marketing tác nghiệp của các làng

Ngƣời tiêu dùng cuối cùng Các cơ sở sản xuất ở làng nghề Bán lẻ Bán lẻ Bán buôn Bán buôn (xuất) Bán buôn nƣớc ngoài Bán buôn (nhập Thƣơng gia môi giới Trung gian môi giới Đại lý 4 3 2 1 Thƣơng gia thu mua gom Bán lẻ

Tham dự triển lãm, hội chợ:

Nhiều làng nghề TCMN tại Bắc Ninh tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong nƣớc và đạt đƣợc nhiều kết quả tốt về bán hàng và tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm (có đến 50,3% số doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra đã từng tham dự các hội chợ, triển lãm trong nƣớc). Tuy nhiên, những hội chợ, triển lãm trong nƣớc chủ yếu chỉ giúp đƣợc các làng nghề TCMN phát triển đƣợc thị trƣờng trong nƣớc.

Chỉ có 15,1% các doanh nghiệp làng nghề trả lời phiếu điều tra đã tham dự các triển lãm, hội chợ ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại, xuất nhập khẩu lớn mới có điều kiện tham dự các hội chợ hàng TCMN ở nƣớc ngoài và những thông tin, địa chỉ mà họ có đƣợc từ việc tham dự hội chợ lại đƣợc coi là những thông tin nội bộ, đƣợc sử dụng để phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đó, không hề có sự chia sẻ, trao đổi thông tin.

Một trong những hạn chế lớn trong công tác hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm trong thời gian vừa qua là chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các làng nghề nhằm quảng bá thƣơng hiệu làng nghề tới các thị trƣờng mục tiêu, đặc biệt là các hội chợ, triển lãm quốc tế - là những sự kiện thƣờng chỉ có một số doanh nghiệp thƣơng mại lớn của Nhà nƣớc mới có điều kiện tham dự.

Giới thiệu, xúc tiến thông qua thƣơng vụ tại Đại sứ quán Việt Nam ở các nƣớc ngoài:

Vai trò của thƣơng vụ, tham tán thƣơng mại tại đại sứ quán Việt Nam ở các nƣớc ngoài cho đến gần đây mới đƣợc quan tâm, đề cao, thông qua một số Hội nghị giao lƣu giữa các tham tán thƣơng mại với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa đƣợc tổ chức vào đầu năm 2005 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, với một ngân sách hoạt động rất eo hẹp, các tham tán thƣơng mại không thể hỗ trợ gì nhiều cho các làng nghề - họ chủ yếu hỗ trợ cho những làng

nghề nào chủ động đề nghị chịu những chi phí liên quan để họ đi giao dịch, điều tra, tìm hiểu thị trƣờng giúp. Tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN đƣợc phỏng vấn đều trả lời là chƣa hề ký đƣợc hợp đồng xuất khẩu nào thông qua sự giới thiệu, hỗ trợ của các tham tán thƣơng mại.

Trƣng bày, giới thiệu sản phẩm tại các Trung tâm / showroom giới thiệu hàng TCMN Việt Nam ở nƣớc ngoài:

Hiện nay, Nhà nƣớc mới chỉ tài trợ cho việc thành lập và duy trì một vài trung tâm giới thiệu hàng Việt Nam ở Mỹ, Nhật, EU và cũng đều là những trung tâm giới thiệu sản phẩm đa ngành, đa lĩnh vực. Quy mô của những trung tâm này khá khiêm tốn, trong khi đó công tác quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu về những trung tâm này chƣa tốt nên ít ngƣời biết đến sự hiện diện của chúng, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp, ít doanh nghiệp tỏ ra mặn mà với việc tham gia trƣng bày sản phẩm tại đây, kể cả những doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN (chỉ có 2,7% số doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra có sản phẩm trƣng bày tại các trung tâm kiểu này).

Hơn nữa tại đây có nhiều mặt hàng TCMN của các vùng miền ở Việt Nam, Bắc Ninh chỉ có một số ít mặt hàng tham gia trƣng bày nên hiệu quả của nó chƣa thực sự cao.

Giới thiệu sản phẩm trên Website, quảng cáo trên Internet:

Ngày càng nhiều làng nghề TCMN của Bắc Ninh quan tâm đến việc sử dụng Internet nhƣ một công cụ hiệu quả để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, làng nghề (27% số doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra có quảng cáo trên mạng Internet và 34,6% có Website để giới thiệu, quảng bá về doanh nghiệp mình). Tuy nhiên, hầu hết các trƣờng hợp chỉ dừng lại ở mức độ một Website đơn giản, có chức năng chủ yếu giới thiệu sản phẩm và những Website này cũng rất ít ngƣời biết đến (ở Việt Nam chứ chƣa nói gì đến quốc tế). Để có thể bán đƣợc sản phẩm trên các Website (theo đúng nghĩa của thuật ngữ "thƣơng mại điện tử")

đòi hỏi một trình độ quản lý cao, am hiểu luật pháp quốc tế, đầu tƣ tƣơng đối lớn (đặc biệt là vào các hệ thống phần mềm quản lý thanh toán điện tử, bảo mật, vv...) mà hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh hàng TCMN ở Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay chƣa đủ khả năng làm đƣợc.

Các hình thức xúc tiến khác:

Còn một số hình thức xúc tiến khác nhƣ: Quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông; tiến hành các chƣơng trình khuyến mại; tổ chức hội chợ, lễ hội tại làng nghề ... nhƣng những hình thức này không đƣợc các làng nghề thực hiện thƣờng xuyên hoặc quan tâm đặc biệt, chủ yếu vì sự khác biệt về đối tƣợng khách hàng, về phƣơng thức giao dịch và về hiệu quả kinh doanh mang lại. Một số làng nghề cũng đã có những nỗ lực tổ chức hội chợ, lễ hội tại làng nghề để quảng bá làng nghề cũng nhƣ thu hút du khách quốc tế tới tham quan và mua sắm hàng TCMN tại làng nghề, tuy nhiên đây là những hoạt động chủ yếu diễn ra trong một vài dịp đặc biệt và thiếu sự phối hợp với các bên liên quan (chẳng hạn nhƣ ngành du lịch).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)