Giải pháp về vốn cho phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 81)

Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỳ

3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững làng nghề Đồng Kỳ

3.2.6. Giải pháp về vốn cho phát triển làng nghề

Hiện nay, nguồn vốn cung cấp cho các LN nói chung còn rất hạn chế nên cần thực hiện các biện pháp tăng nguồn vốn cho các CSSX tại các LN. Việc hỗ trợ các CSSX LN trong việc tiếp cận tín dụng và thu hút đầu tƣ là giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ giúp các CSSX có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến

công nghệ, mà còn gián tiếp góp phần cải thiện môi trƣờng khi chi phí cho công tác BVMT tại các CSSX tăng lên, hƣớng tới sự PTBV, lâu dài tại LN.

a. Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương

Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán vốn cho phát triển LN là đa dạng hóa các nguồn lực tài chính trong nội bộ ngành công nghiệp-TTCN tại khu vực nông thôn, kết hợp hài hoà với chính sách thu hút vốn từ bên ngoài. Có thể thực hiện các biện pháp dƣới đây:

Thứ nhất, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đưa vào sản xuất.

Nhà nƣớc có thể cho phép thành lập các trung tâm tài chính và hệ thống bảo lãnh tín dụng tại các huyện, xã, phƣờng có LN hoạt động để huy động vốn có kết quả tốt hơn. Thứ hai, tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch của các ngân hàng thương mại xuống địa bàn nông thôn; đặc biệt là

những nơi có LN và có nhu cầu vốn lớn. Cần nhân rộng mô hình mở văn phòng hoặc

chi nhánh của các ngân hàng thƣơng mại ngay trong CCN LN để đáp ứng nhanh chóng vốn cho các CSSX khi cần thiết và việc luân chuyển tiền tệ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho các CSSX LN trong việc tiếp cận các nguồn vốn, nhƣ: ƣu tiên cho các CSSX trong LN vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn cho vay hợp lý, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, thế chấp và xét duyệt hồ sơ; tăng mức tiền cho vay và thời gian cho các CSSX vay vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp (0,65%/tháng) để đầu tƣ mở rộng sản xuất; triển khai rộng rãi hình thức cho vay tín chấp qua các đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, HTX để tạo điều kiện cho các CSSX của LN có nhiều cơ hội vay vốn.

Thứ ba, cần quan tâm, tạo điều kiện ưu tiên đối với các HTX, doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình mới SXKD và với những sản phẩm lần đầu đưa ra thị

trường. Biện pháp ƣu tiên có thể là miễn giảm thuế trong khoảng thời gian đầu.

Những LN sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ, khai thác nguồn lực của địa phƣơng hoặc các CSSX của ngƣời tàn tật, thƣơng binh, gia đình chính sách cũng cần có những ƣu tiên nhất định. Để hƣớng tới phát triển lâu

dài, Tỉnh cần miễn, giảm thuế đối với các cơ sở áp dụng công nghệ mới, các cơ sở kiêm dạy nghề và các trung tâm dạy nghề, v.v.

Thứ tƣ, chính quyền địa phương cần có kế hoạch và hợp lý hóa cơ cấu vốn

đầu tư cho việc phát triển LN bằng vốn từ ngân sách các cấp. Ƣu tiên sử dụng quỹ

khuyến công cho các CSSX kinh doanh trong các LN; tập trung đầu tƣ trọng điểm cho phát triển các mặt hàng có tiềm năng, tránh đầu tƣ gây tình trạng dàn trải vốn. Trong trƣờng hợp sản phẩm sản xuất nhiều, nhƣng tiêu thụ chậm, thì cần có các chƣơng trình kích thích tiêu dùng sản phẩm LNTT.

Biện pháp cuối cùng rất quan trọng là Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, mà trước hết là “hâm nóng lại nền kinh tế” tạo niềm tin cho các

nhà đầu tư. Các tổ chức, cơ quan tƣ vấn cần giúp đỡ các CSSX LN xây dựng các dự

án đầu tƣ khả thi, hiệu quả, tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn để LN có thể thu hút sự đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. UBND tỉnh và các ngành chức năng cần đẩy nhanh tiến độ thành lập và đƣa vào hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (có

hiệu lực từ ngày 02/12/2013) để tăng cƣờng hình thức bảo lãnh vay vốn cho các

CSSX tại LN [2, tr. 3].

b. Về phía làng nghề Đồng Kỵ

Các CSSX LN Đồng Kỵ cần chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng vốn tự có và tích cực tiếp cận các nguồn tín dụng; mạnh dạn thoát khỏi tâm lý e dè, sản xuất nhỏ. Quá trình sử dụng vốn phải đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với năng lực sản xuất hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)