Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề
1.3. Kinh nghiệm và bài học phát triển bền vững làng nghề ở một số tỉnh,
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề các huyện trong tỉnh Bắc Ninh
Các LN ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu. GTSX của các LN tăng nhanh, luôn chiếm từ 75-80% GTSXCN ngoài quốc doanh và khoảng 30% GTSXCN trên địa bàn toàn Tỉnh. Đến năm 2004, Tỉnh đã quy hoạch và đầu tƣ xây dựng 21 CCN LN. Hiện nay, toàn Tỉnh có 62 LN và đặc biệt là có những LN phát triển rất mạnh nhƣ LN sản xuất sắt thép Đa Hội, LN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Để các LN PTBV, ngoài việc thực hiện các chính sách của Tỉnh thì các huyện còn có những giải pháp riêng hỗ trợ LN PTBV nhƣ :
- Huyện Gia Bình cho vay vốn phục vụ sản xuất, nhất là với hộ nghèo.
- Huyện Yên Phong xây dựng và tích cực thực hiện Đề án khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, triển khai Đề án xây dựng CCN tập trung ở Phong Khê, Văn Môn, Tam Đa và Đề án cơ giới hoá sản xuất. Huyện tiếp tục triển khai thực hiện Đề án khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, đƣa nghề mới vào địa phƣơng, củng cố và phát triển các LN theo hƣớng mở rộng quy mô và đổi mới kỹ thuật công nghệ, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm, gắn SXKD với BVMT, triển khai quy hoạch, xây dựng 2-3 CCN vừa và nhỏ đa nghề.
- Huyện Thuận Thành vừa duy trì hoạt động các ngành nghề truyền thống, vừa xây dựng một số chƣơng trình, đề án, nhƣ: xây dựng CCN Dâu, phát triển dâu tơ tằm,... chỉ đạo ngành ngân hàng phối hợp với Hội Nông dân thành lập các tổ vay vốn tại 100% thôn xóm với thủ tục đơn giản.