Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề
1.3. Kinh nghiệm và bài học phát triển bền vững làng nghề ở một số tỉnh,
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội
Hà Nội với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của cả nƣớc, đƣợc coi là
“mảnh đất trăm nghề” với nhiều LN nổi tiếng nhƣ đúc đồng Ngũ Xá, gốm sứ Bát
Tràng, lụa Vạn Phúc... Sự phát triển các LN ở Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn, đóng góp khá lớn cho GTSXCN, TTCN toàn Thành phố. Có nhiều doanh nghiệp LN đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 1 triệu USD
trở lên, nhƣ: các công ty TNHH mây tre đan Yên Trƣờng, Tiến Động, và có 9 LN có doanh thu đạt 50 tỉ đồng/năm trở lên, trong đó đồ gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm (huyện Thƣờng Tín) đạt doanh thu 105 tỉ đồng/năm; dệt kim, bánh kẹo La Phù (huyện Hoài Đức) đạt doanh thu 340 tỉ đồng/năm. Để tạo điều kiện cho LN phát triển theo hƣớng bền vững, thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt những chính sách sau:
- Thông qua các quỹ khuyến công quốc gia, quỹ khuyến công của Thành phố để hỗ trợ chính quyền các địa phƣơng mở các lớp truyền nghề, dạy nghề, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động.
- Tập trung tuyên truyền giúp đỡ các doanh nghiệp LN, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, lập dự án xin đầu tƣ, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, huy động vốn, xin ƣu đãi đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật; hƣớng dẫn tƣ vấn CSSX nông nghiệp nông thôn đổi mới và ứng dụng tiến bộ KH-CN nhằm vừa nâng cao năng lực sản xuất, vừa hạn chế tình trạng ONMT.
- Quy hoạch phát triển LN, xây dựng các điểm nông nghiệp LN,… nhờ đó có thể đảm bảo cho các LN bảo tồn và phát triển, gắn với việc kiểm soát ONMT.
- Thƣờng xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm trong và ngoài nƣớc.
- Có chính sách phát triển DLLN tốt. Thành phố Hà Nội đã tận dụng và phát triển tốt các dịch vụ DLLN, tạo thêm việc làm cho ngƣời dân tại LN và mang về thu nhập không nhỏ.