Phân tích SWOT đối với sự phát triển của làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 68)

Chƣơng 2 : Thực trạng phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỳ

2.4.3.Phân tích SWOT đối với sự phát triển của làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ

2.4. Đánh giá tính chất phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỳ

2.4.3.Phân tích SWOT đối với sự phát triển của làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ

a. Điểm mạnh: Sản phẩm LN Đồng Kỵ có truyền thống lịch sử, đa dạng và

phong phú về mẫu mã; đã tạo đƣợc uy tín với khách hàng ở thị trƣờng trong nƣớc và khu vực. Cơ sở hạ tầng tƣơng đối đồng bộ với hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, công trình phúc lợi tƣơng đối đầy đủ. Nguồn nhân lực tại LN Đồng Kỵ dồi dào, cộng với 2.000-3.000 lao động mùa vụ vào các tháng cuối năm.

b. Điểm yếu: Mặt bằng sản xuất chật hẹp, công nghệ sản xuất còn nhiều hạn

chế nên chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, gây ONMT nghiêm trọng. Nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có trong dân, khả năng huy động vốn của các CSSX còn kém. Sản phẩm tuy đã khẳng định đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng nhƣng khi xuất khẩu, nhất là vào các nƣớc Tây Âu vẫn chƣa đạt tiêu chuẩn và thƣơng hiệu chƣa mạnh. lao động trình độ tay nghề cao còn ít.

c. Cơ hội: Đồng Kỵ có vị trị thuận lợi, là điểm giữa của tỉnh Bắc Ninh và thành

phố Hà Nội; gần các trục đƣờng quan trọng nên rất thuận lợi cho quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, cũng nhƣ thu mua nguyên liệu. Cơ chế thƣơng mại ngày càng thông thoáng, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO nên cơ hội quảng bá sản phẩm và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dễ dàng hơn. Lĩnh vực DLLN rất đa dạng và đang hứa hẹn nhiều bƣớc phát triển mới trong tƣơng lai. Đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm và tạo điều kiện phát triển với các chính sách ƣu đãi đối với phát triển LN.

d. Thách thức: Nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm do chƣa có quy hoạch

cụ thể về vùng nguyên liệu. Môi trƣờng đang trở nên quá tải đối với các chất thải từ LN cần có các biện pháp kịp thời để tránh bị hủy hoại nghiêm trọng trong tƣơng lai. Việc gia nhập WTO không chỉ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các LNĐG nhằm khẳng định chỗ đứng mà còn phải chịu sự cạnh tranh lớn với các sản phẩm nƣớc ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Bảng 2.10: Ma trận SWOT

Ma trận SWOT

Cơ hội (O)

+ Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động với nhiều LNTT + Đƣợc tiếp cận các kiến thức, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh mới và kiến thức KTTT

+ Có điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến

+ Đảng và Nhà nƣớc quan tâm khuyến khích phát triển + Có tiềm năng lớn về phát triển du lịch

Thách thức (T) + Nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm

+ Nguy cơ gây ONMT ngày càng tăng + Khó khăn đáp ứng hệ thống CSHT + Cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm của đồ gỗ trong nƣớc và ngoài nƣớc Điểm mạnh (S) + Sản phẩmđa dạng, có uy tín, có thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong nƣớc

+ CSHT tƣơng đối đồng bộ + Nguồn lao động dồi dào

Chiến lƣợc SO

-Phát triển LN kết hợp với du lịch

- Đào tạo nguồn lao động có chất lƣợng cao

- Thúc đẩy xuất khẩu

Chiến lƣợc ST - Quy hoạch vùng nguyên liệu

Điểm yếu (W)

+ Điều kiện sản xuất yếu kém, công nghệ lạc hậu + Nguồn vốn hạn chế + Trình độ lao động thấp + Tính cạnh tranh ở một số thị trƣờng mới chƣa cao

Chiến lƣợc WO

- Huy động tối đa nguồn vốn cho phát triển LN - Đầu tƣ vào KH-CN Chiếm lƣợc WT - PTBV, chú trọng BVMT - Tăng cƣờng marketing quảng bá sản phẩm

Kết luận chƣơng 2

Đồng Kỵ có nhiều tiềm năng để duy trì và PTBV LNTT của mình do có lịch sử hình thành và phát triển LN từ lâu đời, lại có vị trí địa lý thuận lợi để tiếp cận đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Trong quá trình phát triển, cũng nhƣ các LN khác, Đồng Kỵ còn nhận đƣợc sự hỗ trợ to lớn từ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng nhằm khuyến khích phát triển các LN. Với sự nỗ lực, cố gắng của các chủ thể SXKD, sự phát triển của LNĐG Đồng Kỵ những năm qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, xét theo 3 tiêu chí của sự PTBV: tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và cố gắng khắc phục tình trạng ONMT. Tuy nhiên, qua phân tích bức tranh thực trạng về sự phát triển của LNĐG Đồng Kỵ, có thể thấy rằng, sự phát triển của LNĐG Đồng Kỵ chƣa thực sự bền vững. Điều đó đòi hỏi trong thời gian tới, phải có các giải pháp quyết liệt nhằm đảm bảo khắc phục những hạn chế đã đƣợc chỉ ra, để LNĐG Đồng Kỵ phát triển một cách bền vững hơn, đóng góp nhiều hơn vào công cuộc phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Ninh và cả nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 68)