Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 31)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề

1.3.4.Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số

1.3. Kinh nghiệm và bài học phát triển bền vững làng nghề ở một số tỉnh,

1.3.4.Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số

số tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành các chủ trƣơng, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng để khuyến khích phát triển nghề ở nông thôn.

- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động, khuyến khích mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân, phát triển nghề và chƣơng trình cấy nghề mới.

- Phải xây dựng quy hoạch phát triển LN và tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện quy hoạch; trong đó, đặc biệt chú ý quy hoạch khu vực xử lý rác, nƣớc thải.

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ƣơng và các tổ chức nƣớc ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nƣớc hỗ trợ các chƣơng trình, dự án phát triển LN.

- Quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp LN đổi mới công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại; đặc biệt chú ý đến công nghệ ít gây ONMT.

- Tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, CSSX với nhau, giữa ngƣời sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những ngƣời chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hƣớng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh.

- Kết hợp phát triển du lịch với LN.

- Cần hỗ trợ, tƣ vấn cho các doanh nghiệp LN tìm kiếm mặt bằng sản xuất, xin ƣu đãi đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu...

Thông qua kinh nghiệm của các địa phƣơng này, Đồng Kỵ có thể rút ra một số bài học cho mình trong vấn đề phát triển LN; trong đó, bài học quan trọng đầu tiên là phải đánh giá đúng vai trò của ngành nghề ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết một số khó khăn chung của các LN: Một là, đƣa các ngành

nghề phi nông nghiệp vào sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng. Hai là, việc đổi mới công nghệ sản xuất phải giải quyết đồng bộ các vấn đề về vốn, lao động, năng lực tiếp nhận khoa học, kỹ thuật, giá thành sản phẩm,... Ba là, vốn đầu tƣ cho sản xuất, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc. Cuối cùng là vấn đề ONMT do sản xuất TTCN. Để giải quyết triệt để những vấn đề này, cần sự nỗ lực không chỉ của bản thân các CSSX mà còn cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nƣớc. Đây là những bài học cần nghiên cứu để phát triển LNTT ở Đồng Kỵ.

Kết luận chƣơng 1

PTBV LN là xu thế tất yếu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay. Nội dung PTBV LN phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PTBV nền kinh tế nói chung. Đó là phải giải quyết hài hòa 3 lĩnh vực: tăng trƣởng kinh tế; đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT trong quá trình phát triển LN. Theo hƣớng đó, nhiều tỉnh và huyện bạn đã có các biện pháp hỗ trợ hiệu quả sự PTBV các LNTT. Khảo sát, nghiên cứu các chính sách và giải pháp đã thực thi trong phát triển LN ở một số tỉnh và huyện bạn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích, nhằm thúc đẩy sự PTBV của LNĐG Đồng Kỵ thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 31)