Nguồn : Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P.VIỆT NAM
Thời
gian Thức ăn
Thể trạng
Khẩu phần (kg/con/ngày)
Hậu bị Lứa 1-3 Lứa 4-7 >Lứa 7
01-21 ngày GF08 Béo 1,6-1,8 1,8-2,0 2,0-2,2 2,2-2,8 Vừa 1,8-2,0 2,0-2,2 2,2-2,4 2,4-3,0 Gầy 2,0-2,4 2,2-2,4 2,4-2,8 3,0-3,5 22-84 ngày GF07 Béo 1,8-2,0 2,0-2,2 2,2-2,4 2,4-2,8 Vừa 2,0-2,2 2,0-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 Gầy 2,2-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 85-107 ngày GF07 Béo 2,0-2,2 2,0-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 Vừa 2,2-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 Gầy 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 3,4-4,0 108-114 ngày GF08 Béo 2,0-2,2 2,0-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 Vừa 2,2-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 Gầy 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 3,5-4,0
22
Lưu ý: Ngoài quy định tiêu chuẩn thì có thể điều chỉnh khối lượng và loại thức ăn tùy theo thể trạng lợn. Lợn có thể trạng gầy, số lứa đẻ nhiều cung cấp khẩu phần ăn nhiều hơn nái có thể trạng lớn, số lứa đẻ ít.
- Công tác chăm sóc lợn nái chửa Bổ sung chất khoáng, canxi cho lợn.
Trước khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng bằng trộn thuốc men tiêu hóa vào thức ăn cho lợn nái.
Lưu ý: Cung cấp đủ nước sạch và mát cho nái mang thai, khoảng 11 lít/con/ngày. Thường xuyên quan sát tình trạng vôi trong nước tiểu và mủ từ âm hộ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
+ Giai đoạn lợn nái đẻ
- Chăm sóc lợn mẹ
Trước khi đẻ ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày thì phải đưa lợn mang thai lên chuồng đẻ để chờ đẻ. Căn cứ vào ngày đẻ dự kiến dưới chuồng bầu mà xếp theo các ô chuồng. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.
Trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và can thiệp kịp thời khi cần thiết, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Nước uống cho lợn nái luôn được cung cấp đảm bảo, nước sạch, mát và đủ. Nếu lợn mẹ đẻ bình thường hạn chế can thiệp và cố gắng hạn chế tiêm oxytoxin để lợn mẹ hình thành thói quen, tránh tình trạng lười rặn đẻ.
Nếu lợn mẹ có các biểu hiện khác thường như rặn không đều, thời gian đẻ giữa các con lâu, cần can thiệp bằng cách tiêm oxytoxin liều 3ml/con theo dõi liên tục và can thiệp kịp thời bằng các thủ thuật đỡ đẻ để hạn chế tối đa rủi ro cho lợn mẹ và lợn con.
Gần kết thúc quá trình đẻ tiêm truyền cho lợn mẹ như: Tiêm Dufamox- g 150/4 liều 20ml/con + Diclofenac 5 - 7ml/con + Hanprost 1ml/con (nếu
23
chưa tiêm oxytoxin) vì khi lợn kết thúc quá trình đẻ lợn mẹ yếu, khẩu phần ăn giảm đi, rễ nhiễm khuẩn trong quá trình đẻ nên cần bổ sung kháng sinh để phòng bệnh, chống viêm, và hanprost để kích thích động dục, tan thể vàng, cho đẻ theo yêu cầu.
Truyền đường Glucose 10% 500ml/con + muối Natriclorua 0,9% 20ml/con + VitaminC200 20ml/con + Ade B.complex 20ml/con: Để bổ sung các vitamin thiết yếu giúp lợn nái hồi phục và tăng sức khỏe, sức đề kháng, trợ sức, trợ lực, kích thích thèm ăn, chống stress, thải độc do mất nước,…
Lợn nái nuôi con 7 ngày tiêm vắc-xin Parvor, trước khi cai sữa 7 ngày tiêm vitamin ADE 1ml/con để giúp lợn hồi phục, cung cấp dinh dưỡng, vitamin cho lợn.
Chuồng đẻ dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh GF08: Ngày cho ăn 2 lần khẩu phần ăn cho từng giai đoạn lợn nái đẻ là khác nhau và tùy vào thể trạng, tình hình sức khỏe của lợn mẹ.