Thời gian Loại thức ăn Thời gian Khẩu phần
(kg/con/ngày Trước đẻ GF08 4 ngày 2,5 3 ngày 2,0 2 ngày 1,5 1 ngày 1,0 Sau đẻ GF08 1 ngày 1,0 2 ngày 2,0 3 ngày 3,0 4 ngày 4,0 5 ngày 5,0 6 ngày 6,0 7 ngày đến trước cai sữa 2,4 + 0,4* (số con nuôi)
24 Trước cai sữa GF08 2 ngày 4,0 1 ngày 2,0 Cai sữa GF08 Sáng 1,0 Chiều Nhịn
Sau cai sữa GF08
1 ngày đến lên
giống 3,0-4,0 Lên giống và có
vấn đề chờ phối 2,0-2,5
Lưu ý: Lợn nái bỏ ăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn. Bổ sung vitaminC + B. complex.
Nái yếu, bỏ ăn phải bón mớm thức ăn cho nái từng ít một chia làm nhiều lần.
2.2.2.6. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con
Đàn lợn con theo mẹ tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định của trại được chia làm 3 giai đoạn:
+ Lợn con từ 1 - 4 ngày tuổi + Lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi + Lợn con cai sữa (21 ngày tuổi)
Cần kết hợp với cán bộ kỹ thuật của trại, chỉ đạo công nhân, chăn nuôi hợp lý, khoa học với từng giai đoạn, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cụ thể như sau:
+ Lợn con từ 1 - 4 ngày tuổi
Lợn con đẻ sau 6 - 12 tiến hành cắt đuôi, mài nanh, tiêm vitADE 0.1ml/con, pha men tiêu hóa E.lac 10g + kháng sinh Neo-Colistin 10g + nước đun sôi để nguội 100ml/đàn (10 con) phòng đi ỉa, bấm số tai lợn con. Loại lợn con yếu, còi cọc (dưới 1kg), dị tật.
Ngày 2 - 3 tiêm sắt cho lợn liều 0,2ml/con. Cho uống thuốc phòng cầu trùng Toltrazuril 1ml/con.
Ngày 6 thiến lợn đực (chú ý đánh dấu lợn có dịch hoàn ẩn : Con đực có ngoại hình đẹp hỏi ý kiến kỹ thuật để chọn lọc làm đực hậu bị). Men tiêu hóa
25
E.lac 10g + kháng sinh Neo-Colistin 10g + nước đun sôi để nguội 100ml/đàn (10 con) phòng đi ỉa, lông đẹp, phát triển nhanh.
+ Lợn con từ 8 - 21 ngày tuổi
Lợn con bắt đầu được cho tập ăn sớm (đặt máng ăn trong ô chuồng lợn con và cho một ít thức ăn để lợn làm quen với thức ăn, sau khi lợn đã ăn được ta tăng dần lượn thức ăn), tại trang trại sử dụng thức ăn Greenfeed 9014 plus để cho lợn con tập ăn.
Lợn con 7 ngày tiêm vắc-xin Suyễn lần 1 liều 2ml/con.
Lợn con sau khi được 13 ngày tuổi, tiến hành làm vắc xin Circo liều 2ml/con Lợn con được 19 ngày tuổi, tiến hành làm vắc xin phòng bệnh suyễn lần 2 liều 2ml/con.
Trong thời gian này hàng ngày lợn được điều trị hội chứng tiêu chảy và các bệnh khác (thiếu sắt, xù lông, khớp...)
+ Lợn con cai sữa (từ 21 - 28 ngày tuổi).
Khi lợn đã được 21 ngày tuổi sau khi phòng bệnh và làm vắc xin theo yêu cầu, tiến hành cai sữa.
Trong thời gian cai sữa tiêm vắc xin tả cho lợn (ngày 25 - 26). Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp ô chuồng tránh để lợn con đi ỉa.
* Những lưu ý trong kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản
- Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản cần được nghiên cứu và áp dụng chính xác, tuy nhiên lại cần linh hoạt theo từng giống lợn. Cần căn cứ và đặc điểm sinh sản, tập quán sinh trưởng của lợn nái để có thể áp dụng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
- Chăn nuôi lợn nái sinh sản yêu cầu tâm huyết và sự tỉ mỉ, cẩn thận cao. Mỗi bước trong nuôi lợn nái sinh sản cần được tiến hành đúng và đạt tiêu chuẩn. Tối ưu các khâu chăm sóc càng tốt thì hiệu quả chăn nuôi sẽ càng cao. Khác với chăn nuôi lợn thịt, kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản là kế hoạch dài hơi
26
hơn. Vì vậy, cần đầu tư nhiều thời gian và tâm sức nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi hơn.
- Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản cần được cập nhật theo xu thế chăn nuôi, theo mức độ phát triển của khoa học nông nghiệp, cần được thử nghiệm theo các phương pháp mới và mang hiệu quả cao. Và hơn hết, cần tuân thủ theo kỹ thuật chăn nuôi lợn khoa học, thông minh.
2.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn
2.2.3.1 Bệnh viêm tử cung + Nguyên nhân
- Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung.
- Do tinh dịch bị nhiễm và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái.
- Chuồng trại và môi trường sống của lợn cái bị ô nhiễm. Nhiệt độ chuồng quá nóng hoặc quá lạnh.
- Thiếu sót về dinh dưỡng.
+ Triệu chứng
- Thể cấp tính: Con vật sốt 420C trong vài ngày đầu: Âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục: Đôi khi có máu lờ mờ.
Con vật đứng, nằm, bứt rứt không yên tĩnh, biếng ăn.
- Thể mạn tính: Không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, dịch trắng đục tiết ra từ âm đạo: Dịch nhầy thường không liên tục, mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị thai chết vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai làm chết thai.
27
- Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh, phải đúng quy cách, vô trùng cẩn thận. Tay người thụ tinh viên phải rửa sạch, sát trùng trước khi làm công tác thụ tinh nhân tạo. Không sử dụng lợn đực bị bệnh đường sinh dục để lấy tinh cũng như cho nhảy trực tiếp. Thực hiện vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả của lợn cái.
- Vệ sinh sạch sẽ, thụt rửa tử cung sau khi sinh bằng Ampicillin + Kanamycin 1g/30ml nước sôi để nguội.
Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8, dẫn theo Nguyễn Văn Thanh, (2007) [21].
Lê Thị Tài và cs. (2002) [20] cho rằng: Đây là một bệnh khá phổ biến ở gia súc cái. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia súc cái.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [8], Trần Thị Dân (2004) [7]: Khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính như: Lợn dễ bị sảy thai, bào tai phát triển kém hoặc thai chết lưu, lợn nái giảm sữa hoặc mất sữa, nếu lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại.
Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng tạo độc tố có hại cho tinh trùng như: Spermiolisin (độc tố làm tiêu tinh trùng). Các độc tố của vi khuẩn, vi trùng và các đại thực bào tích tụ gây bất lợi với tinh trùng, ngoài ra nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường dại con bất lợi cũng dễ bị chết non (Lê Văn Năm và cs. 1999 [16]).
2.2.3.2. Bệnh viêm vú + Nguyên nhân
28
- Lợn nái bị tắc sữa do sữa bị ứ lại trong vú: Trường hợp lúc chuyển dạ có nhiều sữa, nhưng chưa sinh con nên sữa không được bú hút ra, đến khi sinh ra vài con, cho bú thì vú không có sữa do bị tắc sữa: Nái đẻ lứa đầu, hăng con, không chịu cho bú, cắn con, chủ nuôi không can thiệp được để sữa ứ lại trong vú. Nái nhiều sữa con bú không hết, nái ít con hoặc cho bú không đều, có vú không được bú, ứ sữa là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như:
E.coli, Streptococus, Staphylococus, Klebsiella…(Duy Hùng, 2011) [35].
- Nái sinh xong bị bệnh gây sốt (viêm tử cung, tụ huyết trùng, thương hàn mãn, tai xanh...) gây viêm tắc sữa.
- Lợn con cắn vú mẹ gây tổn thương vú (nhất là cắt răng gây gãy nhọn) kết hợp với chuồng nuôi nhiễm khuẩn gây viêm vú.
- Lợn mẹ có các viêm nhiễm (viêm khớp, viêm phổi có mủ, viêm móng, các loại abscess khác...) gây vấy nhiễm đến vú hoặc nhiễm khuẩn huyết, dẫn đến viêm vú.
- Khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là Staphylococcus aureus. Và
Arcanobacterium pyogenes (Christensen và cs., 2007 [31]
+Triệu chứng
- Dạng nhẹ: Lợn bị tức sữa, sữa bị nghẽn, không phún sữa được, đau tức vú, có thể sốt. Vú có thể sưng, nóng: Nái có thể bỏ ăn do đau, hoặc cắn con không cho bú, nhất là ở lợn nái tơ. Bệnh thường phát sinh ngay sau khi sinh, nếu không xử lý kịp thời có thể gây tức sữa ngày càng tăng, mất phản xạ tiết sữa và phún sữa, vú ứ sữa xấu lâu sẽ nhiễm khuẩn gây sốt cao tác động toàn thân nái, bệnh chuyển sang dạng nặng.
- Dạng nặng: Nái sốt cao (trên 40 độ C), vú viêm thể hiện rõ qua các triệu chứng: Sưng, cứng, nóng, đỏ, đau. Có thể viêm 1-2 vú, cũng có thể viêm toàn khối vú. Các vú viêm cứng vắt không ra sữa, sau một vài ngày vú bớt
29
cứng, vắt ra sữa lợn cợn hoặc có mủ xanh, hoặc có máu (nếu để lợn con bú các vú này sẽ làm lợn con nhiễm khuẩn, bị tiêu chảy). Nếu không điều trị vú viêm bị teo, có thể hình thành abscess cứng bên trong vú, vú bị hư, sang lứa kế vú đó không cho sữa nữa: Đôi khi vú viêm sẽ gây lây lan mầm bệnh sang vú khác, mỗi lứa có nhiều vú viêm hơn.
+ Phòng bệnh
- Tiêu độc sát trùng ô đẻ trước khi đưa nái vào đẻ.
- Vệ sinh thân thể nái, chú ý rửa sạch hai hàng vú, hai chân sau bằng nước ấm.
- Cho lợn con bú sữa đầu sớm, khoảng cách các cữ bú đều, ban đầu nhặt (2 giờ/ lần), sau đó giãn dần ra 3 giờ/ lần, ngày 6 cữ. Không nên cắt cữ sẽ làm ứ sữa lại, dễ viêm vú. Trường hợp có chuồng lồng, lợn bú tự do khi đói. Khi nái bệnh hoặc lợn con bệnh, nếu cắt sữa phải nặn sữa bỏ.
- Chú ý khi bấm răng lợn con không để gãy nhọn, nếu không chắc chắn, thì không bấm răng. Răng nguyên sẽ không gây tổn thương vú mẹ bằng răng được bấm không tốt.
- Giảm bớt chất đạm trước và sau khi đẻ vài ngày. Tránh gây tác động kích thích thần kinh nái (ồn ào, đông người…) Sẽ làm quá trình tiết sữa, phún sữa bị ảnh hưởng, nái bị kích động dễ sinh ra cắn con, không cho bú, sự ứ sữa dễ gây viêm vú…
2.2.3.3. Đẻ khó
Bệnh đẻ khó ở lợn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. + Nguyên nhân chủ yếu:
- Do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn chửa, đẻ, ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp. Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ... chúng
30
ta có thể bổ sung vào thức ăn các chất khoáng vi lượng, đa lượng, men, vitamin,acid amin...Sẽ làm cho lợn mẹ tăng sức đề kháng.
- Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn nái khi có chửa không đúng quy trình kỹ thuật. Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài.
- Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hoóc môn kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau: Nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai...
- Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển được. Các cơn co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường, quan sát thấy khi vi phạm chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi bị bệnh làm suy yếu sức khỏe của con mẹ. Cần can thiệp để cứu lợn con và mẹ (Nguyễn Xuân Bình, 2000 [2]).
+ Phòng và điều trị
- Cần chọn giống lợn hậu bị đúng kỹ thuật về ngoại hình, lợn có hình nêm (phía đầu nhỏ, phía sau to dần). Cần loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp và lợn nái quá già cần loại thải. Ngăn chuồng cho lợn nái đẻ riêng biệt, yên tĩnh và giữ vệ sinh. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn đẻ. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng giúp cho quá trình tiết hoóc môn phù hợp với từng giai đoạn.
2.2.3.4. Bệnh sót nhau
+ Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sót nhau xảy ra trên đàn lợn sinh sản của chúng ta bởi các nguyên nhân. - Do khẩu phần ăn của lợn nái giai đoạn mang bầu thiếu dinh dưỡng: Protein, khoáng, vitamin trong thời gian dài làm cho cơ thể gầy yếu, nên khi đẻ xong không còn đủ sức đẩy nhau ra bên ngoài.
31
- Khẩu phần ăn của lợn nái giai đoạn cuối quá nhiều so với tiêu chuẩn, lợn nái quá mập, thai quá to, dẫn đến đẻ khó.
- Lợn nái mang nhiều thai (15-17 con), khi rặn đẻ bị kiệt sức nên không đủ sức rặn đẩy nhau ra ngoài.
- Lợn nái bị mắc các chứng bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa mãn tính, dẫn đến nái bị suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu.
- Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung trước khi đẻ. - Lợn nái bị rối loạn nội tiết tố sinh dục.
- Do công tác đỡ đẻ xử lý vội vàng làm cho nhau thai bị đứt sót lại trong tử cung: Lợn con vừa mới sinh ra đã dùng tay kéo mạnh ra bên ngoài, nhau thai vừa mới nhú một tí ra khỏi mép âm hộ đã vội vàng dùng tay kéo ra
- Lợn nái quá già (> 8 lứa) sức khỏe không còn được dẻo dai nên khi đẻ bị đuối sức, tử cung co bóp yếu, không đẩy được nhau ra bên ngoài.
+ Triệu chứng lâm sàng
- Quan sát số lượng lợn con sinh ra và số lượng bánh nhau chúng ta sẽ biết được lợn nái đã ra hết nhau hay chưa: Mỗi con có 1 bánh nhau, mỗi bánh nhau có 1 cuống nhau.
- Sau khi lợn nái sinh được khoảng 5-7 giờ, nhưng nhau vẫn chưa ra hết thì xác định là lợn nái đẻ sót nhau.
- Biểu hiện của nái sót nhau: Nái bứt rứt không yên, rặn nhiều, có thể không cho lợn con bú sữa. Mép âm hộ có dịch màu hồng chảy ra. Lợn nái mệt mỏi, ăn uống kém, sốt cao 41 - 420C, cơ thể ửng đỏ, khó thở, vú căng cứng. Giai đoạn sau dịch viêm chảy ra nhiều, có màu đen lẫn máu, mùi tanh hôi lẫn các bánh nhau bị phân hủy.
+ Cách phòng bệnh
- Chăm sóc nái mang thai tốt, đặc biệt là thời kỳ chửa cuối (84 - 114 ngày), với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng (protein, khoáng chất, vitamin)
32
- Kịp thời điều trị các chứng bệnh có liên quan đến giảm trương lực cơ trơn co bóp tử cung, tổn thương vùng chậu, đau chân, bệnh đẻ khó.
- Đối với các trang trại có quy mô lớn và trung bình cần quan tâm kỹ đến cơ cấu đàn: Nên loại bỏ sớm các nái già sức khỏe yếu (>9 lứa).
- Quan tâm kỹ hơn đến khâu đỡ đẻ: Vệ sinh sạch sẽ lợn nái trước, trong và sau khi đẻ.
- Đối với nái già > 6 lứa, sau khi đẻ được khoảng 8-10 con mà sức rặn yếu thì chúng ta nên bổ sung thêm 2ml Oxytocine/nái để kích thích co bóp tử cung.
- Đối với nái đẻ bình thường: Cho nái đẻ tự nhiên, không vội vàng can thiệp (dùng tay lôi, kéo khi lợn con chưa đứt dây rốn), thay vào đó chúng ta có thể dùng kéo cắt đứt dây rốn trong trường hợp dây rốn dài và nhiều thai ra