Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngành chăn nuôi lợn là một bộ phận quan trọng cấu thành của ngành chăn nuôi Việt Nam, cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc quan tâm, đầu tư, nghiên cứu vào lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu việt nam đã đem đến nhiều nghiên cứu thiết thực, hữu ích để giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi, nắm bắt cách chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và
33
điều trị cho đàn lợn nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế. Một trong các nghiên cứu đó là:
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [21], kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung. Trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8.
Theo Nguyễn Văn Điền (2015) [9], đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15 % 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao.
Theo Nguyễn Thiện và cs, (2006) [24], đối với nái có chửa phải được chăm sóc đặc biệt, vì lúc này là thời kỳ “trồng cây sắp đến ngày hái quả”. Mục tiêu chăm sóc thời kỳ này cần đạt được: Bào thai trong bụng lợn mẹ phải phát triển bình thường, không xảy ra chết thai trong bụng do đó cần:
- Lợn luôn vận động nhẹ nhàng. - Chuồng nuôi không trơn trượt. - Một nái nên ở một ô.
- Trước khi đẻ 7 ngày cần tắm rửa chuyển sang ô chờ đẻ. - Trước đẻ 2 ngày cần giảm khẩu phần ăn.
Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [18], năng lượng trong sữa đầu cao hơn trong sữa thường khoảng 20%. Điều này rất quan trọng đối với lợn con vì chúng rễ bị mất nhiệt do có rất ít năng lượng dự trữ, lớp mỡ dưới da mỏng và có ít lông bao phủ không có khả năng cách nhiệt.
Theo Lê Hồng Mận (2006) [15], sự hao mòn cơ thể lợn mẹ thường là 10 - 20% tùy vào lứa đẻ, số lượng lợn con, thời gian cai sữa và sự chăm sóc nuôi dưỡng. Nuôi lợn nái thời kỳ nuôi con cần phải có thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng và thức ăn cho lợn con tập ăn sớm. Cai sữa sớm cho lợn
34
con để cơ thể mẹ giảm hao mòn, nhanh động dục, tăng lứa đẻ và đẻ nhiều con . Khi lợn mẹ gầy yếu nên bỏ qua một chu kỳ động dục để vỗ béo bổ sung dinh dưỡng, hồi phục cơ thể.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (2002) [14], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn
Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ
do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.
Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [7], đã nghiên cứu và cho biết, ở các tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy cao (26,98% - 38,18%).
Theo Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [3], phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là 31,1% và tỷ lệ chết chiếm 23,4%. Phương thức chăn nuôi công nghiệp tỷ lệ mắc là 33,8% và tỷ lệ chết chiếm 21,5%.
Theo Đỗ Kim Chung và cs, (2009) [4]. Trình độ người lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc hiệu quả chăn nuôi và khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi.
Theo Lê Văn Lãnh và cs, (2012) [13], bệnh suyễn lợn hay “Dịch viêm phổi địa phương ở lợn” (Enzootic pneumonia) là bệnh truyền nhiễm mãn tính ở lợn. Tỷ lệ chết không cao nhưng bệnh gây ra thiệt hại lớn trong nghành chăn nuôi lợn làm giảm tốc độ tăng trọng và gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh kế phát, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp.
Theo Bùi Tiến Văn (2015) [26], một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, samonella sp, shigela, Klebsiella, C. pefringens… Đó là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa ở người và nhiều loài động vật.
Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [25], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa Xuân và thấp nhất vào mùa Thu.
35
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thacker E. (2016) [33] cho biết: Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là mầm bệnh chính gây dịch viêm phổi địa phương ở lợn và được quan tâm đến như là một nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở lợn.
Nhiều kết quả nghiên cứu của Winters và cs (1978) đã chứng minh, lợn lai khác giống lợn thuần chủng về số lợn con nuôi sống và vỗ béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng thấp hơn.
Theo Bilkei (1994) [1], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: Sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25 g, penicillin 500.000UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + VTM C (Smith và cs, 1995) [32].
Theo (Smith và cs, 1995) [32], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.
36