Phòng bệnh cho lợn con bằng phương pháp dùng thuốc

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tân thái, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)

Loại lợn Thời điểm phòng bệnh Bệnh được phòng Loại vắc-xin, thuốc Liều dung (ml) Đường sử dụng Số con sử dung (con) Số con an toàn (con) Tỷ lệ (%) Lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 1 ngày

tuổi Tiêu chảy, tăng đề kháng, thiếu

A,D3,E

Colistin+ men tiêu hóa

E.lac

Pha 1ml/co

n

Uống 2193 2193 100 Vit ADE 0,2ml Tiêm

bắp 2193 2193 100 2 ngày tuổi Thiếu sắt ,cầu trùng Iron dextran 20%(fe) 0,2ml Tiêm bắp 2193 2193 100 Vicox (toltrazuril) 1ml Uống 2193 2193 100 7 ngày Virus Suyễn

(mycoplasma)

G-Myco pig

vac 2ml

Tiêm

bắp 2134 2134 100 13 ngày Virut circo (Còi

cọc,viêm da) Circo pig vac 2ml

Tiêm bắp 2105 2105 100 19 ngày Virus Suyễn(mycopla sma) G-myco pig vac 2ml Tiêm bắp 1989 1989 100

Việc phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn lợn là điều quan trọng nhất quyết định sự phát triển và bảo vệ vật nuôi khỏi các bệnh nguy hiểm cho đàn lợn.

Theo bảng 4.6a và 4.6b cho thấy,.... Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn ở trại là rất khoa học, hợp lý phù hợp với tính chất của trại và tình hình dịch tễ trong khu vực... Trại dùng vắc-xin tả lợn, vắc-xin tai xanh, vắc- xin giả dại và vắc-xin lở mồm long móng để phòng bệnh cho đàn lợn nái mang thai với tổng đàn 207 đạt 100%, ngoài ra trại còn định kỳ sử dụng

47

kháng sinh Doxycillin phòng các bệnh về phổi và tiêu hóa cho lợn khi điều kiện khí hậu nóng lợn có tỷ lệ mắc cao; Đối với 189 lợn nái đẻ, trại sử dụng thuốc Dufamox-g, Diclofenac, Hanporst để tiêm để phòng bệnh và chống viêm. Ngoài ra nái còn được truyền bổ sung muối, đường và vitamin để nâng cao sức đề kháng, hồi phục sức khỏe. Trước cai sữa 7 ngày tiêm phòng vắc-xin chống khô thai, trong thời gian nuôi con nái được tiêm bổ sung ADE. Số nái được phòng bệnh điều an toàn với tỷ lệ 100%.

Lợn con của trại cũng được chăm sóc rất cẩn thận. Ngay khi đẻ ra 2193 lợn con sơ sinh sau 6 - 12 giờ được mài nanh, cắt đuôi đồng thời cho uống kháng sinh chống đi ỉa và men tiêu hóa, tiêm bổ sung ADE, ngày thứ 2 lợn con được tiêm chế phẩm của sắt và uống thuốc trị cầu trùng. Ngày 7 với số lượng lợn con là 2134 con được tiêm vắc-xin suyễn phòng bệnh suyễn do Mycoplasma gây nên, ngày 13 số lợn con là 2105 được tiêm vắc-xin Crico chống còi cọc và viêm da, ngày 19 với số lợn con là 1989 con được tiêm nhắc lại vắc xin suyễn. Đàn lợn con được phòng với tỷ lệ an toàn 100%.

4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

4.5.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã được trực tiếp theo dõi tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Tên bệnh

Số nái theo dõi (con)

Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bệnh viêm tử cung 94 7 7,44 Bệnh viêm vú 94 3 3,19 Bệnh đẻ khó 94 8 8,51 Bệnh sót nhau 94 4 4,25

48

Kết quả bảng 4.7 cho thấy,….Tình hình mắc bệnh trên 94 con lợn nái sinh sản của trại được em trực tiếp theo dõi và chăm sóc tương đối thấp. Bệnh xảy ra nhiều nhất là bệnh đẻ khó với tỷ lệ mắc 8,51% nguyên nhân chủ yếu là do lợn già yếu ít vận động, các cơ co bóp yếu, thai lợn quá to nên ảnh hưởng đến sinh sản của lợn. Bệnh viêm tử cung cũng chiếm tỷ lệ mắc 7,44% cao thứ 2 do trong quá trình chăm sóc và phối giống lợn, lợn bị tổn thương âm đạo và tử cung. Chuồng nuôi quá nóng cũng gây viêm tử cung ở lợn. Bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ là 3,19% xảy ra do lợn bị tắc sữa, ứ sữa, nái bị sốt hoặc lợn con cắn vú mẹ gây tổn thương gây nên bệnh viêm vú. Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và mài nanh lợn con đúng kỹ thuật, khi đỡ đẻ nên cố định núm vú cho lợn con để lợn con bú đều vú mẹ.

Bệnh sót nhau chiếm 4,25% sảy ra do nái chửa mang nhiều thai, nái yếu không đủ sức dặn con ra ngoài hoặc lợn quá mập dẫn tới đẻ khó, các thao tác đỡ đẻ vô ý làm nhau thai bị đứt sót lại trong tử cung.

4.5.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã được trực tiếp theo dõi tình hình điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

49

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tân thái, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)