Quá trình tạo động lực làm việc sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 26 - 28)

1.2. Tạo động lực làm việc sáng tạo

1.2.3. Quá trình tạo động lực làm việc sáng tạo

Nhu cầu được hiểu là sự không đầy đủ về vật chất hay tinh thần mà làm cho một số hệ quả (tức là hệ quả của việc thực hiện nhu cầu) trở nên hấp dẫn.

Nhu cầu không được thoả mãn tạo ra sự căng thẳng và sự căng thẳng thường kích thích những động cơ bên trong các cá nhân. Những động cơ này tạo ra một cuộc tìm kiếm nhằm có được các mục tiêu cụ thể, nếu đạt được sẽ thoả mãn nhu cầu này và quá rình thực hiện mục tiêu dẫn đến giảm căng thẳng.

Người lao động được tạo động động lực thường ở trong tình trạng căng thẳng. Để làm dịu sự căng thẳng này, họ tham gia vào hoạt động. Mức độ căng thẳng càng lớn thì càng cần phải làm việc để làm dịu căng thẳng.

Sơ đồ 1.3: Quá trình tạo động lực ( Vũ Quang Hưng, “Tạo động lực lao động tại

Công ty Bảo Việt Sơn La”, 2010”)

Như vậy, khi nghiên cứu về động lực và các cách thức tạo động lực cho người lao trong một doanh nghiệp ta không chỉ nên chú ý đến những việc mà người lãnh đạo doanh nghiệp tác động đến người lao động mà còn cần phải lưu ý đến yếu tố bản thân người lao động và các yếu tố thuộc về môi trường mà doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng và bị chi phối.

- Con người được động viên khi anh ta có khả năng thực hiện được những ý định của mình.

- Con người được kích thích mỗi khi ứng xử của mình được đánh giá đúng thông qua những lời khen ngợi (khi có kết quả tốt) hoặc xử phạt (khi không đạt yêu cầu).

- Để một người được động viên lâu dài, anh ta cần phải được động viên thường xuyên.

- Con người thường hay bị chán nản khi nhận những lời chê bai về bản thân hoặc về cách cư xử mà anh ta không thay đổi được (hoặc không biết nên thay đổi như thế nào).

- Không có nguồn động viên nào lớn hơn là vượt qua khó khăn để đạt được một mục tiêu tự định ra cho mình.

Để có thể xem xét kỹ hơn về tạo động lực và cách thức tạo động cho người lao động ta có thể nghiên cứu một số mô hình tạo động lực khác nhau để từ đó đưa ra một số kết luận nhằm vận dụng vào tổ chức, doanh nghiệp một cách có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

NHU CẦU KHÔNG ĐƯỢC THOẢ MÃN TÌM CÁCH THOẢ MÃN NHU CẦU CÁC ĐỘNG CƠ NHẮM TỚI ĐÍCH NÀO ĐỐ KẾT QUẢ THỂ HIỆN CỦA HÀNH ĐỘNG ĐƯỢC KHEN THƯỞNG, BỊ PHẠT ĐÁNH GIÁ LẠI MỨC ĐỘ THOẢ MÃN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)