1.2.2.1. Thuế
Thuế hay thu Ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước.
Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Các sắc thuế khi phân loại theo hình thức thu sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu: thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một. Ví dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, tài sản.... Thuế đánh lên thu nhập hoặc tài sản với kỳ vọng rằng người bị thu thuế sẽ thực sự là người bị mất sức mua; Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối
được thu từ nhà sản xuất, người bán hàng với kỳ vọng chúng sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng. Thuế này chuyển sức mua khỏi người tiêu dùng cuối cùng bằng cách tạo khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho nhà sản xuất và giá bán.
Các loại thuế hiện hành của Việt Nam: Thuế giá trị gia tăng, thuết xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập danh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà, đất, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp…
Đối tượng tính thuế: mỗi loại thuế có đối tượng riêng khác nhau như: đối tượng của thuế xuất, nhập khẩu là thuế áp dụng với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới; đối tượng của thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe; đối tượng của thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
Thuế suất: Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Thuế suất có các loại: thuế suất lũy tiến, thuế suất tỉ lệ thuận, thuế suất cố định tuyệt đối, thuế suất luỹ thoái. Thuế suất luỹ tiến là việc đánh thuế suất cao hơn khi có thu nhập tăng hoặc giá trị tài sản chịu thuế tăng. Thuế suất tỉ lệ thuận là việc đánh thuế với thuế suất như nhau trên tất cả các khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Thuế suất cố định tuyệt đối là thuế suất quy định bằng số tiền tuyệt đối cho một hoạt động có thu nhập hoặc một đối tượng chịu thuế. Thuế suất luỹ thoái là việc đánh thuế với thuế suất giảm khi có thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế tăng.
Điều chỉnh thuế: Trong số các giải pháp về tài chính thì việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế quan đã được minh chứng là có hiệu quả nhất trong
việc kiềm chế lạm phát và bình ổn giá cả. "Độ trễ" của chính sách này được chứng minh là rất ngắn. Giải pháp này thường phát huy tác dụng ngay sau khi chính sách được ban hành. Với bản chất là một sắc thuế gián thu, gánh nặng thuế chủ yếu do người tiêu dùng chịu, việc điều chỉnh thuế suất sẽ tác động tức thời đến giá bán của các mặt hàng này trên thị trường. Khi giá của một số hàng hoá tăng, giải pháp của Chính phủ nhiều nước sử dụng đầu tiên là giảm thuế suất một cách phù hợp. Ngược lại, đối với hàng hoá Nhà nước cần quản lý giá điều tiết về quan hệ cung cầu như xăng dầu, khi giá giảm thì việc tăng thuế cũng được xem là giải pháp hữu ích. Việc này góp phần thực hiện được nhiều mục tiêu khác bên cạnh việc bình ổn giá như tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, thực hiện chính sách phân phối và điều tiết tiêu dùng một cách phù hợp.
Cơ sở tính thuế (tax base): yếu tố này xác định rõ thuế được tính trên cái gì. Tuỳ theo mục đích và tính chất của từng sắc thuế, cơ sở thuế có thể là các khoản thu nhập nhận được trong kỳ tính thuế của một tổ chức, cá nhân nào đó (ví dụ, cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ); Cơ sở thuế có thể là tổng trị giá hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ nếu là thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ (ví dụ, cơ sở tính thuế doanh thu là tổng doanh thu nhận được trong kỳ tính thuế; cơ sở tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá sản xuất trong nước là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng...).
1.2.2.2. Chi tiêu Chính phủ
Là các khoản chi của Chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng chẳng hạn như khi Chính phủ bỏ tiền vào phát triển đường xá, trường học, quân sự, v.v... Chi tiêu Chính phủ là một thành phần quan trọng của tổng cầu. Kinh tế học Keynes cho rằng chi tiêu công có tác dụng thúc đẩy tổng cầu hoặc
kìm hãm tổng cầu thông qua số nhân tài chính. Do đó, nó có vai trò trong việc kiềm chế lạm phát.
Chi tiêu Chính phủ gồm 4 mục chi lớn là: Chi thường xuyên, chi đầu tư, chi bổ sung quỹ dự trữ quốc gia và chi trả phần nợ đến hạn trong năm của Chính phủ đối với các chủ nợ ở trong và ngoài nước.
Trong 4 mục chi trên có 2 mục chi lớn và quan trọng nhất là chi thường xuyên và chi đầu tư, trong đó chi đầu tư mang tính chính sách mạnh, rõ nhất trong việc điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ (được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây):
Bảng 1.1: Phân biệt chi đầu tƣ và chi thƣờng xuyên
Tiêu chí Chi đầu tƣ Chi thƣờng xuyên
Nội dung chi
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chi bổ sung dự trữ nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động sự nghiệp (kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản và các tổ chức chính trị, xã hội; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; các chương trình quốc gia; hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; hỗ trợ cho các tổ chức xã hội nghề
nghiệp theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Tính chất của
khoản chi
Là khoản chi có tính tích luỹ không để tiêu dùng hiện tại có tác dụng tăng trưởng kinh tế, khoản chi không mang tính phí tổn – có khả năng hoàn vốn.
Là khoản chi có tính chất tiêu dùng hiện tại bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự ổn định xã hội, là khoản chi có tính phí tổn. Không có khả năng hoàn trả hay thu hồi.
Hình thức chi
Cấp phát không hoàn lại; chi cho vay. Có thể chi theo dự toán kinh phí hoặc cấp phát theo lệnh chi tiền.
Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự toán.
Nguồn vốn chi
Bao gồm nguồn thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí (thu trong cân đối ngân sách) và cả từ nguồn vốn vay của Nhà nước.
Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí (thu trong cân đối ngân sách).
Dự toán chi
Bao gồm tổng dự toán và dự toán bố trí hàng năm. chi thường vào thời điểm cụ thể nên có kế hoạch chi để bảo đảm nguồn
Chỉ gồm dự toán chi ngân sách trong dự toán chi hàng năm. Chi thường xuyên được thực hiện tương đối đều trong các tháng, quý của năm...
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Chi tiêu Chính phủ là một công cụ rất có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát. Trong thời kỳ lạm phát thấp, để thúc đẩy tăng trưởng Chính phủ có thể gia tăng chi tiêu, đưa vào thị trường một lượng tiền làm cầu hàng hóa tăng từ đó gia tăng sản xuất, giảm thất nghiệp, tiêu dùng trong dân cư cũng tăng vì người dân có nhiều tiền trong tay hơn. Ngược lại, trong thời kỳ lạm phát cao và tăng trưởng nóng, các nhà hoạch định kinh tế có thể xoa dịu nền kinh tế
bằng cách giảm chi tiêu công từ đó giảm nguồn cung tiền vào lưu thông từ đó hạn chế được lạm phát.
1.3. Lạm phát